Tiêu điểm
Cập nhật COP26, dự thảo Quy hoạch điện VIII mở cơ hội cho điện gió
Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã tính toán phương án thay thế đối với các dự án điện than, đảm bảo cân đối giữa các nguồn điện trên cơ sở phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Mới đây, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII) – quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch ngành quốc gia.
Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá với đa số phiếu nhất trí thông qua Quy hoạch điện VIII.
Tại cuộc họp, TS. Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ, cho biết phiên bản gần nhất có thêm hai kịch bản mới, trong đó có kịch bản chuyển đổi năng lượng để đáp ứng yêu cầu giảm phát thải.
Đây là kịch bản mang tính đột phá, đã tính toán kỹ khả năng các nguồn năng lượng sơ cấp mà Việt Nam có thể tận dụng được.
“Thêm kịch bản nữa là tính toán khả năng nếu nguồn điện thiếu, chậm thì điều hành như thế nào. Đây là điều chỉnh mới và tốt, phù hợp với quan điểm Quy hoạch điện VIII là quy hoạch mở, trong quá trình thực hiện sẽ cập nhật, tính toán, điều chỉnh dựa trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội thực tế ở mỗi giai đoạn”, ông Kiệt cho hay.
Vị này cho biết thêm, quy hoạch đã cập nhật dữ liệu về điện gió gần bờ, xa bờ... nhưng cần có khảo sát, đánh giá riêng, chứ không chỉ cập nhật con số của các tổ chức quốc tế.
Ủy viên phản biện, PGS.TS. Phạm Hoàng Lương đánh giá, việc cập nhật cam kết của Thủ tướng tại Hội nghị COP26 trong dự thảo Quy hoạch điện VIII đã mở cơ hội cho điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi phát triển.
Tuy nhiên, Việt Nam cần sớm quy hoạch không gian biển quốc gia đến năm 2045 về quản lý, khai thác và sử dụng không gian biển cho các hoạt động phát triển kinh tế biển và năng lượng đại dương một cách bền vững.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, quy hoạch đã tính toán phương án thay thế đối với các dự án điện than, các dự án điện khó triển khai.
Quy hoạch lần này cũng cơ bản đảm bảo cân đối giữa các vùng, miền; cân đối giữa các nguồn điện để bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định, trên cơ sở phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời duy trì các nguồn điện khác.
Quy hoạch cơ bản không phát triển hệ thống truyền tải liên miền đến năm 2030, đồng thời mở cho các nguồn nguyên liệu mới như hydro, amoniac...
Không lồng cơ chế chính sách trong quy hoạch
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá Quy hoạch điện VIII bám sát Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045; gắn liền với các cam kết liên quan đến chuyển dịch năng lượng theo tinh thần cam kết tại Hội nghị COP 26.
Tới thời điểm hiện nay, Quy hoạch điện VIII đã đạt được các mục tiêu, khắc phục một số tồn tại trước đây. Tổng quy mô công suất nguồn điện dự kiến phát triển đến năm 2030 khoảng 146.000 MW, giảm khoảng 35.000 MW so với phương án trước, bởi nếu giữ nguyên như trước thì mức đầu tư sẽ lớn, dàn trải.
“Chúng ta cũng thống nhất cao về cơ cấu phân bổ vùng miền, hạn chế truyền tải đi xa. Điều này rất quan trọng bởi với từng ấy sản lượng điện nhưng nếu chuyển từ miền Trung ra miền Bắc để sử dụng thì sẽ lãng phí đường dây, hao hụt…”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó thủ tướng, quy hoạch có sự đổi mới tư duy, cách làm khi liên quan đến lợi ích của các địa phương, doanh nghiệp, với mong muốn giữ lại nhiều dự án.
Tinh thần xây dựng quy hoạch là đặt lợi ích chung lên trên hết, “tiết kiệm hàng chục tỷ USD, việc giảm đầu tư đường dây, giảm chi phí vận chuyển sẽ giúp giảm giá thành điện”.
Sau khi Hội đồng thẩm định thống nhất thông qua Quy hoạch với số phiếu cao, Phó thủ tướng giao Bộ Công thương và các bộ, ngành khẩn trương tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 5/2022.
Phó Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không lồng ghép cơ chế, chính sách trong dự thảo quy hoạch; việc phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.
“Tuyệt đối không được biến quy hoạch thành một nhóm cơ chế, chính sách. Các bộ: Công thương, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ rà soát thật kỹ dự thảo Quy hoạch, dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch của Thủ tướng, đảm bảo không lồng ghép bất kỳ cơ chế, chính sách nào ngoài các quy định hiện hành của pháp luật”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Quy hoạch điện VIII và bài toán cân đối lượng đăng ký ‘khủng’
Quy hoạch điện VIII giảm công suất điện mặt trời
Đây là yêu cầu của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại thông báo kết luận của Văn phòng Chính phủ trong cuộc họp hoàn thiện Quy hoạch điện VIII.
Những điểm nhấn trong Quy hoạch điện VIII
Sự khác biệt đáng chú ý giữa Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh là tỉ lệ nhiệt điện than trong tổng công suất giảm đáng kể.
Dự thảo Quy hoạch điện VIII đang đi vào vết xe đổ?
Các liên minh, tổ chức cảnh báo dự thảo Quy hoạch điện VIII có nguy cơ cao lặp lại bài học thất bại từ Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh.
Cần dũng cảm lựa chọn tương lai trong dự thảo Quy hoạch điện VIII
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp đánh giá bản dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất đang cho thấy nhiều bước lùi, ảnh hưởng tới định hướng phát triển xanh của Việt Nam.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.