Đề xuất phương án tổ chức bộ máy chính quyền mới cho các đặc khu kinh tế

Minh Anh Thứ sáu, 12/01/2018 - 08:36

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia về việc tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội đã đề xuất một phương án mới tổ chức bộ máy chính quyền tại đặc khu kinh tế.

Huyện đảo Phú Quốc

Tranh cãi về thể chế chính quyền 

Uỷ ban Pháp luật Quốc hội vừa có báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu kinh tế)

Một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo lần này là các quy định về việc xác định mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Theo Uỷ ban Pháp luật cho biết, vấn đề xác định mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại các đặc khu hiện còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, đối với hai phương án tổ chức chính quyền địa phương tại đặc khu kinh tế: 

Phương án 1, không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) mà thực hiện thiết chế Trưởng Đơn vị đặc khu kinh tế (Trưởng đặc khu) do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và phương án 2, tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế gồm có HĐND và UBND.

Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Không có cơ sở thẩm tra các Đề án thành lập đặc khu kinh tế

Qua tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Pháp luật cho biết, đa số ý kiến tán thành với phương án 1, một số ý kiến tán thành với phương án 2 và một số ý kiến khác đề nghị xây dựng phương án mới theo hướng kết hợp các ưu điểm của hai phương án.

Về phương án 1, theo Uỷ ban Pháp luật, phương án này có ưu điểm là bảo đảm tinh gọn bộ máy, đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, năng động, linh hoạt, điều hành nhanh nhạy;  xác định rõ và đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, khắc phục được tình trạng “núp bóng” tập thể để né tránh trách nhiệm. 

Đồng thời, có tính đột phá mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu xây dựng các đặc khu kinh tế với “thể chế vượt trội”, nhằm “thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị”.

Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Pháp luật  và một số đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính hợp hiến của phương án này. 

Loại ý kiến thứ hai, cho rằng phương án 1 không trái quy định của Hiến pháp vì Chương IX của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương quy định có độ "mở” để tạo không gian cho cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương khi cần thiết. Quốc hội có thể sửa đổi quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tổ chứcchính quyền địa phương ở đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo chủ trương của Đảng

Để khắc phục hạn chế của phương án 1, Uỷ ban Pháp luật tán thành đề xuất của cơ quan soạn thảo về việc quy định bổ sung thiết chế Hội đồng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đặt bên cạnh Trưởng đặc khu.

Theo đó, Hội đồng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cơ quan hành chính do Thủ tướng Chính phủ thành lập ở từng đơn vị đặc khu, hoạt động thường xuyên, có thành phần bao gồm đại diện cơ quan nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, đại diện nhà đầu tư chiến lược, đại diện cộng đồng doanh nghiệp tại đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và thành viên khác. 

Hội đồng thực hiện ba nhóm nhiệm vụ chính là tư vấn, phản biện về một số vấn đề quan trọng trước khi Trưởng đặc khu, cảnh báo về những rủi ro, hạn chế, bất cập trong hoạt động, đánh giá về công tác quản lý, điều hành của Trưởng đặc khu đặc biệt để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về phương án 2, chính quyền đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt gồm có HĐND và UBND tương tự như ở các đơn vị hành chính hiện nay, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội, chuyên gia và Thường trực Uỷ ban Pháp luật không tán thành vì cho rằng phương án này chưa thực sự đổi mới, cải cách, chưa mang tính đột phá về thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị.

Đề xuất tổ chức bộ máy chính quyền đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt 

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và qua thảo luận, phân tích các ưu điểm, hạn chế của hai phương án do Chính phủ trình, nhiều ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Pháp luật đề xuất thiết kế phương án 3 về tổ chức bộ máy chính quyền đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã nêu trong phần đầu của Báo cáo này. 

