Bất động sản
Đầu tư thời 'tiền rẻ': Dạt về tỉnh lẻ hay ôm chặt chung cư?
Giá chung cư tăng vọt khiến dòng tiền chảy mạnh về các tỉnh lẻ sau thông tin sáp nhập, nhưng xu hướng này cũng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rủi ro.

Chu kỳ “tiền rẻ” đang dần hình thành
Thị trường năm 2025 đón nhận hàng loạt tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất vay hạ nhiệt. Theo ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, đây là những dấu hiệu rõ rệt của một chu kỳ “tiền rẻ” đang hình thành.
Bên cạnh đó, các gói tín dụng, đầu tư công, cùng dòng vốn FDI tăng mạnh từ các tập đoàn quốc tế cũng là động lực lớn, củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các lo ngại về lạm phát, bất ổn kinh tế đã phần nào được giải tỏa. Tâm lý thị trường chuyển từ phòng thủ sang chấp nhận rủi ro có tính toán.
Giá vàng lập đỉnh lịch sử, thị trường chứng khoán hút mạnh dòng tiền - đây là những yếu tố khiến bất động sản tiếp tục là nơi trú ẩn an toàn và có tiềm năng sinh lời dài hạn.
Năm 2025 mở ra một bức tranh hoàn toàn khác so với các giai đoạn trước đó của thị trường bất động sản Việt Nam. Những gì đang diễn ra không chỉ phản ánh sự tiếp nối sau phục hồi của thị trường, mà còn hé lộ một giai đoạn tăng trưởng mới.
Thị trường được thúc đẩy bởi các yếu tố vĩ mô, chính sách điều tiết tích cực và những thay đổi trong hành vi đầu tư. Cơ hội đầu tư bất động sản rất rộng mở trong thời gian tới, ông Trung nhận định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, đi cùng các cơ hội lớn là các rủi ro luôn song thành. Các nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trước các làn sóng đầu tư. Giai đoạn hiện nay được ví như “chia miếng bánh” – người tỉnh táo sẽ chọn được phần ngon nếu dựa trên dữ liệu và phân tích thực tế.
Và ngược lại, những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, chạy theo các cơn sốt ảo của thị trường sẽ chịu rủi ro.
Ông Trung dẫn chứng, thời gian vừa qua, một yếu tố khiến thị trường bùng nổ cục bộ là thông tin - dù mới ở mức đồn đoán - về chủ trương sáp nhập các tỉnh, tái phân bổ trung tâm hành chính.
Đây là "chất xúc tác" mạnh khiến nhà đầu tư đổ xô gom đất tại các khu vực như Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương… Thế nhưng, nhưng nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư rất dễ mắc kẹt dài hạn vì giá đã vượt xa giá trị thực.
Vị chuyên gia này cho rằng, thay vì chạy theo cơn sốt đất, nhà đầu tư cần tập trung vào yếu tố thanh khoản của các dự án và kiểm soát đòn bẩy tài chính.
Trước khi quyết định xuống tiền, nhà đầu tư phải trả lời được các câu hỏi: "Ai sẽ mua lại? Ai sẽ thuê? Ai sẽ sống ở đó”. Nhà đầu tư cần nhìn vào dòng tiền, mức độ hoàn thiện hạ tầng, dân cư và nhu cầu thực tế. Đây mới chính là các yếu tố quyết định hiệu quả của việc đầu tư, ông Trung nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, trước đó, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho rằng, các nhà đầu tư lao vào các cơn sốt đất nền tại các địa phương cần hết sức cẩn trọng.
Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, giá bất động sản không tăng chỉ vì sáp nhập, mà phụ thuộc vào nền tảng kinh tế và sự phát triển hạ tầng thực tế. Không có sự đầu tư đồng bộ vào giao thông, tiện ích và các khu đô thị, thì việc sáp nhập chỉ là một thông tin nhất thời, không thể tạo ra giá trị bền vững.
Cân nhắc chung cư hay đất nền
Thay vì mạo hiểm về các tỉnh lẻ, ông Trung cho rằng, chung cư và thấp tầng Hà Nội vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn.
Theo ông Trung, nhiều người lo ngại giá căn hộ Hà Nội hiện đã quá cao, khó còn “room" tăng, gây rủi ro cho các nhà đầu tư. Dù vậy, nếu quy đổi ra vàng thì mức tăng giá chỉ tương đương.
