Khởi nghiệp

Chàng kỹ sư bách khoa và hành trình đưa sợi lá dứa ra thế giới

Hoàng Hường Thứ ba, 26/03/2024 - 10:52

Đậu Văn Nam - nhà sáng lập startup ECOFA, từ một chàng kỹ sư an phận thủ thường đã “cởi từng chiếc áo chật” của bản thân và đội ngũ để theo đuổi ước mơ phụng sự cộng đồng.

Nhà sáng lập ECOFA bên sản phẩm sợi từ lá dứa

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, mục tiêu đầu tiên của Nam khi sang Nhật là cố gắng làm việc, tiết kiệm để về Việt Nam mua căn hộ chung cư, một chiếc ô tô rồi xin vào công ty Nhật nào đó ở Hà Nội làm, tương lai thế nào thì tính sau.

Thế nhưng, khi được luân chuyển công tác đến một vùng quê ở Nhật, những cuốn sách của Tony Buổi sáng - một tác giả viết nhiều về người trẻ khởi nghiệp - đã thay đổi cuộc đời anh.

Những cuốn sách ấy thôi thúc người trẻ rèn luyện thể chất, tinh thần, kinh nghiệm; thay vì bon chen làm việc ở thành phố, hãy về tận dụng những thế mạnh của quê hương để khởi nghiệp, từ đó không chỉ tạo ra sự nghiệp của riêng mình mà còn tạo sinh kế cho nông dân.

“Dạo đầu mới đọc cũng thấy nhột vì ông ấy toàn nói đúng những thói hư tật xấu của mình. Nhưng càng đọc thì càng nghiện và thấm thía những câu chuyện ông kể, rồi từ đó đọc đi đọc lại bao nhiêu lần chẳng nhớ nữa”, Nam chia sẻ.

Làm việc ở trên một ngọn núi cao tại Nhật Bản, mỗi lần đi làm phải leo 3-4 con dốc mới đến nơi, nhưng Nam nhận ra rằng ở vùng quê ấy nhìn ra xa thì đâu đâu cũng có nhà máy to nhỏ, ngày đêm rực sáng ánh đèn sản xuất. 

Dù ở vùng quê nhưng những nhà máy này đều sản xuất những linh kiện hay mặt hàng cho những tập đoàn lớn và hàng xuất khẩu.

Những điều đó đã nung nấu trong Nam một quyết định sẽ về quê mở xưởng rồi thuê những người xung quanh nhà vào làm và tìm cách đưa những gì bình dị ở quê mình ra biển lớn.

Lao vào khởi nghiệp

Một lần tình cờ, khi tới một quán bar ở Nhật, Nam được nhân viên pha chế giới thiệu cho rượu Tequila – một loại rượu được làm từ cây họ thùa có nguồn gốc từ Mexico. Anh tìm hiểu sâu hơn thì biết củ của loại cây này được chưng lên thành rượu, còn lá thì được sử dụng để kéo thành sợi.

Cảm thấy đây là một mô hình kinh doanh rất thú vị, Nam tò mò và tự hỏi "liệu Việt Nam có loại cây nào tương tự hay không". Lưỡi hổ là loại cây đầu tiên anh thử nghiệm nhưng đã sớm gạt bỏ ý tưởng này vì bài toán kinh tế không khả thi.

Khi biết rằng người Philipines đang sử dụng sợi của cây dứa tương tự dứa Việt Nam để làm quốc phục, anh nhận ra đây là một cơ hội lớn. Bởi lẽ, Việt Nam có lợi thế vùng trồng lớn với diện tích 50.000ha dứa trải dài từ Bắc chí Nam, đặc biệt hiện chưa có dự án nào từng thử nghiệm ứng dụng cây dứa vào sản xuất sợi và các thành phẩm khác.

Trong lĩnh vực sợi, vùng trồng lớn là điều kiện bắt buộc, tầm nhìn của Nam là cải tiến quy trình sản xuất sợi dứa trên quy mô công nghiệp thay vì thủ công, từ đó xuất khẩu ra thế giới. 

