Phát triển bền vững
Cơ duyên với kinh tế tuần hoàn của Tân Hiệp Phát
Dấn thân vào ngành tái chế đầy thách thức, Tân Hiệp Phát mong muốn không chỉ khép kín vòng lặp tuần hoàn cho vật liệu nhựa, mà còn trở thành một tấm gương điển hình thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
>> Bài viết trên Đặc san chào xuân 2023 "Bản lĩnh tiên phong".
Đem vinh quang về cho Việt Nam khi là người phụ nữ châu Á đầu tiên chiến thắng cuộc thi SwissUltra – cuộc thi 3 môn phối hợp khốc liệt nhất hành tinh, vận động viên Vũ Phương Thanh tiếp tục ấp ủ thực hiện một kỷ lục khác, ngay trên đất nước mình.
Tuy nhiên, thử thách này của chị Thanh không chỉ để khẳng định bản lĩnh, phá bỏ giới hạn của bản thân, mà còn hướng tới lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường, đồng hành cùng Tân Hiệp Phát, nơi chị Thanh đang làm việc.
Đồng nghiệp của chị Thanh tiết lộ, tại Tân Hiệp Phát, lối sống xanh, thân thiện với môi trường từ lâu đã đi vào hoạt động thường ngày và được đưa vào trong nội quy của doanh nghiệp, chẳng hạn như phân loại rác tại nguồn, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước…
Mặt khác, bảo vệ môi trường cũng thấm nhuần vào tư duy sản xuất của doanh nghiệp, thông qua chương trình “nước là hơi thở” nhằm tiết kiệm nước được tiến hành từ năm 2010, hay mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) giúp ông lớn ngành nước giải khát cắt giảm đến 70 nghìn tấn nhựa kể từ năm 2013 cho đến nay.
Mới đây, hành trình theo đuổi phát triển bền vững của Tân Hiệp Phát ghi một dấu mốc ấn tượng, khi doanh nghiệp này xây dựng và vận hành nhà máy tái chế nhựa tại Hậu Giang.
Vốn là doanh nghiệp với bề dày kinh nghiệm sản xuất nước giải khát có lợi cho sức khỏe, sự “lấn sân” sang mảng tái chế của Tân Hiệp Phát khiến nhiều người ngạc nhiên. Thế nhưng, cơ duyên đến với ngành tái chế hóa ra lại xuất phát từ chính những giá trị nguyên bản mà Tân Hiệp Phát vẫn luôn lưu giữ trong suốt gần 30 năm phát triển.
Những giá trị ấy được bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát, tiết lộ trong câu chuyện cuối năm.
Là ông lớn ngành nước giải khát nhưng Tân Hiệp Phát hầu như không có kinh nghiệm gì trong ngành tái chế. Vậy tại sao Tân Hiệp Phát lại quyết định tham gia ngành công nghiệp đầy mạo hiểm này?
Bà Trần Uyên Phương: Ô nhiễm môi trường, khủng hoảng rác thải đang là những vấn đề nhức nhối. Kinh tế tuần hoàn được đưa ra như một trong những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ấy.
Khi kinh tế tuần hoàn trở thành chủ đề nóng, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều băn khoăn tự hỏi “liệu mình có thể ứng dụng giải pháp gì nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”. Tùy vào điều kiện, thế mạnh riêng, doanh nghiệp có thể lựa chọn làm truyền thông hay tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng…
Riêng đối với Tân Hiệp Phát, chúng tôi nhận thấy điểm mạnh của mình là nghiên cứu, sản xuất và sáng tạo trong sản xuất. Vì vậy, Tân Hiệp Phát mong muốn khép kín vòng lặp tuần hoàn, thông qua sử dụng phế liệu để tái chế ra sản phẩm gì mà bản thân doanh nghiệp có thể sử dụng được.
Bài toán đó được Tân Hiệp Phát giao cho đội ngũ kỹ sư, lãnh đạo các phòng, ban cũng như toàn thể đội ngũ nhân viên cùng nhau tìm lời giải. Đầu tiên, chúng tôi tái chế các bao nylon. Sau đó, thấy hiệu quả thu gom ngày càng được nâng cao, Tân Hiệp Phát mới nhập dây chuyền, trang thiết bị về mở nhà máy tái chế ra tấm pallet nhựa.
