Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt từ ‘con đường tơ lụa Dubai’
Kiều Mai
Thứ tư, 16/10/2019 - 20:32
Theo đánh giá của Customs World Dubai, giá trị xuất khẩu trung bình hơn 200 tỷ USD mỗi năm của Việt Nam là con số đáng khích lệ nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của các sản phẩm.
Nhiều thị trường có cơ hội giao thương cao nhưng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam còn thấp như châu Phi, Mỹ Latinh khi con số chỉ dưới 0,5%.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), bà Nadya Kamali, Giám đốc Customs World Dubai đánh giá lượng hàng xuất từ Việt Nam sang UAE thường có thói quen trung chuyển qua Frankfurt nên chi phí rất cao và mất nhiều thời gian.
Theo đó, “cần thay đổi thói quen trung chuyển ở Dubai thay vì Frankfurt, giúp tiết kiệm chi phí ít nhất 1.000 USD và rút ngắn thời gian thêm 2 tiếng”, bà nhấn mạnh.
Dubai được xem là trạm chung chuyển của con người và hàng hóa giữa các quốc gia và các châu lục với số lượng 3 tỷ người mỗi năm. Với sự kết nối giữa hàng không, cảng biển, sân bay, kho bãi, “con đường tơ lụa Dubai” sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận và phát triển tại các thị trường mới.
Bên cạnh đó, hàng hóa cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thông quan khi được thực hiện trước khi hàng hóa đến nơi, giảm thời gian kiểm hàng, hàng hóa được bốc xếp sẵn lên tàu mà không tốn chi phí, bà Nadya Kamali cho biết.
Khi có hộ chiếu logistic thế giới (World Logistic Passport) từ UAE, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận những dịch vụ liên thông để giảm thiểu thời gian lưu kho tới 48 giờ, tăng giao thương và giảm chi phí.
Bà Nadya Kamali kỳ vọng từ con số dưới 0,5%, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường mới sẽ lên đến 27%.
UAE hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - châu Phi với trên 60 nhóm mặt hàng.
Năm 2018, trao đổi thương mại hai chiều đạt 5,67 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2017, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang UAE đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3,5% và kim ngạch nhập từ UAE đạt 468 triệu USD, giảm 18% so với năm 2017.
9 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 4,26 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi UAE đóng vai trò cửa ngõ chiến lược để các sản phẩm từ Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Đông thì Việt Nam là cửa ngõ giúp UAE tiếp cận thị trường Đông Nam Á.
Hiện Việt Nam đóng góp 39% tổng khối lượng thương mại giữa UAE và các nước ASEAN năm 2018.
“Với vai trò đó, Việt Nam là đối tác tiềm năng của UAE”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế UAE Sultan bin Saeed Al Mansouri nhận định tại diễn đàn.
Đồng tình với quan điểm đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết hai nước có lợi thế rất lớn về mặt vị trí địa lý để tăng cường kết nối.
Ông Trần Tuấn Anh đánh giá, UAE đang là một đối tác tiềm năng của Việt Nam trong khu vực Trung Đông - châu Phi. Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như dầu mỏ và khí đốt, UAE cũng đạt được những thành tựu về năng lượng sạch, công nghệ, hậu cần, cảng, hàng không…
Ngân hàng Thế giới (World Bank) cảnh báo Việt Nam có thể trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan và bảo vệ thương mại khác của Mỹ khi thặng dư thương mại với nước này ngày càng tăng lên.
Chiến tranh thương mại không chỉ phủ bóng lên việc xuất nhập khẩu của các quốc gia mà còn là một trong những nguyên nhân khiến giới siêu giàu "bớt giàu".
Lạng Sơn cần tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: kinh tế cửa khẩu; du lịch bền vững và nông nghiệp thông minh, công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Ngân hàng VPBank là đơn vị tài trợ độc quyền dự án Hanoi Melody Residences, tổ hợp căn hộ tại Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội, giúp khách hàng an tâm mua nhà.
Các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đều đã có những bước đi quyết liệt để xử lý các tài khoản thanh toán giả mạo, tăng cường bảo mật trong giao dịch trực tuyến.