Leader talk
Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Trong kỷ nguyên thông minh, Việt Nam chọn khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, chuyển đổi số làm động lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
Điểm đến lý tưởng trong kỷ nguyên công nghệ
Giữa không khí trang trọng của hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ) vừa qua, đại diện các tập đoàn công nghệ và tài chính hàng đầu thế giới đã cùng quy tụ trong một tọa đàm đặc biệt với chủ đề: "Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh".
Tọa đàm được tổ chức bởi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Tập đoàn FPT và VinaCapital, đã tạo cơ hội để các nhà đầu tư toàn cầu lắng nghe câu chuyện về một Việt Nam đầy tiềm năng.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT mở đầu bài phát biểu bằng hình ảnh về một Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ.
Theo ông Bình, đây không chỉ là Việt Nam của quá khứ, mà là một Việt Nam mới, nơi tư duy quản lý đã chuyển thành kiến tạo, khoa học và công nghệ trở thành động lực tăng trưởng hàng đầu.
"Việt Nam đã chọn khoa học công nghệ, đặc biệt là AI, bán dẫn, chuyển đổi số làm động lực quan trọng trong thời gian tới để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số", ông nói.
Những con số ông Bình chia sẻ khiến cả khán phòng chú ý, Việt Nam hiện sở hữu khoảng 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin và 500.000 lập trình viên phần mềm.
Doanh thu từ xuất khẩu phần mềm đã vượt mốc 1 tỷ USD, ngang hàng với những cường quốc công nghệ như Ấn Độ. Nvidia, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã chọn Việt Nam làm "ngôi nhà thứ hai" và cam kết đầu tư mạnh mẽ vào đây.
Không chỉ dừng lại ở nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam còn đang nỗ lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho công nghệ cao, từ nhà máy AI đến hệ thống đào tạo STEM, AI cho học sinh ngay từ tiểu học.
Google, Qualcomm và Schneider Electric đều nhấn mạnh tiềm năng vượt bậc của Việt Nam trong việc trở thành trung tâm công nghệ AI và năng lượng tái tạo của khu vực.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đại diện Chính phủ Việt Nam tại sự kiện, khẳng định Việt Nam đang nỗ lực cải cách môi trường đầu tư để trở thành điểm đến an toàn, hiệu quả và cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, Việt Nam nhận thức rằng công nghệ cao chính là chìa khóa giúp đất nước cất cánh trong kỷ nguyên thông minh.
Doanh nghiệp Việt cất cánh cùng đất nước
Cách xa Davos, tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình vừa giới thiệu chiến lược đầu tư vào năm lĩnh vực tiên phong gồm: AI, bán dẫn, công nghệ ô tô số, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Đây không chỉ là động lực tăng trưởng cho FPT mà còn là cơ hội để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên thông minh.
Nhìn vào câu chuyện của lĩnh vực AI, FPT đã xây dựng một hệ sinh thái AI với hơn 40 sản phẩm, triển khai tại 15 quốc gia. Nền tảng FPT.AI đã giúp hơn 200 doanh nghiệp lớn tăng năng suất 67% và giảm chi phí tới 40%. Những con số này là minh chứng rõ ràng cho tham vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm AI của khu vực.
Trong lĩnh vực bán dẫn, FPT đã có một hành trình 10 năm chuẩn bị. Từ đội ngũ kỹ sư nòng cốt được đào tạo tại Nhật Bản và Mỹ, FPT đã thiết kế chip "Make in Vietnam" tùy biến theo nhu cầu khách hàng.
Với đơn đặt hàng 70 triệu chip từ nay đến 2025 và kế hoạch đào tạo 10.000 nhân lực bán dẫn, FPT đặt mục tiêu đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Câu chuyện không dừng ở đó. Trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, FPT tiên phong trong quản lý carbon, tư vấn chiến lược phát thải và triển khai các dự án khử carbon cho doanh nghiệp.