Giai đoạn ấy rơi vào đúng khoảng tháng 10/2021, khi dịch Covid-19 vẫn còn đang rất căng thẳng. Đợi mãi mà chuyên gia nước ngoài chưa sang được, đội ngũ kỹ sư của Tân Hiệp Phát quyết định mở catalogue ra tự lắp ráp, tự vận hành và cho ra những tấm pallet đầu tiên. Đây cũng là một niềm tự hào của chúng tôi khi tham gia nghiên cứu, ứng dụng giải pháp mang tính tuần hoàn.
Liệu đây thực sự có là giải pháp hiệu quả đối với một doanh nghiệp nước giải khát?
Bà Trần Uyên Phương: Điểm hiệu quả, như tôi đã nói, là sản phẩm đầu ra của nhà máy tái chế được chính chúng tôi sử dụng, nhờ đó có thể đảm bảo đầu ra và khép kín được vòng lặp tuần hoàn. Tất nhiên, sau này, nếu thị trường có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng cung ứng sản phẩm tái chế cho thị trường.
Thật ra, để đi đến giải pháp tái chế ra các tấm pallet nhựa, Tân Hiệp Phát cũng phải cân nhắc với nhiều lựa chọn khác. Với tất cả các lựa chọn, chúng tôi đều phải tính toán xem giải pháp ấy khi áp dụng thì cần thay thế sản phẩm nào, thay thế công đoạn nào, làm sao để triển khai nhanh nhất. Rồi cả bài toán kinh tế nữa.
Hiệu quả kinh tế của nhà máy tái chế hiện tại như thế nào?
Bà Trần Uyên Phương: Nói thật thì đầu tư mới sẽ không bao giờ có hiệu quả ngay về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam nói riêng và tại khu vực Đông Nam Á nói chung, bài toán làm sao để có lãi vẫn rất khó để đưa ra lời giải.
Vậy nên có thể nói, hiện tại Tân Hiệp Phát mới đảm bảo tính “tuần hoàn” chứ chưa đạt được tính “kinh tế”.
Tuy nhiên, cũng cần phải cân đếm giữa khoản đầu tư thêm với những lợi ích về môi trường, về xã hội. Đó là trách nhiệm không thể tách rời hoạt động của doanh nghiệp.
Tôi hiểu được rằng, để đảm bảo tính bền vững thì phải tạo ra hiệu quả kinh tế. Tân Hiệp Phát sẽ tiếp tục tối ưu hiệu quả kinh tế của nhà máy tái chế. Có thể chưa có lãi ngay nhưng không thể để lỗ được. Trong tương lai, với những cơ hội mới, Tân Hiệp Phát chắc chắn sẽ làm hiệu quả hơn về mặt kinh tế.
Cơ hội mới ấy là gì, thưa bà?
Bà Trần Uyên Phương: Cơ hội lớn nhất mà chúng tôi nhìn thấy là kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu, bắt buộc phải thực hiện chứ không phải là chỉ khuyến khích nữa.
Bài toán ấy lớn lắm! Câu chuyện Thủ tướng cam kết đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050 như một lời hiệu triệu rằng tất cả các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đều phải tư duy lại, phải đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững, không gây tổn hại tới thiên nhiên.
Đối với kinh tế tuần hoàn, Tân Hiệp Phát cũng có thêm niềm tin trước sự tự tin của Bộ Tài nguyên và môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2020, chính thức có hiệu lực vào năm 2022, đã lần đầu tiên luật hóa khái niệm kinh tế tuần hoàn cũng như trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc đối với doanh nghiệp.
Ở các nước, chủ yếu mới là khuyến khích thôi. Việt Nam luật hóa được vấn đề này thì tôi tin là tính khả thi sẽ cao hơn rất nhiều. Đó cũng là một lý do khiến Tân Hiệp Phát vững tâm hơn vào cuộc chơi này.
