Thế Giới Di Động đầu tư vào nông nghiệp
Trước Thế Giới Di Động, nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với quy mô lớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn về đất đai, quy trình công nghệ, vốn, đầu ra cho sản phẩm.
Việc nhận thức về sự nguy hại của nông nghiệp vô cơ (+ hoá chất) vẫn còn gặp những rào cản cả về nhận thức cố hữu, thói quen cũ, tư duy kinh tế ngắn hạn và nhất là vai trò của khoa học kỹ thuật cải tiến theo lối thiên nhiên hoá hay hữu cơ hoá.
Nền nông nghiệp vô cơ ở Việt Nam bắt đầu từ đầu thập niên 70 khi mà phân bón Urea và NPK được đưa vào nước ta với chính sách khuyến mãi tặng cho không trong năm đầu tiên, cùng với giống lúa Thần Nông ngắn ngày (từ Viện Lúa châu Á), đã thay thế giống lúa và lối canh tác lúa truyền thống 1 vụ/năm (lúa Mùa và lúa Chiêm) bằng cách sử dụng phân bón từ gia súc hoàn toàn tự nhiên.
Việc theo đuổi các giống ngắn ngày với tư duy ‘bón lót’ và ‘bón thúc’ giúp tăng năng suất đồng thời như quy luật của tạo hoá đã làm suy giảm sức đề kháng của lúa và cây trồng dẫn đến các loại sâu bệnh, nầm, vi sinh vật có hại… rồi từ đó chúng ta làm ra các loại hoá chất để diệt sâu bệnh…
Sau nửa thế kỷ theo đuổi nền nông nghiệp ‘vô vơ’ càng ngày loài người càng thấy rõ mặt trái của nó, nguy hiểm nhất là hàng trăm loại hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể gây hại sức khoẻ, giảm tuổi thọ và bệnh ung thư…
Các loại trái cây hiện nay được canh tác chủ yếu sử dụng các loại ‘thuốc’ như dâu tây và nho cùng hàng chục nông sản khác đang chạy theo năng suất… Đối với một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người còn thấp như Việt Nam thì một bộ phận người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận dùng nông sản giá thấp và kèm theo những yếu tố độc hại. Đó là mặt trái của nền nông nghiệp ‘vô cơ’.
Những diễn biến tích cực trong những năm gần đây chủ yếu là sự nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Việt nam và nhất là cơ hội xuất khẩu nông sản sạch, nông sản hữu cơ và những hàng rào kỹ thuật tích cực từ các thị trường ‘khó tính‘ như châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… đã giúp thay đổi nhận thức và hành vi trong sản xuất nông nghiệp với động lực kinh tế thiết lực.
Tuy nhiên, nhận thức về sự nguy hại của nông nghiệp vô cơ (+ hoá chất) vẫn còn gặp những rào cản cả về nhận thức cố hữu, thói quen cũ, tư duy kinh tế ngắn hạn và nhất là vai trò của khoa học kỹ thuật cải tiến theo lối thiên nhiên hoá hay hữu cơ hoá.
Mãi đến năm 2019 Việt Nam mới đoạt giải thưởng gạo ngon nhất thế giới (ST25) và giá gạo của Việt Nam đã vượt trên giá gạo xuất khẩu của Thái Lan là điều đáng ngạc nhiên. Những kinh nghiệm của Nhật Bản (gạo, dâu tây), Hàn Quốc (cây ớt) hay Đài Loan (trà ô long)… ngay tại Việt Nam, đã góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.
Riêng đối với cây cà phê với diện tích trên 600 ngàn hecta, quá trình nhiều thập kỷ canh tác theo lối vô cơ (Urea, NPK, hoá chất tăng trưởng…) đã làm đất bị bạc màu và giảm khả năng giữ nước, giữ ẩm của rễ và đất.
Các chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất đã bị hút sạch, cây trồng chỉ sống được nhờ hoá chất và phân bón vô cơ không khác gì kiểu bệnh nhân được bơm thức ăn trực tiếp vào họng.
Đó là một hiện trạng đang xảy ra phổ biến trên cả nước.
