Chuyển đổi ESG thành lợi thế cạnh tranh
Chuyển đổi ESG không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội giúp các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, thu hút đầu tư và nâng cao uy tín.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc chuyển đổi ESG mang đến nhiều cơ hội mới, song quá trình chuyển đổi có không ít thách thức.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc gia. Theo báo cáo của VCCI (2021), các DNNVV chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp, đóng góp hơn 42% vào GDP, tạo ra hơn 65% việc làm cho người lao động, và chiếm 30% tổng doanh thu thuế.
Tuy nhiên, sự hiện diện đông đảo và đóng góp lớn này cũng đồng nghĩa với việc các DNNVV phải đối mặt với không ít thử thách, đặc biệt là khả năng chịu đựng những cú sốc kinh tế và biến động thị trường. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi, các DNNVV cần xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc để tăng cường khả năng vận hành linh hoạt và bền vững, nhằm nắm bắt các cơ hội và duy trì sự phát triển.
Đặc biệt, Việt Nam đang chú trọng thúc đẩy phát triển bền vững cho các DNNVV thông qua các sáng kiến hỗ trợ thực hành ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Những sáng kiến này giúp khuyến khích các doanh nghiệp này thực hiện kinh doanh có trách nhiệm, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Trong đó, Sáng kiến ESG VN 2024 là một chương trình quan trọng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNVV, trong việc áp dụng khung đánh giá ESG và thực hành kinh doanh bền vững.
Các DNNVV ở Việt Nam đang ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc áp dụng các nguyên tắc ESG trong hoạt động kinh doanh. Giống như các tập đoàn lớn, DNNVV cũng đang phải đối mặt với áp lực từ các bên liên quan như người tiêu dùng, các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý. Để đáp ứng những yêu cầu này, các DNNVV cần tích hợp ESG vào chiến lược và phương pháp quản trị của mình.
Một trong những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi ESG là sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Theo khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), người tiêu dùng hiện nay sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm bền vững.
Các tập đoàn đa quốc gia cũng yêu cầu các đối tác trong chuỗi cung ứng của mình thực hiện các chiến lược bền vững, tạo điều kiện cho DNNVV nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc thực hiện ESG còn giúp các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tài chính với chi phí thấp hơn từ các nhà đầu tư và ngân hàng, nhờ vào việc giảm thiểu rủi ro.
Việt Nam cũng đã có những quy định hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi xanh và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, như Quyết định số 622/QĐ-TTg năm 2017 về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Việc tích hợp ESG vào chiến lược và hoạt động kinh doanh không chỉ giúp các DNNVV cải thiện khả năng cạnh tranh mà còn mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và vận hành, đồng thời được ưu tiên trong các hợp đồng, đặc biệt là với các tập đoàn lớn.
Việc tuân thủ các nguyên tắc ESG không chỉ nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp mà còn mở ra cơ hội tham gia vào các thị trường mới, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp yêu cầu tiêu chuẩn cao về bền vững. Cùng với đó, doanh nghiệp thực hành ESG thường tạo môi trường làm việc hấp dẫn, thu hút những nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững cũng đối mặt với không ít thách thức. Đặc biệt, các DNNVV thường gặp phải các vấn đề như việc đầu tư vào công nghệ mới, năng lượng tái tạo và các biện pháp giảm tiêu thụ năng lượng đòi hỏi một khoản chi phí ban đầu lớn, gây khó khăn cho các DNNVV trong việc duy trì dòng vốn ổn định.
Cùng với đó là vấn đề thiếu nhân lực có chuyên môn về ESG là một trong những rào cản lớn đối với các DNNVV. Các doanh nghiệp thường thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực này để triển khai và giám sát các sáng kiến bền vững. Và với việc thu thập và xử lý dữ liệu ESG yêu cầu các công cụ và tài nguyên phù hợp dẫn đến nhiều DNNVV thiếu năng lực để đáp ứng các yêu cầu báo cáo bền vững.
Ngoài ra, tiêu chuẩn báo cáo ESG hiện tại thường không thống nhất và khá phức tạp, khiến cho các DNNVV khó khăn trong việc tuân thủ và công bố thông tin một cách chính xác và hiệu quả.
DNNVV tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, và việc thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc áp dụng các nguyên tắc ESG sẽ giúp các doanh nghiệp này nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và xây dựng một tương lai bền vững.
Mặc dù có không ít thách thức trong việc thực hiện các sáng kiến ESG, các hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức quốc tế như USAID, ILO, cùng với các chương trình đào tạo và tư vấn, sẽ tạo ra cơ hội cho các DNNVV vượt qua rào cản này.
Chuyển đổi ESG không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội giúp các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, thu hút đầu tư và nâng cao uy tín.
Cùng tìm hiểu chi tiết hướng dẫn cách lập báo cáo phát triển bền vững để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Bí quyết tối ưu kiểm toán ESG và báo cáo phát triển bền vững: Tiêu chuẩn hóa dữ liệu, minh bạch thông tin, và đội ngũ chuyên gia là chìa khóa thành công.
Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.
Không chỉ là công cụ điều tiết thương mại, thuế xuất nhập khẩu còn là yếu tố then chốt quyết định chi phí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.