Điều này không chỉ giúp giảm áp lực môi trường mà còn xây dựng thương hiệu “doanh nghiệp xanh” cho Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
Còn về công nghệ ô tô, hơn 4.000 kỹ sư của FPT đang làm việc với các tập đoàn như Honda, Hyundai và VinFast để phát triển những chiếc xe thông minh, an toàn và thân thiện với môi trường. Đây là bước tiến quan trọng giúp Việt Nam khẳng định vị thế trong lĩnh vực công nghệ ô tô toàn cầu.
Những nỗ lực này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tận dụng tiềm năng trong nước mà còn biết cách vươn ra thế giới, trở thành những người dẫn đầu trong các lĩnh vực mũi nhọn.
Tại Davos, những ánh mắt tò mò và kỳ vọng hướng về Việt Nam. Ở quê nhà, những kỹ sư trẻ đang miệt mài với những sản phẩm đổi mới sáng tạo. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động, một Việt Nam tự tin, sẵn sàng cất cánh trong kỷ nguyên mới, nơi công nghệ không chỉ là công cụ mà còn là đôi cánh đưa cả quốc gia bay cao.
FPT bất ngờ ra mắt 'nhà máy AI' tại Nhật Bản
Công ty trí tuệ nhân tạo của FPT sắp về tay người Nhật
Việc FPT bán cổ phần công ty con cho đối tác Nhật dấy lên làn sóng các tập đoàn ngoại đang để mắt tới lĩnh vực trí tuệ nhân tạo Việt Nam.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Trăn trở của CEO FPT về kỷ nguyên vươn mình
Lãnh đạo FPT kiên định đi theo con đường công nghệ và tin rằng công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển, mà còn đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Schneider Electric: Viết tiếp dấu ấn trong kỷ nguyên mới
Schneider Electric kỳ vọng tiếp tục đồng hành với Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới thông qua giải pháp, công nghệ số hóa, điện hóa và tự động hóa hướng đến thúc đẩy đạt net zero vào năm 2050.
Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng có thể khai thác nhu cầu tài chính xanh, tài chính thương mại, fintech của khu vực ASEAN để tạo lợi thế khác biệt.
Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn
Chủ tịch Viettel đánh giá cao cơ chế thí điểm công nghệ mới, cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, mua các bí mật công nghệ của nước ngoài có trong Nghị quyết 57.
Đâu sẽ là 'đầu tàu' kéo nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
Trong khi xuất khẩu nhiều biến số, chính sách tiền tệ gặp áp lực, đầu tư công và tiêu dùng nội địa được kỳ vọng trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.
'Khoán 10' của thế kỷ 21 và hơn thế nữa
Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, mang tính đột phá và chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
Cân bằng thương mại với Mỹ qua tăng nhập khẩu hàng không và công nghệ cao
Việt Nam mong muốn tăng cường nhập khẩu và hợp tác trong các lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không, công nghệ cao…
Nhóm lĩnh vực, doanh nghiệp hưởng lợi nhất trong 2025
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng phân tích cổ phiếu MBS nhìn nhận, năm 2025 hứa hẹn nhiều biến động cho nền kinh tế Việt Nam, với nhiều yếu tố sẽ định hình tương lai doanh nghiệp.
Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Trong kỷ nguyên thông minh, Việt Nam chọn khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, chuyển đổi số làm động lực đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
Vinhomes lãi hơn 35.000 tỷ đồng
Vinhomes đang tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với tầm nhìn chiến lược và cam kết kiên định về chất lượng và đổi mới.
Vincom Retail lãi ròng hơn 4.000 tỷ đồng
Song song với việc mở rộng quy mô, Vincom Retail tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trung tâm thương mại hiện hữu.
Bất động sản nhà ở 2025 tiếp tục tăng giá
Chung cư, biệt thự, liền kề, đất nền được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2025 do quỹ đất khan hiếm, chi phí đầu tư, đất đai tăng mạnh.
Thêm 422 biệt thự, nhà phố ở Aqua City được mua bán
422 căn biệt thư, nhà phố thuộc khu đô thị Aqua City của Novaland vừa được xác nhận đủ điều kiện mua bán.