Doanh nghiệp
CEO Fundiin: Cơ chế sandbox biến cho vay ngang hàng thành 'mỏ vàng' mới
Ông Nguyễn Ảnh Cường, CEO Fundiin kỳ vọng, sự cởi mở và tiềm năng cơ chế sandbox sẽ mở rộng cho thêm nhiều ngành nghề khác, thay vì chỉ là 3 lĩnh vực như trong Nghị định 94 hiện tại.
Mở "nút thắt" pháp lý
Nghị định 94 tác động thế nào đến các fintech nói riêng và khối các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung, thưa ông?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Đây là dấu hiệu tích cực, đặc biệt với doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ. Bởi sự đổi mới sáng tạo thì thường xuất phát từ các doanh nghiệp này. Cơ chế sandbox của Nghị định 94 cho thấy, những tuyên bố gần đây của Chính phủ không đơn thuần chỉ là lời nói, mà đã hành động mạnh mẽ, cụ thể và quyết liệt.
Như một năm trước, việc Fundiin đã chính thức hợp tác với CIC - Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia đã cho thấy Chính phủ đang cởi mở hơn với các startup, các mô hình đổi mới sáng tạo.
Có vẻ như ông rất đang mong chờ Nghị định 94 đi vào thực tiễn?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Đúng vậy. Tôi được biết, nhiều doanh nghiệp trong nước đã chờ đợi Nghị định 94 tới 10 năm. Riêng Fundiin cũng mong Nghị định này tới 8 năm.
Nghị định 94 ngoài mang ý nghĩa mở “nút thắt” về mặt pháp lý, thì còn mang ý nghĩa nào khác với các startup không, thưa ông?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Chắc chắn rồi, Nghị định 94 còn mang một ý nghĩa rất quan trọng mang lại niềm tin vào tương lai nhiều sự cởi mở hơn về chính sách với khối doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Có thể xem đây là bệ phóng để các startup Việt Nam có cơ hội cạnh tranh lành mạnh và vươn ra quốc tế, khi chúng ta đã đi sau về nền tảng pháp lý cũng đồng nghĩa đi sau về cơ hội thử nghiệm, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm, đi sau về khả năng gia tăng quy mô và đạt lợi thế cạnh tranh theo quy mô so với các đối thủ từ các nước khác.
Thực tế, Fundiin chưa từng công bố ý định hoạt động trong mảng P2P Lending. Vậy doanh nghiệp đang mong chờ điều gì trong Nghị định 94 lần này?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: (cười) Giống như rất nhiều startup hiện nay, điều chúng tôi nhìn vào là sự cởi mở và tiềm năng cơ chế sandbox sẽ mở rộng cho thêm nhiều ngành nghề khác, thay vì chỉ là 3 lĩnh vực trong Nghị định 94 đã nêu.
Sandbox giống như cách mà chúng ta nuôi dưỡng sự đột phá, sáng tạo với các sản phẩm đi trước thời đại, thay vì chờ tới khi Chính phủ điểm mặt, gọi tên những ngành nghề, sản phẩm mới.
Nói như vậy có nghĩa, Fundiin sẽ phải tiếp tục chờ đợi cơ chế sandbox ở những Nghị định khác trong tương lai?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Thực tế hoàn toàn ngược lại. Fundiin ra đời với mục tiêu giải quyết những "nút thắt" cố hữu của thị trường tài chính tiêu dùng, vốn đang bị bó hẹp là sân chơi của chỉ số ít những doanh nghiệp có giấy phép.
Nghị định 94 giống như một cánh cửa giúp không chỉ Fundiin, mà cả các fintech khác tại Việt Nam được có cơ hội cạnh tranh lành mạnh ở thị trường này.

Vai trò của vay ngang hàng
Như vậy, Fundiin sẽ tham gia vào mảng vay ngang hàng?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Về cơ bản, Fundiin đã hợp tác với ngân hàng CIMB làm đối tác giải ngân cho vay. Nhưng để phát triển và mở rộng hơn nữa, việc có thêm pháp lý vững chắc sẽ giúp startup được chính danh hơn, được đánh giá đúng giá trị, bởi người tiêu dùng, các đối tác và xã hội, cũng như giảm được rủi ro pháp lý cho nhà đầu tư.
Fundiin sẽ đưa nghiệp vụ vay ngang hàng vào hoạt động kinh doanh hiện tại như thế nào, khi startup đang định vị mình là mô hình "mua trước, trả sau" (BNPL)?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Mô hình BNPL của Fundiin hiện tại đã khá rõ ràng, mang lại giá trị thiết thực và bền vững. Chúng tôi đã có nền tảng công nghệ, mô hình kinh doanh minh bạch, rõ ràng, hiệu quả, rủi ro thấp để có thể hợp tác với các tổ chức tài chính cung cấp khoản vay, và nếu có thêm các nhà đầu tư cá nhân tham gia cho vay nữa thì mô hình này sẽ cạnh tranh hơn.