Theo phương án 3, chính quyền địa phương ở đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Hội đồng đặc khu) và Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Ủy ban đặc khu) được tổ chức tinh gọn, chỉ quyết định một số vấn đề quan trọng, mang tính định hướng lớn, còn chủ yếu tập trung phân quyền, phân cấp thẩm quyền quản lý, điều hành ở đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cho Chủ tịch Ủy ban đặc khu. 

Hầu hết các thẩm quyền về điều hành, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội tại đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được tập trung cho Chủ tịch Uỷ ban đặc khu để tăng tính chủ động, linh hoạt (tương tự các nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo Phương án 1 do Chính phủ trình);

Thực chất đây là phương án kết hợp nhiều ưu điểm của cả phương án 1 và phương án 2 do Chính phủ trình và được hoàn thiện thêm để khắc phục các hạn chế, phát huy những điểm mạnh của cả hai phương án. 

Nếu thực hiện theo phương án này sẽ vừa bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp, phù hợp với đặc điểm của đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vừa thể hiện được chính quyền gần dân, sát dân, phát huy quyền làm chủ, quyền giám sát của Nhân dân. 

Đồng thời có nhiều đổi mới mạnh mẽ phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, phát huy vai trò, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hành chính đơn vị đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, 

Theo Uỷ ban Pháp luật, qua biểu quyết có 3/12 thành viên tán thành phương án 1; không có thành viên nào tán thành phương án 2; có 9/12 thành viên tán thành phương án 3. 

Uỷ ban Pháp luật đã trình vấn đề này lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, đồng thời, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị để làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Giám sát chặt Trưởng đặc khu kinh tế tránh 'lạm dụng quyền lực'

Giám sát chặt Trưởng đặc khu kinh tế tránh 'lạm dụng quyền lực'

Tiêu điểm -  7 năm
Theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội, cần quy định rõ địa vị pháp lý, thẩm quyền, quy trình xử lý công việc trong các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi giao thẩm quyền vượt trội cho các Trưởng đặc khu.
Giám sát chặt Trưởng đặc khu kinh tế tránh 'lạm dụng quyền lực'

Giám sát chặt Trưởng đặc khu kinh tế tránh 'lạm dụng quyền lực'

Tiêu điểm -  7 năm
Theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội, cần quy định rõ địa vị pháp lý, thẩm quyền, quy trình xử lý công việc trong các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi giao thẩm quyền vượt trội cho các Trưởng đặc khu.
Phó thủ tướng yêu cầu Khánh Hòa hoàn thiện đề án đặc khu Bắc Vân Phong

Phó thủ tướng yêu cầu Khánh Hòa hoàn thiện đề án đặc khu Bắc Vân Phong

Tiêu điểm -  6 năm

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có kết luận về buổi làm việc của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.

Ưu đãi tại các đặc khu kinh tế: Có quá dễ dãi?

Ưu đãi tại các đặc khu kinh tế: Có quá dễ dãi?

Tiêu điểm -  6 năm

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng quy định nhà đầu tư chiến lược chỉ cần đầu tư 44.000 tỷ đồng vào xây dựng casino sẽ được cấp đất tới 99 năm là "dễ dãi".

Bắc Vân Phong có gì trong tay trước khả năng thành đặc khu kinh tế?

Bắc Vân Phong có gì trong tay trước khả năng thành đặc khu kinh tế?

Đầu tư -  6 năm

Trong ba đặc khu kinh tế dự kiến thành lập, Bắc Vân Phong ở thời điểm hiện tại vẫn "tay trắng" và hoàn toàn lép vế so với Vân Đồn và Phú Quốc.

Xây dựng 3 đầu tàu đặc khu kinh tế

Xây dựng 3 đầu tàu đặc khu kinh tế

Tiêu điểm -  7 năm

Việc thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không chỉ có tác động đến 3 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang mà còn là thử nghiệm chính sách, có tác động lan tỏa, đầu tàu kéo tăng trưởng cho cả nước

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  37 phút

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  2 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  4 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.