Leader talk

Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: NỖI BUỒN NGƯỜI TRONG CUỘC

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã Thứ hai, 25/09/2017 - 09:27

Sao một hãng phim đầu đàn của ngành điện ảnh nước nhà lại phải đối mặt với cơn bĩ cực nhiều khả năng dẫn đến diệt vong này? Và chúng tôi nhận ra, nguyên nhân có nhiều, trong đó không thể thiếu đi góc nhìn tỉnh táo để tự trách mình đã có lúc thờ ơ, có lúc vô trách nhiệm… khiến ngôi nhà của mình rơi vào nguy cơ sụp đổ. Nhưng nguyên nhân chính lại nằm ở cơ chế và những quyết sách vĩ mô.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã. Ảnh: VTV

LTS: Trước những lùm xùm làm nóng dư luận những ngày qua trong chuyện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam sau khi đi thị sát hãng phim và lắng nghe các bên đã chỉ đạo thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hoá của hãng phim này. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, một người trong cuộc, đã gửi cho TheLEADER bài viết với đầy những trăn trở, ưu tư và nỗi buồn của những người trong cuộc. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Trước hết phải nói rằng các nghệ sĩ đều rất buồn vì tình thế mà Hãng phim truyện Việt Nam đang lâm phải. Buồn hơn khi một bộ phận công chúng đang hiểu rằng hãng phim cứ yên phận thoi thóp trong sự “bú mớm” bao cấp của Nhà nước, và mọi động thái phản kháng của nghệ sĩ hiện nay chỉ là cố níu lấy “bầu sữa bao cấp”. Và chúng tôi tự hỏi, chuyện gì đang diễn ra?

Cổ phần hóa đã theo cách không ai mong đợi

Sao một hãng phim đầu đàn của ngành điện ảnh nước nhà lại phải đối mặt với cơn bĩ cực nhiều khả năng dẫn đến diệt vong này? Và chúng tôi nhận ra, nguyên nhân có nhiều, trong đó không thể thiếu đi góc nhìn tỉnh táo để tự trách mình đã có lúc thờ ơ, có lúc vô trách nhiệm… khiến ngôi nhà của mình rơi vào nguy cơ sụp đổ. Nhưng nguyên nhân chính lại nằm ở cơ chế và những quyết sách vĩ mô.

Từ hai mươi năm nay, hãng phim đã tự bươn chải để tồn tại. Chúng tôi làm dịch vụ sản xuất phim cho Nhà nước theo các đơn đặt hàng, làm phim truyền hình, làm các dịch vụ khác về kỹ thuật, công nghệ liên quan đến điện ảnh… Nhưng đất đai, đặc biệt là khu đất tại số 4 Thụy Khuê lại rơi vào dự án treo, khiến chúng tôi không thể xây dựng, hoặc liên kết với các đối tác. Đây chính là cái gông gắn trên cổ Hãng phim truyện Việt Nam khiến nghệ sĩ bị trói buộc, không thể nghĩ dài rộng, cũng không tìm được sự hợp tác thích đáng. Đó cũng là lý do phải thực hiện cổ phần hóa.

NBK Trịnh Thanh Nhã

Nhưng việc cổ phần hóa lại diễn ra theo cách mà không ai mong đợi. Những sai trái diễn ra kín đáo hoặc trắng trợn, dẫn đến việc các nghệ sĩ phải đối mặt với một “ông chủ” mới rất… ít văn hóa, đầy thực dụng và có phần… liều mạng.

Đến giờ thì ai cũng đã nhận ra quá trình cổ phần hóa đang sai, và hệ lụy đầu tiên sẽ đến với Nhà nước. Nhà nước sẽ bị thất thoát một nguồn thu lẽ ra phải có từ việc cổ phần hóa. Nhà nước cũng mất đi một thương hiệu điện ảnh lớn từng đưa được chân dung đất nước, dân tộc đến với bạn bè năm châu. Nhà nước cũng sẽ mất đi một đội ngũ làm phim được đào tạo bài bản, lành nghề và giàu nhiệt huyết.

Cuối cùng là Nhà nước sẽ mất đi niềm tin từ dân chúng, bởi nghệ sĩ của Hãng phim truyện chính là những tác nhân chuyển tải các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước bằng ngôn ngữ nghệ thuật tốt nhất, cũng chính nghệ sĩ là người nói lên tâm tư nguyện vọng của nhân dân, mô tả sự chuyển động xã hội một cách trung thực và dễ thấm vào công chúng nhờ các tác phẩm nghệ thuật.

Đối với văn hóa, thì việc xóa sổ Hãng phim truyện Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ dòng chủ lưu của điện ảnh nghệ thuật. Thị trường điện ảnh sẽ chỉ còn những phim thương mại xem để cười, và không lâu sau sẽ tràn ngập những “cướp giết hiếp...”. Nhưng tệ hại hơn, bạn bè năm châu nhìn vào chân dung đất nước sẽ chỉ thấy những mặt tối, hoặc lối sống hời hợt không đáng tin cậy. Lịch sử coi như biến mất, sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam chắc chắn sẽ suy giảm nghiêm trọng.

Một điểm vấp váp của quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam chính là việc định giá thương hiệu. Thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam được tạo nên bởi một quá khứ huy hoàng. Nhưng nếu tính toán giá trị thương hiệu ấy theo cách của một giá trị thương hiệu hữu hình thì không thể tính được. Đây là một trường hợp đặc thù, cần một thước đo khác. Tôi tin là các chuyên gia của lĩnh vực này cần tham khảo nhiều trường hợp tương tự trên thế giới để có được cách làm đúng.

