'Cánh cửa' giúp doanh nghiệp niêm yết hút dòng vốn ngoại

Hứa Phương Thứ tư, 25/09/2024 - 18:02

Quan hệ nhà đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp cùng với việc công bố báo cáo ESG chuẩn mực sẽ giúp các doanh nghiệp niêm yết tiếp cận dòng vốn ngoại.

IR và ESG

Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) một cách bài bản, chuyên nghiệp và công bố báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) là hai “cánh cửa” giúp các doanh nghiệp niêm yết tiếp cận dòng vốn ngoại.

Ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty CP Quản lý quỹ HD (HDCapital) cho rằng, hoạt động IR tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam đang có sự chuyển biến tích cực.

Cách đây khoảng 10 năm có chưa đầy 10% doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn về hoạt động IR thì đến năm 2018 - 2019 tăng lên 40% và năm 2024 đã chạm mốc 60%.

Dù đã cải thiện nhưng theo ông Long, hoạt động IR vẫn có sự phân hóa rõ rệt giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ.

Ở các doanh nghiệp nhỏ, IR thường được giao cho phòng kế toán và tài chính kiêm nhiệm. Dù họ có làm việc chăm chỉ, cố gắng đến đâu cũng không chuyên nghiệp bằng một đội ngũ được đào tạo bài bản về IR.

Các ngành nghề khác nhau cũng có mức độ hoạt động IR khác nhau. Doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thường có hoạt động IR tốt hơn so với lĩnh vực bất động sản hay xây dựng.

Theo ông Long, vẫn còn nhiều thách thức đối với hoạt động IR trong các doanh nghiệp. Đơn cử, chỉ có 10% doanh nghiệp niêm yết cung cấp báo cáo song ngữ, đây là rào cản lớn trong việc tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

Do đó, muốn tiếp cận dòng vốn ngoại thì “cánh cửa” IR ở các doanh nghiệp cần được mở ra một cách chuyên nghiệp.

Ông Long kỳ vọng, việc thực hiện tốt hoạt động IR sẽ thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán. Hiện Việt Nam đã có những bước tiến mới để thúc đẩy quá trình này, chẳng hạn như việc Bộ Tài chính vừa đưa ra thông tư mới liên quan tới ký quỹ trước đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Khi được nâng hạng lên thị trường mới nổi, chứng khoán Việt Nam có thể thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài”, ông Long dự báo và cho biết, thị trường Qatar và UAE đã thu hút được 2 tỷ USD khi được nâng hạng.

Bên cạnh hoạt động IR, việc công bố báo cáo ESG cũng sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng cơ hội tiếp cận dòng vốn ngoại, theo bà Bùi Thị Thao Ly, Giám đốc Trung tâm phân tích Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV).

Gần đây, SSV nhận được nhiều yêu cầu phân tích từ nhà đầu tư, các nhóm nghiên cứu, tổ chức xếp hạng về mức độ cam kết và thực hành ESG tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

Đặc biệt, các nhà đầu tư tổ chức quốc tế đang gặp khó khăn trong việc đánh giá, sàng lọc để lựa chọn cổ phiếu tiềm năng của Việt Nam cho chủ đề đầu tư ESG trong bối cảnh xu hướng đầu tư xanh, đầu tư có trách nhiệm đang ngày càng phát triển.

Cụ thể, theo thống kê tại châu Á (không bao gồm Nhật, Úc, New Zealand), số lượng quỹ ESG tăng rất mạnh kể từ năm 2020, tập trung ở các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... với quy mô tổng tài sản lên đến 58 tỷ USD vào cuối quý II/2024, gấp 10 lần so với một thập kỷ trước.

Tuy nhiên, Việt Nam đang đi sau các nước trong khu vực, với chỉ một quỹ đầu tư ESG. Nguyên nhân khiến lĩnh vực đầu tư xanh của Việt Nam đi sau một số nước trong khu vực là do thiếu dữ liệu ESG.

Số liệu của Bloomberg cho thấy, chỉ có khoảng 3% công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) có dữ liệu ESG để đánh giá. Tỷ lệ này gây ngạc nhiên đối với các nhà đầu tư quốc tế, bởi vì khảo sát của PwC có 44% doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam đã thực hiện cam kết ESG.