Bên cạnh đầu ra cho sản phẩm tái chế và những chính sách hỗ trợ, vấn đề đầu vào cũng rất quan trọng đối với ngành công nghiệp này. Tân Hiệp Phát đã chuẩn bị phế liệu đầu vào cho tái chế như thế nào?
Bà Trần Uyên Phương: Ngay từ khi mở nhà máy tái chế, chúng tôi xác định là sẽ trở thành một đơn vị tái chế đúng nghĩa, tức là tái chế không chỉ bao bì nhựa của Tân Hiệp Phát mà còn tất cả các loại bao bì nhựa HDPE trên thị trường.
Chất lượng của phế liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến chất liệu sản phẩm tái chế đầu ra. Để đảm bảo được điều này, Tân Hiệp Phát làm việc với các đơn thị thu gom phế liệu vốn đã tồn tại và hoạt động từ nhiều năm nay.
Thực tế, khâu thu gom phế liệu ở Việt Nam rất phức tạp, bởi chủ yếu diễn ra ở khu vực phi chính thức, là những người đồng nát, ve chai, vựa phế liệu và làng nghề tái chế.
Gần đây, Tân Hiệp Phát có thực hiện một dự án thí điểm, trong đó một hoạt động là khảo sát cả vòng đời của phế liệu. Chúng tôi cử người đi xuống từng địa phương, từng điểm tập kết, vựa thu gom, hộ gia đình để tìm hiểu đường đi của phế liệu nhựa.
Quá trình ấy không hề đơn giản, bởi hoạt động thu gom phế liệu đã hình thành và vận hành suốt hàng chục năm nay, với nhiều bên liên quan cùng chia sẻ lợi ích.
Với vai trò hết sức trung lập là đơn vị tái chế, tại mỗi mắt xích, Tân Hiệp Phát đều quan sát, phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí. Nếu các bên liên quan trong khâu thu gom phế liệu tiếp nhận những giải pháp của Tân Hiệp Phát đưa ra, toàn bộ chuỗi giá trị thu gom, tái chế đều sẽ được hưởng lợi.
Tất cả các bên đều có lợi, bao gồm cả những đơn vị đã, đang hoặc sẽ tham gia vào ngành công nghiệp tái chế, có thể sẽ là những đối thủ cạnh tranh của Tân Hiệp Phát trong lĩnh vực này?
Bà Trần Uyên Phương: Với những giải pháp giúp tối ưu hóa khâu thu gom được chúng tôi đề xuất, ngành tái chế sẽ được hưởng lợi nhờ chất lượng phế liệu đầu vào tăng lên, chi phí lại giảm. Đó cũng chính là tạo ra động lực để doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp tái chế.
Tái chế là rất quan trọng trong kinh tế tuần hoàn. Với sự nỗ lực của Tân Hiệp Phát cùng sự tham gia của nhiều đơn vị khác, mong rằng những sản phẩm nhựa sẽ không còn bị thải bỏ ra môi trường nữa.
Xinchân thành cảm ơn bà!
Tập đoàn Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ
Tân Hiệp Phát tiếp sức cho xưởng may của chàng trai khuyết tật
Trong chương trình Nối Trọn Yêu Thương mới phát sóng vừa qua, Tập đoàn Tân Hiệp Phát một lần nữa tiếp tục đồng hành, chung tay hỗ trợ anh Phan Minh Quý, một chàng trai khuyết tật nhưng “dám” đứng lên mở xưởng may ngay giữa mùa dịch để hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ
Không chỉ hướng đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe, Tân Hiệp Phát còn là doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Suốt 10 năm qua, doanh nghiệp đã tập trung nghiên cứu và đầu tư triển khai dự án tái chế nhựa, nỗ lực giảm 70.000 tấn rác nhựa.
Cuộc chiến 3T ở Tân Hiệp Phát
Văn hoá doanh nghiệp nhìn từ 125 ngày bức bí và căng thẳng chống Covid-19 ở tập đoàn nước giải khát hàng đầu.
3 bài toán mùa dịch của Tân Hiệp Phát
Để có thể đối mặt với đại dịch, Tân Hiệp Phát đã phải giải được ba bài toán lớn liên quan đến kinh doanh, vận hành và cải tiến liên tục.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.