Nghĩ là làm, Nam nhanh chóng quyết định trở về mảnh đất Ninh Bình để nghiên cứu vùng nguyên liệu dứa.

“Sau khi về thăm vùng nguyên liệu, thấy cuộc sống bà con nơi đây còn bấp bênh, giá cả phụ thuộc vào thương lái, lá dứa bị bỏ đi, bị đốt cùng với túi nilon trong quá trình trồng, rất lãng phí và gây hại cho môi trường, động lực khởi nghiệp trong tôi càng trở nên mạnh mẽ ”, Nam tâm sự.

Với mong muốn tạo ra thu nhập cho nông dân và tạo tác động tích cực cho môi trường, Nam đã thành lập dự án ECOFA và bắt đầu hành trình khởi nghiệp.

Sau chuyến thăm vùng dứa Ninh Bình, Nam phải quay lại Nhật để chuyển giao công việc trước khi chính thức trở về Việt Nam gây dựng ECOFA. Không may, anh bị kẹt lại tại Nhật trong 2 năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Khó khăn ập đến đúng lúc lao vào khởi nghiệp, may mắn anh đã tìm được những đồng đội vừa vặn cho đội ngũ của mình. Đây vốn là những thành viên có năng lực, công việc tốt, nhưng khi được Nam trình bày về tiềm năng và những tác động to lớn mà dự án này mang lại, người bỏ doanh nghiệp nước ngoài về nước, người từ bỏ công việc ổn định để theo con đường khởi nghiệp.

Với bốn thành viên: Nam - tốt nghiệp chuyên ngành cơ điện tử với khả năng thiết kế, cải tiến và sản xuất máy móc, Ngô Liên - cử nhân sinh học, đã có kinh nghiệm nghiên cứu về sinh học và môi trường, Vinh làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đồng thời là chủ nhiệm một câu lạc bộ handmade ở Việt Nam, và Kim Chi - tốt nghiệp thạc sĩ về thời trang bền vững ở Anh, có kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, ECOFA đã hoàn thành những mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh còn thiếu.

"Vấn đề kỹ thuật, giải quyết các phụ phẩm bằng công nghệ sinh học, xuất khẩu sợi thô hoặc làm sản phẩm handmade, đều được gửi gắm đúng người”, Nam cho biết.

Trong thời gian đại dịch, dù xa xôi cách trở, hàng ngày Nam đều làm việc với những đồng đội qua máy tính để phát triển công nghệ tách sợi từ lá dứa và những định hướng phát triển đầu tiên cho dự án.

Ban đầu, dựa trên những mẫu sẵn có trên thị trường, ECOFA đã thiết kế ra máy kéo sợi lá dứa bán tự động với sự điều chỉnh ở một số kết cấu như cách bố trí dao nạo, khe hở chỗ đưa lá vào… với khả năng tách thịt lá, để lại xơ dứa.

Tuy nhiên, loại máy này có công suất thấp, sản phẩm đầu ra phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thợ sử dụng, chất lượng không đồng đều.

Chàng kỹ sư bách khoa và hành trình đưa sợi lá dứa ra thế giới
Người dân đang tuốt sợi dứa từ vùng trồng Điện Biên

Mong muốn cải tạo và cho ra những sản phẩm chất lượng và nhất quán hơn, khi về nước, với sự đồng hành của chương trình Lab2Market (chương trình ươm tạo của BK Holdings, trực thuộc Đại học Bách khoa) và sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên, trang thiết bị của trường, Nam đã tạo ra đươc loại máy tự động hoàn toàn.

Từ đây, người lao động không còn phải can thiệp vào quá trình kéo sợi ngoài việc cho lá vào băng tải. Chiếc máy tách sợi dứa tự động có năng suất cao gấp 50 lần so với máy bán tự động. Kết quả thử nghiệm cũng cho ra những mẻ sợi rất đồng đều và “sạch” (có hàm lượng tạp chất thấp), yếu tố quan trọng để ứng dụng sợi cho các công đoạn tiếp theo.