Hơn nữa, thu nhập người dân dù chưa tăng tương ứng nhưng Chính phủ đang từng bước giảm gánh nặng chi phí sống như miễn học phí, tạo điều kiện tích lũy tốt hơn cho người dân.
Tháng 3/2025, thị trường bất động sản ghi nhận hàng loạt diễn biến đặc biệt. Tại Hà Nội, thị trường sơ cấp đã ghi nhận ba dự án thấp tầng và năm dự án cao tầng chính thức ra mắt với tổng quỹ hàng khoảng 10.000 căn hộ.
Bên cạnh các chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Masterise Homes, MIK Group thị trường xuất hiện các dự án mới của các chủ đầu tư khác như Tân Hoàng Minh.
Việc nguồn cung mở mới phong phú hơn cũng giúp người mua nhà, nhà đầu tư có thêm lựa chọn và tham chiếu. Các chủ đầu tư lần lượt cho ra mắt dự án, khởi công, là tín hiệu cho thấy, pháp lý của các dự án được “giải phóng”, thị trường đang “hưng phấn”.
Ông Trung dự báo đến năm 2030, Hà Nội sẽ tăng thêm khoảng 2 triệu dân - tương đương cần thêm hơn 1 triệu căn nhà. Trong khi đó nguồn cung năm 2025 dự kiến chỉ khoảng 30.000 căn - cho thầy tiềm năng tăng giá còn rất lớn nếu xét đến yếu tố cung - cầu dài hạn.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề đối với các nhà đầu tư ở trung tâm các thành phố lớn là giá trị đầu tư. Với mức giá cao, các sản phẩm chung cư hay thấp tầng tại khu vực này chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính mạnh, sẵn dòng tiền.
Thế nhưng, không phải nhà đầu tư nào cũng có nguồn tiền lớn để đầu tư các sản phẩm này. Trái lại, các sản phẩm đất nền tỉnh lẻ lại có ưu thế hơn hẳn về mức giá rẻ.
Ông Trung cũng thừa nhận rằng, nếu các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi để mua nhà trong nội đô, khu vực phía Tây hay kể cả thị trường mới như Cổ Loa để có những sản phẩm rẻ thì rất khó.
Thay vào đó, các nhà đầu tư có thể di chuyển sang các khu vực vùng ven, gần Hà Nội với cơ sở hạ tầng hoàn thiện, giao thông kết nối tốt với khu vực trung tâm thành phố để tìm kiếm các cơ hội đầu tư với mức giá hấp dẫn hơn.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Giá căn hộ chung cư sẽ tiếp tục tăng
Một lượng lớn nguồn cung căn hộ cao cấp, hạng sang gia nhập thị trường là nguyên nhân chính đẩy giá chung cư tại Hà Nội và TP.HCM tăng mạnh trong năm vừa qua.
Chung cư dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội 2025
Thị trường ngày càng khan hiếm các dự án có giá dưới 60 triệu/m2, nhiều dự án có mức giá trên 100 triệu đồng/m2 dù nằm cách xa trung tâm thành phố.
Giá chung cư Hà Nội khó giảm
Giá chung cư Hà Nội không còn tình trạng sốt nóng như nhiều tháng trước.
Shopee bóp chẹt shophouse
Nhà mặt phố từng được xem là 'gà đẻ trứng vàng' nhưng đang dần mất đi sức hút do người tiêu chuyển chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Đầu tư thời 'tiền rẻ': Dạt về tỉnh lẻ hay ôm chặt chung cư?
Giá chung cư tăng vọt khiến dòng tiền chảy mạnh về các tỉnh lẻ sau thông tin sáp nhập, nhưng xu hướng này cũng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rủi ro.
Shopee bóp chẹt shophouse
Nhà mặt phố từng được xem là 'gà đẻ trứng vàng' nhưng đang dần mất đi sức hút do người tiêu chuyển chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến.
Bắc Ninh tháo gỡ vướng mắc phát triển nhà ở xã hội
Tỉnh Bắc Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là đối với công nhân khu công nghiệp và các đối tượng có thu nhập thấp.
Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu
Gelex đặt mục tiêu năm nay duy trì tăng trưởng ổn định trong các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.
SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan
Báo cáo thường niên năm 2024 của SK Group công bố mới đây ghi nhận các khoản đầu tư vào cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán.
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.