Tạo cơ chế thử nghiệm kinh tế tuần hoàn
Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến về dự thảo đề cương Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Vướng mắc về pháp lý cũng như về tư duy đang là những điểm nghẽn cản trở ngành chăn nuôi ứng dụng kinh tế tuần hoàn.
Trên trang trại tỷ USD của Tập đoàn TH tại “thủ phủ bò sữa” Nghệ An, chu trình khép kín là một phần không thể thiếu trong chuỗi giải pháp chăn nuôi bò sữa chất lượng cao, ít phát thải. Từ mô hình này, dòng sữa tươi sạch, an lành, giàu dinh dưỡng đã được Tập đoàn TH đưa đến tay người tiêu dùng.
Đi sâu về phía Nam, đến với trung tâm sản xuất nông nghiệp của cả nước và khu vực - Đồng bằng sông Cửu Long, mô hình lúa - tôm tận dụng nước lợ, tận dụng phụ phẩm còn sót lại trong đất và nước từ quá trình trồng lúa để nuôi tôm sạch đã là cứu cánh của nhiều nông hộ trước biến đổi khí hậu. Ở những vùng nông thôn miền Bắc, mô hình tương tự là lúa - cá cũng được áp dụng, đem lại kết quả khả quan.
Điểm chung của các mô hình chăn nuôi nói trên là đều đang ứng dụng hiệu quả triết lý của mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải phát sinh, đem lại giá trị cao. Đây là minh chứng quan trọng cho thấy áp dụng kinh tế tuần hoàn vào nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng là xu thế tất yếu và đem lại lợi ích thiết thực.
Thực tế, canh tác nông nghiệp truyền thống từ trước khi có sự xuất hiện của những sản phẩm, chế phẩm hóa học, vẫn dựa trên những nguyên lý cơ bản của kinh tế tuần hoàn, đơn cử như việc tận dụng phế phẩm chăn nuôi làm phân bón, tận dụng phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sau này, từ những năm 1980, mô hình vườn – ao – chuồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho các nông hộ, cũng được đánh giá là hình thức sơ khai của kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Nói về những lợi ích ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi, TS. Võ Trọng Thành, đại diện Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành trồng trọt lại phải nhập khẩu đến 60% lượng phân bón, gây ra rủi ro rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn giá cả nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới tăng cao như vừa qua. Tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ của ngành trồng trọt cũng chỉ đạt chưa đến 25%.
Trong khi đó, chỉ tính riêng năm 2021, ngành chăn nuôi tạo ra hơn 62 triệu tấn chất thải rắn và hơn 300 triệu tấn chất thải lỏng, gây nhiều ảnh hướng đến môi trường. Trong đó, đa phần là chất thải hữu cơ, có nhiều tiềm năng xử lý làm phân bón phục vụ trồng trọt. Nói cách khác, Việt Nam đang lãng phí rất lớn nguồn nguyên liệu nông nghiệp đến từ phụ phẩm chăn nuôi.
Trong bối cảnh các tiêu chuẩn về bền vững, bao gồm giảm phát thải, canh tác theo phương thức hữu cơ đang trở thành điều bắt buộc đối với nông sản, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu, kinh tế tuần hoàn là giải pháp đặc biệt quan trọng để gỡ nút thắt phát triển ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Rào cản triển khai chăn nuôi tuần hoàn
Thừa nhận tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn ứng dụng trong chăn nuôi, theo ông Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm thông tin, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, một trong những điểm nghẽn của áp dụng kinh tế tuần hoàn là nhận thức vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng, đặc biệt ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã còn sơ khai.
Cụ thể, bà Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhìn nhận, tư duy cũ vẫn coi phụ phẩm là rác thải, chưa coi đó là tài nguyên, vì vậy nhiều nông hộ, doanh nghiệp không quan tâm đến việc xử lý dể tiếp tục làm đầu vào.
Bên cạnh đó, tâm lý e ngại rủi ro khi thực hiện các mô hình tái chế, chế biến phụ phẩm quy mô lớn cùng khung pháp luật chưa hoàn thiện cũng là những nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi chậm áp dụng kinh tế tuần hoàn.
Đồng quan điểm rằng quy định pháp lý chưa rõ ràng, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, lấy ví dụ, việc chế biến phụ phẩm đang vướng phải quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đơn cử như việc thu mua phế phẩm như bã mía, thân cây, cành cây để làm thức ăn chăn nuôi, khâu vận chuyển rất khó vì phế phẩm được coi là chất thải. Khó khăn tương tự xảy ra khi vận chuyển chất thải chăn nuôi để chế biến làm phân bón cho cây trồng.
Hay như việc xử lý xác vật nuôi bị nhiễm bệnh dịch bằng việc chôn lấp, vừa tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, vừa lãng phí nguồn nguyên liệu khi có thể xử lý nhiệt để tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Giải pháp
Nhìn nhận tiềm năng của mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, ông Thành đưa ra giải pháp để gỡ những nút thắt chăn nuôi tuần hoàn, đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế, chính sách, chuẩn hóa các quy định về xử lý, tái sử dụng phụ phẩm làm nguyên liệu đầu vào. Đây cũng là một trong những mục tiêu được Bộ Nông nghiệp và nông thôn xác định trong định hướng phát triển ngành chăn nuôi.
Về nguồn lực, ông Thành cho rằng phải thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ để tìm ra giải pháp mới hiệu quả, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
Bên cạnh đó, những mô hình thí điểm có nhiều tiềm năng cần được ưu tiên triển khai, ví dụ như mô hình sử dụng ấu trùng ruồi lính đen để chế biến chất thải hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi đang được nhiều đơn vị triển khai. Nghiên cứu cho thấy, 1kg ruồi lính đen có thể xử lý 10kg chất thải hữu cơ trong 15 ngày, tạo ra nguồn thức ăn chăn nuôi an toàn và bổ dưỡng.
Đồng quan điểm với ông Thành, ông Phong bổ sung giải pháp thúc đẩy liên kết hợp tác quốc tế, ứng dụng chuyển giao công nghệ, đồng thời đẩy mạnh số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, ông Công đề xuất giải pháp cần phải chú trọng khâu đầu vào để đảm bảo sản phẩm sạch ngay từ quá trình sản xuất, từ đó mở rộng tiềm năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào. Các đơn vị phân phối, tiêu thụ sản phẩm cũng có thể tham gia tích cực vào chuỗi giá trị tuần hoàn ngành chăn nuôi, tạo ra tác động tích cực.
Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến về dự thảo đề cương Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Các đại biểu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XIII đến thăm và chứng kiến những dự án phản ánh rõ nét nhất hiệu quả của mô hình kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tại Tập đoàn TH.
Dấn thân vào ngành tái chế đầy thách thức, Tân Hiệp Phát mong muốn không chỉ khép kín vòng lặp tuần hoàn cho vật liệu nhựa, mà còn trở thành một tấm gương điển hình thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 10 trên toàn thế giới về tái chế kim loại, giấy, nhựa và thủy tinh, ngành công nghiệp tái chế tăng trưởng đạt mức hơn 11% so với năm 2021.
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.
Kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra chân trời phát triển mới, đòi hỏi báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước.
Phần trình bày của Vinamilk được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.
Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.