Khi gửi mẫu cho những doanh nghiệp làm về sợi tự nhiên ở nước ngoài, sợi dứa của Ecofa nhận được phản hồi tích cực: sợi có độ bền và khả năng thông thoáng rất tốt, không gây kích ứng da, đặc biệt là dễ bắt màu.

Hành trình bông hóa sợi dứa thô

Trong khoảng thời gian đầu, ECOFA chủ yếu sản xuất sợi thô. Mặc dù sợi thô lá dứa có ứng dụng về cơ lý rất tốt trong ngành nguyên liệu và thời trang, nhưng đó không phải là đích đến duy nhất bởi loại sợi này chưa thể dùng để kéo sợi trực tiếp được.

Trong sáu tháng, công ty kiên trì gửi mẫu sợi thô, người dùng chỉ quan tâm, không tỏ ra cần. Vì vậy, đội ngũ ECOFA hiểu rằng, cần phải cải tiến máy móc và quy trình để bông hóa sợi thô, biến sợi thô thành sợi cơ bản (cottonized fiber) để cung cấp được sản phẩm sản phẩm có giá trị và tính ứng dụng cao hơn trong chuỗi cung ứng.

Suốt ba tháng tiếp theo, công ty đã liên tục tìm đến các viện, trường, doanh nghiệp trong Nam, ngoài Bắc để nghiên cứu các thông số cơ bản của sợi bông hóa, từ độ mảnh, độ mịn, độ dài… của sợi bông, cũng như các biện pháp vật lý để tạo ra sản phẩm, từ đó sử dụng các loại máy móc hiện có để tạo ra một dây chuyền máy móc độc quyền chuyên dành để bông hóa sợi dứa của công ty.

Sợi cơ bản có mức độ hao hụt thấp hơn, có tính ứng dụng cao hơn và thu được sự quan tâm cao hơn từ khách hàng quốc tế. Khoảng thời gian sau đó, việc cải thiện sản lượng kéo sợi cơ bản từ sản lượng thấp lên sản lượng công nghiệp cũng là một quá trình mà đội ngũ ECOFA không ngừng tận tụy tìm tòi, học hỏi.

ECOFA – Cởi từng lớp áo chật để phát triển cùng cộng đồng 4
"Nằm trên nhung lụa" - ECOFA thành công bông hóa sợi dứa thô

Hiện tại, ECOFA đã đăng ký bảo hộ bằng sáng chế đối với quy trình sản xuất xơ thô và bông hóa sợi dứa này với Cục Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh công nghệ kéo sợi từ lá dứa, công ty còn tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ phụ phẩm nông nghiệp khác của cây dứa. Điển hình, công ty nghiên cứu quy trình ủ thịt lá dứa trong khi kéo sợi thô thành thức phân chăn nuôi và phân bón hữu cơ, quy trình thu thập bụi và tạp chất trong bông hóa sợi dứa thành giá thể nuôi nấm…

Mục tiêu của ECOFA là tạo ra một mô hình kinh tế tuần hoàn cho sản phẩm của mình – tận dụng tất cả phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra giá trị kinh tế cho chính mình và sinh kế cho nông dân. Không có bất cứ sản phẩm nào trong quá trình mô hình trên là lãng phí.

Với khả năng làm chủ công nghệ đảm bảo được chất lượng và công suất, đội ngũ ECOFA hiểu rằng giờ đây chính là thời điểm để xuất kích - mở rộng vùng trồng để đáp ứng nhu cầu của ngành vải, sợi không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Tạo sinh kế cho nông dân

Bắt đầu từ giấc mơ tạo công ăn việc làm cho bà con ở quê nhà Quỳnh Lưu (Nghệ An), khi đã khẳng định được chất lượng trên thị trường, ECOFA hiểu tấm áo cũ của mình đã chật, cần phải tạo việc làm cho người dân ở nhiều vùng quê khác nữa trên cả nước.

