Tiêu điểm
Có cần thiết lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất?
Có hay không có sàn giao dịch bất động sản hay sàn giao dịch quyền sử dụng đất, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn có cách để kiểm soát chặt chẽ giá chuyển nhượng.

Hai lợi ích rõ nét nhất của việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất được nhiều chuyên gia nhấn mạnh là sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch, ngăn chặn tình trạng bán nhà hai giá và thu thập đầy đủ dữ liệu về các giao dịch đất đai.
Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, các sàn giao dịch quyền sử dụng đất sau khi đi vào hoạt động sẽ giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về các giao dịch mua bán, nhờ đó mà giá đất đai, bất động sản được công khai minh bạch.
Trước đây, các bất động sản được giao dịch qua sàn chủ yếu là sản phẩm hình thành trong tương lai, còn quyền sử dụng đất hầu hết vẫn được giao dịch tự do.
Trong khi đó, quyền sử dụng đất lại là loại hình hàng hoá chiếm số lượng lớn và giá trị cao trên thị trường. Do đó, việc ra đời của sàn giao dịch quyền sử đụng đất sẽ là mảnh ghép còn thiếu cho việc giao dịch trên thị trường.
Sự đi vào hoạt động của sàn giao dịch này sẽ góp phần quản lý, giám sát một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn thị trường bất động sản. Điều này là phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc minh bạch hóa thị trường bất động sản, phát huy tối đa vai trò của bất động sản trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch G6 Group, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lại cho rằng, việc thành lập sàn một sàn riêng về quyền sử dụng đất là không cần thiết.
Hai lý do được ông Quê viện dẫn do sàn giao dịch bất động sản hiện nay đang thực hiện được tất cả các giao dịch bất động sản cả nhà ở trong tương lai hay quyền sử dụng đất.
Khoản 6 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định, sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bất động sản bao gồm đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Luật Kinh doanh bất động 2014 đã quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của sàn giao dịch bất động sản bao gồm không chỉ nhà ở hình thành trong tương lai mà còn cả các bất động sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, nhưng trên thực tế, do không bắt buộc, nên chỉ một phần các sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai được giao dịch qua sàn. Còn lại các sản phẩm khác lâu nay vẫn gần như giao dịch không qua sàn mà được mua bán, chuyển nhượng qua hình thức công chứng tại các văn phòng công chứng.
Cần phải nói thêm rằng, dù các giao dịch nhà đất, quyền sử dụng đất không thực hiện qua sàn, nhưng nhiều đơn vị sàn giao dịch bất động sản vẫn thực hiện chức năng môi giới, kết nối giữa bên mua và bên bán.
Khi giao dịch qua văn phòng công chứng, các chủ thể tham gia tự thỏa thuận giá để ghi vào hợp đồng công chứng, mức để thấp nhất là khung giá đất do nhà nước ban hành. Điều này đã dẫn đến xảy ra tình trạng mua bán nhà "hai giá" rất phổ biến, khiến nhà nước thất thoát nguồn thu thuế.
Bên cạnh đó, dữ liệu giá đất được thu thập qua mức đóng thuế chuyển nhượng cũng không chính xác. Hệ quả là việc lấy căn cứ để định giá đất, xây dựng phương án đền bù cho các dự án đã gặp khó khăn rất lớn vì giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường.
Giải pháp kiểm soát giá chuyển nhượng
Lý do thứ hai được ông Quê viện dẫn là kể cả không có sàn giao dịch bất động sản hay sàn giao dịch quyền sử dụng đất, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn có cách để kiểm soát chặt chẽ giá chuyển nhượng.
Theo ông Quê, dữ liệu giá giao dịch bất động sản là nhân tố quan trọng để định giá đất. Hiện nay Chính phủ và các địa phương đang gặp khó về định giá đất. Việc định giá đất chưa tốt khiến ngân sách nhà nước thất thoát; gây ra nhiều đại án tham ô, tham nhũng về đất đai.
Trước thực trạng thu thập dữ liệu giá giao dịch bất động sản còn nhiều bất cập và kỳ vọng sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, ông Quê cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn có những cách khác để kiểm soát chặt chẽ về giá chuyển nhượng bất động sản.
Theo đó, để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần ban hành các chế tài xử phạt thật nặng nếu tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận giá trong chuyển nhượng bất động sản khiến nhà nước thất thoát thuế.
Chính phủ cần có quy định yêu cầu tất cả số tiền chuyển nhượng phải qua hình thức chuyển khoản, nội dung chuyển khoản rõ ràng, minh bạch. Cơ quan công chứng căn cứ vào sao kê chuyển khoản của ngân hàng để làm cơ sở phát hành văn bản chuyển nhượng. Cơ quan thuế căn cứ vào văn bản chuyển nhượng và sao kê ngân hàng để làm căn cứ tính thuế cho giao dịch.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần quy định các giao dịch bất động sản bắt buộc qua sàn và sàn giao dịch bất động sản hiện nay được thực hiện tất cả các giao dịch bất động sản, bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai và giao dịch quyền sử dụng đất.
Sàn giao dịch bất động sản phải có trách nhiệm trong việc thẩm định pháp lý của bất động sản và định kỳ báo cáo cơ quan quản lý về số lượng, giá giao dịch bất động sản. Việc này không đồng nghĩa với việc bỏ giao dịch bất động sản qua văn phòng công chứng như hiện nay, nhất sản phẩm thứ cấp.
Việc áp dụng 100% giao dịch qua sàn sẽ giúp nhà nước có cơ sở dữ liệu đất đai minh bạch, sát với thực tế. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng xây dựng xong dữ liệu đất đai toàn quốc, giúp các công tác về đất đai hiệu quả hơn, trong đó có công tác định giá đất.
Như vậy, iệc thành lập sàn giao dịch bất động sản chuyên về quyền sử dụng đất trong khi các sàn giao dịch hiện nay đã được phép thực hiện tất cả các giao dịch này là không cần thiết.
Trong khi đó, khi xây dựng thêm một sàn giao dịch mới, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải mất nhiều thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng. Điều này cũng sẽ làm gia tăng chi phí, thời gian cho các thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp, ông Quê nhận định.
Cân nhắc lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất
Hết thời đầu tư bất động sản "dễ ăn"
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cơ hội đầu tư, kinh doanh bất động sản "dễ" thắng đã không còn. Thời gian tới sẽ là thử thách rất lớn đối với cả các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp bất động sản.
6 nguyên tắc đầu tư bất động sản bất chấp thị trường biến động
Những nguyên tắc này đã tồn tại từ lâu trên thị trường nhưng khi vào 'cuộc chơi', nhiều nhà đầu tư không giữ kỷ luật, dẫn đến thất bại.
Thị trường bất động sản vẫn trong 'sương mù'
Dù đã xuất hiện những yếu tố tích cực nhưng nhiều chuyên gia và doanh nhân cho rằng, thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn "mù sương", chưa rõ ràng xu hướng.
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có bước lội ngược dòng?
Nhiều ý kiến cho rằng, từ nay đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nhiều khả năng sẽ có sự phục hồi nhẹ, thậm chí "lội ngược dòng" nhờ những tháo gỡ về pháp lý của Chính phủ và sự hồi phục của kinh tế, du lịch.
Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
Vietjet chuyển giao 50 máy bay Boeing 737 cho Vietjet Thái Lan
50 tàu bay Boeing 737 đầu tiên trong đơn hàng 200 máy bay giữa Vietjet và Boeing vừa được ký chuyển giao cho Vietjet Thái Lan.
Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt
Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán
Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.
Quản trị trong thời khủng hoảng
Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.
Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.