Mức độ công bố thông tin ESG cũng chỉ mới đáp ứng được hơn 23% hệ thống các tiêu chí đánh giá với nhiều chỉ tiêu định lượng. Trong đó, mức độ công bố thông tin về môi trường chưa tới 10%, thông tin xã hội 14% và thông tin về quản trị cao nhất khi đạt gần 47%.

Theo Bloomberg Intelligence, tổng tài sản quỹ ESG toàn cầu ước tính lên đến 30 nghìn tỷ USD năm 2022 và dự kiến vượt 40 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

“Chúng tôi tin rằng việc thực hành báo cáo phát triển bền vững, công bố thông tin đầy đủ sẽ gia tăng đáng kể cơ hội cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam tiếp cận các quỹ đầu tư ESG”, bà Ly cho biết.

“Quả ngọt” cho các doanh nghiệp tiên phong

Dù số lượng quỹ đầu tư ESG tại Việt Nam chưa nhiều, nhưng thực tế có những doanh nghiệp niêm yết đi đầu trong việc công bố thông tin phát triển bền vững đã thu hút rất nhiều quỹ đầu tư ESG trên toàn cầu.

Đơn cử, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thu hút được 300 quỹ đầu tư nước ngoài, trong đó có đến 126 quỹ đầu tư ESG.

Ông Đồng Quang Trung, Trưởng ban Quan hệ nhà đầu tư của Vinamilk cho biết, hàng năm công ty vẫn dành nguồn lực để tham gia 10 sự kiện đầu tư thu hút vốn ở các thị trường trọng điểm là Singapore, Anh, Mỹ, Hồng Kông.

Nhà đầu tư quốc tế đang rất quan tâm tới ESG. Vinamilk đã tham gia bảng xếp hạng đánh giá các tiêu chí môi trường (CDP) và được đánh giá tích cực. Ngoài ra, Vinamilk cũng cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu về vĩ mô, ngành cho các nhà đầu tư tổ chức.

Ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc đối ngoại Công ty CP Tập đoàn PAN (PAN Group) cho biết, hành trình “xanh hoá” công ty được bắt đầu từ năm 2012, khi chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.

Dù Việt Nam đứng vị trí cao trong bảng xếp hạng xuất khẩu nông sản, nhưng lại đứng khá thấp về vị trí trong chuỗi giá trị, chất lượng và giá trị gia tăng, đặc biệt là hàng có thương hiệu. Từ thực tế đó, PAN Group đã đặt ra mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp cùng chí hướng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị.

Hiện nay, doanh số xuất khẩu của PAN Group đóng góp 50% tổng doanh thu. Các thị trường của PAN Group có những quy định khá khắt khe đối với chất lượng sản phẩm như châu Âu, Mỹ Canada, Úc, Hàn quốc.

Để đạt được điều đó, PAN Group đã xây dựng quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chí phát triển bền vững.

Mô hình quản trị phát triển bền vững của PAN Group được tổ chức bài bản, với ba cấp: tiểu ban phát triển bền vững trực thuộc HĐQT, ban chỉ đạo phát triển bền vững, và bộ phận phát triển bền vững chuyên trách. Cấu trúc này đảm bảo việc triển khai chiến lược xuyên suốt từ cấp cao nhất đến từng đơn vị thành viên.

Các công ty thành viên của PAN Group cũng được khuyến khích hướng tới phát triển bền vững. Tùy theo trình độ và tình trạng niêm yết, các doanh nghiệp thành viên được yêu cầu phát hành báo cáo phát triển bền vững hoặc có báo cáo nội bộ minh bạch.

PAN Group bắt đầu phát hành báo cáo phát triển bền vững tách biệt từ năm 2015 và đề ra chín mục tiêu riêng, tập trung vào tiêu dùng, sản xuất và chuỗi cung ứng bền vững. Là một trong số ít doanh nghiệp tiên phong phát hành báo cáo phát triển bền vững nên PAN Group đã tiếp cận rất tốt với nhà đầu tư quốc tế.