Trò chuyện cùng TheLEADER, Nam cho biết: “Trong thời gian qua, dù đã xuất khẩu được một số đơn hàng, song chúng tôi cũng bỏ lỡ nhiều khách hàng tiềm năng. Nguyên nhân là vào thời điểm đó, những đơn hàng họ đưa ra quá lớn, vượt quá năng lực sản xuất".

Hiện tại, khi đã làm chủ khả năng sản xuất trên quy mô công nghiệp, ngoài ba vùng trồng Điện Biên, Thanh Hóa và Tiền Giang, trong năm 2024, công ty quyết định mở rộng thêm vùng trồng tại bốn địa phương nữa để có thể sản xuất với chi phí rẻ hơn, chủ động được nguồn cung và tự tin cung ứng được những đơn hàng lớn.

Để xây dựng chuỗi liên kết vùng trồng, trong thời gian qua, ECOFA đã không ngừng hỗ trợ nông dân tại địa phương: từ thiết bị, chuyển giao mô hình kinh doanh, quy trình trồng, thu hoạch quả, lá; cho đến quy trình ủ phân từ thịt lá, quy trình thu thập bụi lá và sản xuất giá thể nấm…và bao tiêu sản phẩm.

Theo quy trình này, người nông dân không chỉ thu lợi từ tiền sản xuất và bán lá, quả dứa, mà còn thu lợi từ phân bón, các sản phẩm khác của những phụ phẩm nông nghiệp từ cây dứa.

Năm 2024 trở đi, công ty lại tiếp tục đổi mới về mô hình kinh doanh để cải thiện chất lượng sản phẩm tại các vùng trồng.

Thay vì giao máy móc cho từng hộ gia đình tại vùng trồng như trước, giờ đây mỗi khi mở rộng vùng trồng mới, công ty sẽ hợp tác với những doanh nhân yêu nông nghiệp, môi trường, có tinh thần khởi nghiệp ở địa phương để cùng hợp tác kinh doanh, giám sát để đảm bảo sự đồng đều về mặt chất lượng sản phẩm.

Với lợi ích kinh tế gắn chặt với trách nhiệm của mình, những doanh nhân địa phương sẽ là bên kiểm soát về quy trình sản xuất, chất lượng đầu vào của sản phẩm sao cho thực sự sạch, xanh và đồng nhất.

ECOFA – Cởi từng lớp áo chật để phát triển cùng cộng đồng 5
ECOFA đi mở rộng vùng trồng tại Tiền Giang

Những yêu cầu và tiêu chuẩn được xác định cụ thể, mỗi vùng trồng phải có quy mô thấp nhất là 200ha để có thể đảm bảo lượng lá gối đầu, giám sát và đảm bảo không phun cỏ cháy - một loại chất hóa học gây tác động không tốt cho chất lượng lá, cách ly lá dứa từ 6 - 8 tháng để đảm bảo dứa đã hết trữ lượng phân hóa học trong lá, sản phẩm thu được sạch và an toàn…

Không chỉ vậy, ECOFA đã kết hợp với các chuyên gia nước ngoài để làm báo cáo về vòng đời LCA và sử dụng dịch vụ của bên thứ ba về truy xuất nguồn gốc để minh bạch về chất lượng và quy trình sản xuất cuả sản phẩm.

Hiện mỗi ngày, công ty thu mua được 1.000 tấn lá dứa, mỗi tháng tạo ra 10 tấn sợi thô dứa, 7-8 tấn sợi bông hóa. Sản lượng này sẽ tăng lên 20 tấn/tháng vào cuối tháng 4 sau khi nhà máy sản xuất sợi thô bằng dây chuyền tự động chính thức đi vào hoạt động. 

Sản phẩm của công ty đã bán đến 10 quốc gia gồm Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha, Đức, Úc, Trung quốc, Parkistan, Ấn Độ, Bangladesh, Philppines.