Đất nước Việt Nam và nền văn hoá Việt vốn kế thừa vô số kinh nghiệm từ nền văn minh Thần Nông, là một dân tộc có nền văn minh nông nghiệp lâu đời nhất trên thế giới. Trong giai đoạn cận đại và kỷ nguyên công nghiệp, Việt Nam đã bị lạc hậu và đánh mất vị thế tiên phong của mình.
Tuy nhiên, đối với nông nghiệp kể từ giai đoạn Đổi Mới Việt Nam đã nhanh chóng phát huy kinh nghiệm, lợi thế và vị thế một cường quốc nông nghiệp…
Đứng trước vận hội mới trong bối cảnh kinh tế thế giới do bệnh dịch Covid-19, chúng ta càng nhận thấy mối nguy hại của lối sống công nghiệp hối hả chen chút và vội vã, trong đó có biểu hiện và thói quen của nền nông nghiệp vô cơ nay đã lạc hậu sau nhiều thập niên khai thác thiên nhiên thiếu bền vững.
Một mối nguy bổ sung gây môi trường canh tác nông nghiệp và môi trường sống đó là chất thải công nghiệp và thói quen tiêu dùng chỉ chú trọng vào sự tiện nghi mà quên đi mặt trái của nó, gây ra biết bao chủng loại rác thải và sự ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất đai.
Những loại bệnh dịch mà con người đang hứng chịu phần nhiều cũng do mất cân bằng sinh thái mà ra, và nguyên nhân cũng do chính con người gây nên. Chính việc tạo ra những loại thuốc theo hướng hoá học và vô cơ (có mặt trái) góp phần gia tăng mức độ sinh tồn và tiến hoá của các chủng vi khuẩn, vi-rút gây hại… Cho nên càng tiến bộ về mặt vô cơ, con người càng kích thích cuộc tranh đua với tạo hoá theo hướng bất ổn và nguy hiểm.
Đã đến lúc chấm dứt lối sống lạm dụng hoá chất và chất vô cơ
Nhìn lại quá khứ hàng nghìn năm trước, cha ông chúng ta có vô số những kinh nghiệm sử dụng các hoạt chất từ thiên nhiên ứng dụng trong vệ sinh, chữa bệnh và dinh dưỡng. Rất nhiều kinh nghiệm trong số đó vẫn còn được gìn giữ và áp dụng cho đến ngày nay. Càng đi sâu vào các vùng nông thôn xa xôi chúng ta có thể tìm thấy những kinh nghiệm dân gian.
Như được biết, ngay cả Tổ chức y tế thế giới trong những năm gần đây đã công nhận những phương pháp chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian, chứ không bị thâu tóm bởi các tập đoàn hoá dược suốt một thời gian dài. Tại Việt Nam, cụ thể như một dân tộc (được coi là thiếu số) như người Dao vẫn lưu truyền nhiều sách vở y học cổ truyền bằng chữ Nôm Dao, trong đó chỉ một bài thuốc Tắm lá thuốc cổ truyền của họ đã là một đề tài nóng hổi trong giới Du lịch và đông y tại Sapa và khắp cả nước.
Đã đến lúc cần trân trọng lối sống gần gũi thiên nhiên và nền nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hữu cơ.
Với thị trường Trung Quốc nhiều năm qua được nông dân Việt Nam coi là nơi tiêu thụ nông sản giá rẻ và vô cơ, nhưng ngay gần đây họ cũng đã xây dựng nhiều hàng rào kỹ thuật cho các cây trồng chủ lực. Vậy nên xem ra cuối cùng thì chỉ có người tiêu dùng trong nước, nhất là những người thiếu hiểu biết và thu nhập thấp, lãnh chịu hậu quả của nông sản độc hại.
Cuộc cạnh tranh mới trong nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ
Trong bối cảnh chuyển đổi nhu cầu người tiêu dùng và nhu cầu cao (+ rào cản kỹ thuật) từ các thị trường khó tính, nhất là trong bối cảnh thế giới hậu Covid-19 và hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu EVFTA, Việt Nam đứng trước một cơ hội vàng để chấm dứt vòng lẩn quẩn của nông nghiệp bẩn, nông nghiệp hoá chất hay nông nghiệp vô cơ, chuyển đổi mạnh mẽ sang nền nông nghiệp sạch, với cú hích từ những nhân tố chiến lược then chốt kể trên.
