Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến về dự thảo đề cương Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Trải qua hơn 2 năm ứng phó với đại dịch Covid-19, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, các quốc gia đang nhìn nhận lại một cách nghiêm túc yêu cầu phát triển bền vững cũng như tăng cường năng lực độc lập, tự chủ của nền kinh tế và sức chống chịu của chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh đó, dưới sự tham mưu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tháng 6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, khẳng định tính tất yếu của sự chủ động phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, phù hợp với xu thế chung cũng như hóa giải được các thách thức đặt ra trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội như cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Cùng với các nội dung về kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều trong luật, Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tạo ra khung pháp lý ban đầu tương đối đầy đủ, tạo tiền đề để có những bước đi mạnh mẽ hơn.
Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn được giới chuyên gia đánh giá là một bước tiến lớn, đánh dấu nhận thức đúng đắn về tính đa ngành của kinh tế tuần hoàn, từ đó tạo ra cơ chế phối hợp liên ngành, thay vì chỉ gói gọn trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường.
Bên cạnh đó, trong phần nhiệm vụ được giao cho Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, nội dung về thí điểm triển khai phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số lĩnh vực ưu tiên cũng được đánh giá cao, mở đường cho những sáng kiến đổi mới sáng tạo mang tính đột phá.
Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang xây dựng và lấy ý kiến nhân dân về dự thảo đề cương Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, nghị định sẽ được xây dựng nhằm mục tiêu để các doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm, sớm thử nghiệm các ý tưởng, sáng kiến tuần hoàn.
Mặt khác, việc tổng kết thi hành nghị định sẽ tạo điều kiện cho những hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý thực hành kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Dự thảo nghị định đề xuất 7 nội dung chính sách, bao gồm chính sách khu công nghiệp, khu kinh tế; phân loại xanh; chính sách ưu đãi thuế; chính sách tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ; chính sách tính dụng xanh, trái phiếu xanh; chính sách đào tạo lao động và chính sách đất đai.
Các lĩnh vực được phép thử nghiệm tại cơ chế thử nghiệm ban đầu do dự thảo đề ra bao gồm nông nghiệp; năng lượng và vật liệu xây dựng.
Cùng với nghị định, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đang được Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) xây dựng và đưa ra tham vấn rộng rãi. Kế hoạch hành động cũng đề cập đến nhiều lĩnh vực ưu tiên triển khai kinh tế tuần hoàn, hứa hẹn mở đường cho sáng kiến, ý tưởng mang tính đột phá từ khu vực tư nhân.
Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) đề xuất, thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn cần ưu tiên những ngành nghề, lĩnh vực theo quan điểm “dễ làm trước, khó làm sau”.
Dấn thân vào ngành tái chế đầy thách thức, Tân Hiệp Phát mong muốn không chỉ khép kín vòng lặp tuần hoàn cho vật liệu nhựa, mà còn trở thành một tấm gương điển hình thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 10 trên toàn thế giới về tái chế kim loại, giấy, nhựa và thủy tinh, ngành công nghiệp tái chế tăng trưởng đạt mức hơn 11% so với năm 2021.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.