Phải chăng Fundiin sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, thưa ông?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Hoàn toàn không. Fundiin sẽ tiếp tục kiên định với mô hình Mua trước trả sau, đó là cho phép người tiêu dùng mua hàng trước, sau đó mới cần trả lại khoản tiền đã chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.
Mô hình này đã đem tới cho khách hàng Việt Nam rất nhiều trải nghiệm tốt. Từ việc Fundiin không có bộ phận thu hồi nợ, không đòi nợ khách hàng, cho tới việc Fundiin không có lãi mẹ đẻ lãi con, thiết lập trần phí phạt quá hạn cho khách hàng không vượt quá 25% giá trị khoản trả sau trong mọi trường hợp.
Nếu đưa thêm hoạt động vay ngang hàng vào Fundiin, chúng ta sẽ hình dung mô hình này ra sao?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Như tôi chia sẻ, Fundiin chắc chắn sẽ không thay đổi. Điểm thay đổi duy nhất là chúng tôi sẽ có thể đa dạng các bên cho vay, khi không chỉ có bên cho vay là tổ chức tài chính, mà có thêm bên cho vay là các nhà đầu tư cá nhân.
Ông có thể đánh giá những tác động tới hoạt động kinh doanh của Fundiin nếu bổ sung thêm mảng vay ngang hàng?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Nhìn chung là sẽ rất tích cực. Về phía cho vay là nhà đầu tư cá nhân, họ có thể xem Fundiin là một kênh cung cấp loại tài sản đầu tư mới có lợi suất hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm, cũng như giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư để đạt được các mục tiêu đầu tư riêng của từng cá nhân.
Còn về phía người tiêu dùng, họ sẽ được tiếp cận kênh cho vay có nguồn vốn đa dạng hơn, chi phí thấp hơn so với các kênh truyền thống khác. Và Fundiin sẽ đứng ở vai trò trung gian tối đa trải nghiệm tiện lợi, minh bạch và an toàn cho cả hai phía.

Phân hóa thị trường tài chính tiêu dùng
Theo ông, việc có cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng sẽ thay đổi thị trường tài chính tiêu dùng ra sao trong thời gian tới?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Cho vay ngang hàng sẽ mang lại một số điểm tích cực cho thị trường tài chính tiêu dùng. Một là giúp mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho nhóm dưới chuẩn ngân hàng, hoặc chưa được phục vụ tốt bởi các tổ chức tài chính truyền thống, nhờ đa dạng hóa thêm nguồn vốn từ nhà đầu tư cá nhân hơn là chỉ phụ thuộc vào ngân hàng hoặc công ty tài chính.
Hai là giúp người vay có lãi suất cạnh tranh hơn với những kỳ hạn đa dạng được cá nhân hóa. Nhìn chung P2P Lending sẽ định hình lại lĩnh vực tài chính tiêu dùng tích cực hơn, cải thiện vấn đề tài chính toàn diện, mang lại những giá trị gia tăng mới cho người tiêu dùng.
Điều này có làm giảm đi vai trò của các ngân hàng, các công ty tài chính trong nền kinh tế không, thưa ông?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Rất khó để đánh giá ngay những tác động của mô hình vay ngang hàng với các định chế tài chính truyền thống. Nhưng chắc chắn một điều là vai trò của các ngân hàng sẽ luôn ở vị trí quan trọng nhất, là mạch máu với nền kinh tế.
Vai trò của fintech sẽ là cánh tay nối dài giúp lấp đầy những khoảng trống mà các ngân hàng chưa thể, hoặc chưa quan tâm đến, góp phần cải thiện vấn đề tài chính toàn diện tại Việt Nam. Fintech cũng sẽ là lá cờ đầu, là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Liệu sẽ có sự cạnh tranh ở đây không, thưa ông? Bởi thực tế tại Việt Nam từng cho thấy, fintech làm được ví điện tử, thì ngân hàng cũng có ứng dụng ngân hàng số?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: Mối quan hệ giữa fintech và ngân hàng là mối quan hệ thú vị, vừa hợp tác, bổ trợ nhau, nhưng đôi khi lại vừa cạnh tranh, thúc đẩy nhau đổi mới phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định cạnh tranh là tốt.
Nếu không có fintech đi đầu làm ví điện tử, hay QR thì tốc độ số hóa lĩnh vực ngân hàng liệu có thể nhanh chóng và toàn diện như hiện nay? Và người được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng, doanh nghiệp, và cả xã hội.
Sự cạnh tranh mà ông nhắc tới có phải con số hơn 100 công ty P2P Lending từng hoạt động được thống kê bởi NHNN?
CEO Nguyễn Ảnh Cường: (cười) Đó có lẽ là số liệu từ 2-3 năm trước. Thời điểm này, theo tôi được biết, rất ít công ty P2P Lending bài bản còn hoạt động. Phần vì các fintech này hoạt động không hiệu quả, phần vì không thể huy động đủ nguồn lực để duy trì khi pháp lý chưa rõ ràng.