"Có thể nói, PAN Group đã tương đối thành công trong việc 'xanh hóa' chuỗi cung ứng của mình. Chúng tôi đã trải qua một quá trình bài bản, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức và ngày càng được nhà đầu tư quốc tế nhận nhiều hơn", ông Hiệp cho biết.

Kỳ vọng nâng hạng hút dòng vốn ngoại vào chứng khoán

Kỳ vọng nâng hạng hút dòng vốn ngoại vào chứng khoán

Tài chính -  7 tháng
Dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ mở, ETF tham chiếu theo các bộ chỉ số của MSCI và FTSE được kỳ vọng sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô lớn sau khi được nâng hạng.
Kỳ vọng nâng hạng hút dòng vốn ngoại vào chứng khoán

Kỳ vọng nâng hạng hút dòng vốn ngoại vào chứng khoán

Tài chính -  7 tháng
Dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ mở, ETF tham chiếu theo các bộ chỉ số của MSCI và FTSE được kỳ vọng sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô lớn sau khi được nâng hạng.
Gỡ nút thắt để khơi thông dòng vốn ngoại vào bất động sản

Gỡ nút thắt để khơi thông dòng vốn ngoại vào bất động sản

Bất động sản -  1 năm

Vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam mất đi sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Điểm nghẽn cản trở dòng vốn ngoại vào khu công nghiệp

Điểm nghẽn cản trở dòng vốn ngoại vào khu công nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm

Để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển bất động sản công nghiệp và có thể trở nên thu hút, cạnh tranh hơn các thị trường khác trong khu vực, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, đặc biệt là đường cao tốc, cảng biển nước sâu, nâng chất lượng hệ thống điện nước.

Dòng vốn ngoại đổ vào các startup giáo dục Việt Nam

Dòng vốn ngoại đổ vào các startup giáo dục Việt Nam

Khởi nghiệp -  3 năm

Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục (Edtech) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ lên tới 44,3% trong năm 2018.

'Cánh cửa' giúp doanh nghiệp niêm yết hút dòng vốn ngoại

'Cánh cửa' giúp doanh nghiệp niêm yết hút dòng vốn ngoại

Doanh nghiệp -  3 giờ

Quan hệ nhà đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp cùng với việc công bố báo cáo ESG chuẩn mực sẽ giúp các doanh nghiệp niêm yết tiếp cận dòng vốn ngoại.

Steam for girls: Hành trình của những cô gái đam mê và sáng tạo

Steam for girls: Hành trình của những cô gái đam mê và sáng tạo

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Cuộc thi “Steam for girls - Steam xanh cho nữ sinh 2024” là sân chơi Steam sáng tạo, giúp nữ sinh học hỏi, trải nghiệm và giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước.

UOB: Ngân hàng Nhà nước khó cắt giảm thêm lãi suất

UOB: Ngân hàng Nhà nước khó cắt giảm thêm lãi suất

Tài chính -  5 giờ

Nhóm phân tích của UOB dự đoán NHNN sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5%, bất chấp tác động từ bão Yagi hay đồng VND mạnh lên sau quyết định của Fed.

Hơn 64.000 tỷ đồng chi trả quyền lợi bảo hiểm từ đầu năm

Hơn 64.000 tỷ đồng chi trả quyền lợi bảo hiểm từ đầu năm

Tài chính -  5 giờ

Dự kiến, mức chi trả bồi thường trong năm nay có thể tăng vọt trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi.

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Tiêu điểm -  5 giờ

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Ngành thép “thoát đáy” nhờ tín hiệu từ Trung Quốc

Doanh nghiệp -  8 giờ

Loạt thông tin tích cực từ các chính sách vĩ mô và tín hiệu cung cầu của Trung Quốc - thị trường thép lớn nhất thế giới được giới phân tích kỳ vọng sẽ sớm giúp ngành thép phục hồi mạnh mẽ.

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Quản lý rủi ro: Bài học doanh nghiệp thời biến động

Sổ tay quản trị -  9 giờ

Trong thời điểm tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, quản lý rủi ro tốt sẽ trở thành điểm cộng cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.