Hãng phim truyện Việt Nam. Ảnh: VTV

Nhìn ra quốc tế, lại buồn!

Hàn Quốc khi bắt đầu tìm cách chấn hưng đất nước có xuất phát điểm kém hơn Việt Nam. Nhưng tầm văn hóa của những người lãnh đạo đã khiến cho đất nước có một hướng đi đầy văn hóa. Thực tế, chúng ta đã từng có được một cú đề -pa tốt khi từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, chúng ta mang phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất đến với bạn bè thế giới. Khán giả quốc tế, xem, ngạc nhiên, thán phục và… khóc. 

Rất nhiều đoàn phim quốc tế đến Việt Nam tìm cơ hội dịch vụ và hợp tác đều tìm đến Hãng phim truyện Việt Nam đầu tiên. Tuy nhiên cách chúng ta vận hành một địa chỉ văn hóa lớn đã dần dần gieo thất vọng cho họ. Những hợp đồng hợp tác sản xuất hoặc thuê dịch vụ ít dần đi, đồng nghĩa với việc các nghệ sĩ được rèn dũa tay nghề, được hòa nhập với những bước đi tiên tiến của điện ảnh thế giới mất dần đi.

Cách điều hành thực dụng của các cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Tài chính với câu hỏi “làm phim có lãi không?” khiến mục đích sản xuất lệch hướng dần mà không có sự chuẩn bị. Từ đó nhiệm vụ chính trị đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó từ 60 năm trước đã dần bị buông lỏng, trong khi những quyết sách để Hãng phim truyện Việt Nam hướng hẳn đến thị trường cũng không có. Chính cái mục tiêu không rõ ràng của các cơ quan chức năng đã để Hãng phim truyện đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Và đó không chỉ là một bước lùi về văn hóa. Đó là một bước lùi về mặt tư tưởng, về định hướng chính trị của thể chế.

Xu thế cổ phần hóa là không thể đảo ngược. Nhưng để làm cho đúng thì mục đích cổ phần hóa một đơn vị như Hãng phim truyện phải rõ ràng. Đó là để chấn hưng điện ảnh nước nhà, để bảo vệ dòng chủ lưu của điện ảnh Việt Nam chứ không phải để một nhóm lợi ích “mua” được những khu đất vàng với giá hời đến không tưởng. Muốn như vậy, từng bước đi trong tiến trình cổ phần hóa cần minh bạch, việc lựa chọn cổ đông chiến lược cần căn cứ trên mục đích đầu tư của họ, thể hiện trên đề án phát triển hãng được đính kèm trong hồ sơ của nhà đầu tư, như là một điều kiện tiên quyết.

Đề án này cần thể hiện quan điểm tỉnh táo, thích hợp cơ chế mới, trong đó việc bảo tồn, phát triển dòng phim chủ lưu có sự hỗ trợ của Nhà nước, và khả năng huy động nguồn vốn xã hội hóa cho dòng phim thị trường là phương án căn bản nhất. Với định hướng như vậy, dòng phim nghệ thuật tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được nuôi dưỡng, mà dòng phim thị trường sẽ vẫn phát triển mang lại đa dạng sản phẩm cho công chúng, và thu nhập cho người lao động.

Tôi chưa có cơ hội để biết thế giới làm gì với việc cổ phần hóa những địa chỉ văn hóa cốt tử của họ. Nhưng tôi biết chắc rằng một ông chủ mới của một cơ sở văn hóa chỉ có thể tồn tại với sự hiểu biết về chính hoạt động nghề nghiệp của cơ sở ấy, và chắc chắn phải có tầm nhìn chiến lược để đưa việc sản xuất các sản phẩm văn hóa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Đồng thời anh ta cũng phải có gan để hướng sản phẩm của cơ sở đó tới xu thế hòa nhập với dòng văn hóa chủ lưu của thế giới. Muốn như thế, anh ta có đủ tâm đức và tầm nhìn khiến các nghệ sĩ – người làm ra sản phẩm văn hóa – tâm phục khẩu phục, tạo động lực cống hiến cho họ. Và tất nhiên, anh ta sẽ là người có lợi trước hết, rồi mới đến công chúng và quốc gia, dân tộc.

Phó thủ tướng: Thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện VN

Phó thủ tướng: Thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện VN

Doanh nghiệp -  7 năm

"Tôi đề nghị thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa. Tất cả phải minh bạch", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp chiều 21/9.

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái: Hãng Phim truyện Việt Nam là một di sản, dứt khoát phải gìn giữ

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái: Hãng Phim truyện Việt Nam là một di sản, dứt khoát phải gìn giữ

Leader talk -  7 năm

Mặc dù có tên khác là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Phim truyện Việt Nam nhưng thực chất vẫn chính là Hãng Phim truyện Việt Nam. Đây là một di sản mà chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển bằng hình thức thích hợp.

Đại gia đứng sau thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam là ai?

Đại gia đứng sau thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam là ai?

Bất động sản -  7 năm

Ông chủ thực sự tại VFS không phải là công ty vận tải thủy Vivaso mà lại là công ty chuyên về bất động sản, hạ tầng giao thông Vạn Cường của vị đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  3 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  45 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.