Nhưng với cơ chế sandbox của Nghị định 94, tôi tin sẽ có một vài “tay chơi” cũ quay trở lại đường đua, chưa kể sẽ có thêm cả những “tay chơi” mới nhiều tiềm lực. Điều này hứa hẹn về một thị trường cho vay ngang hàng nói riêng và fintech nói chung sẽ rất hấp dẫn tại Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
CEO Tima: Tín dụng đen 'đội lốt' cho vay ngang hàng sẽ sớm bị loại bỏ
Fundiin tham gia mảng trả góp
Fundiin đã hợp tác chiến lược cùng ngân hàng CIMB Việt Nam nhằm tiến vào mảng trả góp, với tỷ lệ duyệt hồ sơ cao, cùng chi phí lãi suất tối ưu.
Hâm nóng thị trường mua trước trả sau
Tại Việt Nam, BNPL hiện là cuộc chơi giữa các startup cả ngoại và nội như: Kredivo, MoMo, Fundiin, NextPay hay Wowmelo, Movi, Lit và rộng hơn, đây cũng là sân chơi của các công ty tài chính như: LotteFinance, FE Credit, Home Credit…
Quỹ Nhật chuộng rót vốn vào các startup Việt Nam
Tại Việt Nam, Genesia Ventures đã đầu tư vào 12 công ty startup khác nhau, bao gồm những cái tên đình đám một thời như: Luxstay, Homedy, Fundiin, eDoctor, BuyMed, hay gần đây là: M Village, Rootopia và Wareflex.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
Lợi nhuận của Vinaconex được dự báo sẽ tăng mạnh nếu thoái vốn thành công khỏi Vinaconex ITC - chủ đầu tư siêu dự án Cát Bà Amatina.
'Đầu tàu' Waterpoint dẫn dắt đà tăng trưởng của Nam Long
Nam Long đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số tích cực trong thời gian qua, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ tại các tỉnh vệ tinh TP.HCM.
Giá heo tăng mạnh, lợi nhuận Dabaco 'bay xa'
Dabaco được dự báo sẽ đạt lợi nhuận sau thuế ở quanh mức 500 tỷ đồng trong quý II/2025, qua đó hoàn thành kế hoạch năm 2025 chỉ trong hai quý đầu năm.
Phát Đạt tiếp tục tái cơ cấu danh mục đầu tư, kỳ vọng lãi gấp 5 lần
Phát Đạt cho biết đang có quỹ đất lên tới 1.000ha tại tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM nên kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi các địa phương này sát nhập.
Không muốn gắn mác 'cầm đồ' khi lên sàn, F88 đẩy mạnh bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng
Dự kiến, cổ phiếu F88 sẽ được giao dịch trên sàn UpCom từ quý III/2025 và trở thành công ty tài chính thay thế đầu tiên lên sàn chứng khoán.
VinFast hợp tác với myTVS tạo mạng lưới hậu mãi toàn diện tại Ấn Độ
VinFast hợp tác chiến lược với myTVS hướng tới thiết lập 120 xưởng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng tại Ấn Độ.
Bài toán 'mua ô tô phải có chỗ đỗ xe' nhìn từ kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới
Từ Tokyo, Singapore đến Hà Nội, TP.HCM, chỗ đỗ xe đang trở thành yếu tố quyết định không chỉ trong việc sở hữu ô tô mà còn là tiêu chuẩn mới trong đầu tư bất động sản.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
Lợi nhuận của Vinaconex được dự báo sẽ tăng mạnh nếu thoái vốn thành công khỏi Vinaconex ITC - chủ đầu tư siêu dự án Cát Bà Amatina.
Nguy cơ bong bóng cận kề khi giá bất động sản liên tục leo thang
Giá bất động sản tăng phi mã, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, khiến người nghèo gần như vô vọng trong việc tiếp cận nhà ở.
Bất động sản TP.HCM dậy sóng với Blanca City: 1.769 booking được ghi nhận
Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) ngày 29/6 đón gần 2.000 khách hàng tham gia sự kiện giới thiệu dự án thành phố trắng bên đại dương Blanca City tại TP.HCM. Lượng khách bùng nổ và không khí giao dịch sôi động tiếp tục khẳng định sức hút từ đô thị biển của Sun Group trong bối cảnh bất động sản Vũng Tàu bứt phá mạnh mẽ.
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt đảo châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Kết hợp với hệ tiện ích wellness chăm sóc sức khỏe cao cấp, Đảo châu Âu trở thành biểu tượng wellness Island đầu tiên tại miền Trung nói chung, Nghệ An nói riêng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chương trình ưu đãi “chuyển tiền toàn cầu – quà tặng đẳng cấp” với cơ hội trúng thưởng loạt quà tặng giá trị, hấp dẫn.