Sự chuyển đổi này không phải là duy ý chí hay ý muốn của một vài cá nhân, mà hầu như là tất yếu trước xu hướng, bối cảnh và nhu cầu thị trường cũng như quyền lợi kinh tế bền vững của nông dân và doanh nghiệp.
Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách nên quyết liệt xác định những mục tiêu và chiến lược thay đổi. Quyết sách sẽ mở ra cơ hội lớn cho tất cả các bên, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nông dân đều vừa có trách nhiệm và đều được hưởng lợi. Cụ thể theo chúng tôi được biết một số các nhà khoa học đam mê nghiên cứu các chế phẩm sinh học về dinh dưỡng cây trồng và bảo vệ cây trồng, gia tăng năng suất và chất lượng nông sản sạch đã có cơ hội tiếp cận thị trường, được đón nhận và kinh doanh rất tốt.
Những kinh nghiệm tích cực này cần được giới đầu tư quan tâm vì tiềm năng kinh tế rất lớn, không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt và còn trong cả lĩnh vực chăn nuôi sạch, nhất là việc ứng dụng thực tiễn của khái niệm nền ‘kinh tế tuần hoàn’.
Đơn cử thực tế như tập đoàn CJ nổi tiếng của Hàn Quốc đã và đang rất tích cực đầu tư quy mô lớn về nông nhiệp sạch tại Việt Nam, các phân nhánh kinh doanh (business division) của CJ như CJ Bio, CJ Agri hay CJ Life & Health đang triển khai những dự án đầu tư quy mô và thay đổi lối canh tác sản xuất nhỏ lẻ thiếu chuyên nghiệp của nông dân các địa phương từ nghiên cứu chọn giống đến quy trình canh tác sạch không dùng hoá chất và phân vô cơ (giảm tối thiểu) làm sạch đất, cho đến khâu thu hoạch và chế biến nông sản cũng như tái sử dụng các phế phẩm, phân và chất thải động vật…
Tất cả đều được nghiên cứu và triển khai nghiêm túc với kinh nghiệm quản lý và năng lực nghiên cứu khoa học được tập nhiều năm ở quy mô của tập đoàn kinh tế (CJ có doanh số toàn cầu trên 55 Tỷ USD).
Thay lời kết
Bài viết này dựa trên quan sát liên tục và kinh nghiệm của chính tác giả trong nhiều năm gắn kết với doanh nghiệp, với trải nghiệm xây dựng các chiến lược tái cấu trúc và chuyển đổi đa ngành và xây dựng chiến lược thương hiệu và kinh doanh của các công ty và tập kinh tế (quy mô vừa và lớn) ngay tại tại Việt Nam.
Sự chấm dứt nông nghiệp vô cơ vừa là chìa khoá thành công vừa mở ra sứ mệnh mới và xác định vị thế dẫn đầu của nông nghiệp Việt Nam thực sự là một cường quốc xứng đáng trong lĩnh vực (nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao) vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa phong phú đa dạng trong chuỗi giá trị, cả về kinh tế lẫn nhân văn, cả về môi trường bền vững lẫn sức khoẻ con người.
Trước Thế Giới Di Động, nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với quy mô lớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn về đất đai, quy trình công nghệ, vốn, đầu ra cho sản phẩm.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần chỉ đạo chặt chẽ việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, tránh sử dụng đất sai mục đích, để lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí đất nông nghiệp.
Đất nước và con người Việt Nam kế thừa một tinh hoa nông nghiệp từ suốt mấy nghìn năm trước. Kết hợp với công nghệ hiện đại và quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể định vị một mũi nhọn đột phá kinh tế, tạo ra các sản phẩm và tập đoàn có quy mô tỷ đô bằng chiến lược trọng tâm là xuất khẩu nông nghiệp.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được trong năm qua, ‘tư lệnh' ngành nông nghiệp thừa nhận còn những hạn chế, khó khăn và nhiều thách thức cần tập trung trong thời gian tới như tốc độ tăng kim ngạch xuất hiệu có dấu hiệu chững lại, tiến độ gỡ ‘thẻ vàng’ còn chậm.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.