Ước mơ nhỏ của chàng kĩ sư ngày nào đã trở thành giấc mơ lớn, lan tỏa giá trị và niềm vui của hàng nghìn nông dân trên nhiều vùng quê cả nước.

Liều lĩnh khởi nghiệp và hành trình 'đãi cát thành vàng'

Liều lĩnh khởi nghiệp và hành trình 'đãi cát thành vàng'

Nhịp cầu kinh doanh -  10 tháng
Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, Nam Trần cho người đối diện cảm giác anh là một nghệ sĩ nhiều hơn là một doanh nhân. Thế nhưng đằng sau gương mặt lãng tử với những bộ cánh bảnh bao lại là người đứng đầu một trong những tổ hợp ẩm thực - trải nghiệm đình đám đầu tiên tại “phố biển” Vinhomes Ocean Park 1, Ocean City với doanh thu cao điểm lên tới hàng tỷ đồng mỗi ngày.
Liều lĩnh khởi nghiệp và hành trình 'đãi cát thành vàng'

Liều lĩnh khởi nghiệp và hành trình 'đãi cát thành vàng'

Nhịp cầu kinh doanh -  10 tháng
Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, Nam Trần cho người đối diện cảm giác anh là một nghệ sĩ nhiều hơn là một doanh nhân. Thế nhưng đằng sau gương mặt lãng tử với những bộ cánh bảnh bao lại là người đứng đầu một trong những tổ hợp ẩm thực - trải nghiệm đình đám đầu tiên tại “phố biển” Vinhomes Ocean Park 1, Ocean City với doanh thu cao điểm lên tới hàng tỷ đồng mỗi ngày.
Lab2Market mùa 2: Đồng hành để tiến xa hơn trên con đường khởi nghiệp

Lab2Market mùa 2: Đồng hành để tiến xa hơn trên con đường khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  1 năm

Về nước sau nhiều năm trong ngành robotic ở nước ngoài, TS Võ Gia Lộc đã tạo ra sản phẩm tay kẹp robot có nhiều ưu điểm nổi bật so với những sản phẩm cùng loại trên thế giới. Tuy vậy, từ khi anh hoàn thiện sản phẩm cho đến khi ra được những đơn hàng đầu tiên là một hành trình rất dài. Và Lab2Market đã đồng hành sâu sát cùng anh trên con đường đó.

Lab2market: Khó vẫn phải cố để chuyển giao công nghệ

Lab2market: Khó vẫn phải cố để chuyển giao công nghệ

Khởi nghiệp -  1 năm

Lab2market là chương trình ươm tạo đầu tiên ở Việt Nam với sứ mệnh thương mại hóa các sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học hàng đầu trong các trường Đại học theo chuẩn quốc tế, được tổ chức bởi BK Holdings (Đại học Bách Khoa Hà Nội).

Lab2Market mùa 2: Hành trình hỗ trợ doanh nghiệp đa màu sắc

Lab2Market mùa 2: Hành trình hỗ trợ doanh nghiệp đa màu sắc

Khởi nghiệp -  1 năm

Sau 6 tuần ươm tạo tập trung với hơn 50 cố vấn, 6 dự án khoa học của Việt Nam và 1 dự án khoa học của Singapore đã được Lab2market lựa chọn để bước vào giai đoạn 2, từng bước thương mại hóa những nghiên cứu khoa học uy tín và tiềm năng.

Lab2Market mùa 2 mở rộng cả khu vực lẫn quy mô

Lab2Market mùa 2 mở rộng cả khu vực lẫn quy mô

Khởi nghiệp -  2 năm

Trung tâm Đổi mới sáng tạo BK Holdings Duy Tân tại Đà Nẵng sẽ là đầu mối mở rộng chương trình ươm tạo đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường (Lab2Market) ra khu vực miền Trung và miền Nam, với các công cụ hỗ trợ mang tính chuyên biệt, đặc biệt là tư vấn, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  4 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  8 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  8 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  9 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  12 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.