Điện gió, điện mặt trời: Chưa đấu thầu và tiếp tục đàm phán giá

Nguyễn Cảnh Thứ ba, 02/08/2022 - 08:19

Bộ Công thương cho biết, cơ chế đấu thầu mua điện của các dự án (điện gió, điện mặt trời) đã có chủ đầu tư, đã triển khai dở dang chưa được quy định trong các văn bản pháp luật.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, cơ chế đấu thầu giá điện được thực hiện theo đề xuất gần đây của Bộ Công thương sẽ khiến hàng loạt dự án điện trước nguy cơ phá sản.

Đáng chú ý, đối với phương án đấu thầu mua điện, trong quá trình xây dựng, Bộ Công thương nhận được nhiều phản hồi của các nhà đầu tư. Theo đó, hầu hết phản ứng mạnh, biểu lộ sự không đồng tình và cho rằng: việc đấu thầu mua điện trong thời gian mấy năm là chưa có căn cứ pháp lý vững chắc, ảnh hưởng đến tính toán dòng tiền, khả năng hoàn vốn và trả nợ ngân hàng của các dự án đã triển khai.

Đây là một trong những nội dung báo cáo của Bộ Công thương với Thủ tướng về 2 phương án dành cho các dự án điện gió, điện mặt trời đang triển khai dở dang (gọi chung là các dự án chuyển tiếp).

Trước đó, cơ chế cho các dự án chuyển tiếp đã được bộ này đưa ra trong Báo cáo 17 (hồi tháng 1/2022) và Tờ trình 1513 (tháng 3/2022).

Cụ thể, phương án 1 (trong báo cáo 17) đề xuất chủ đầu tư các dự án đàm phán và ký hợp đồng PPA với bên mua điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) trong khuôn khổ khung giá do Bộ Công thương ban hành.

Phương án 2 (nêu trong tờ trình 1513) là: xây dựng quyết định của Thủ tướng quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp. Theo đó, dự kiến đơn vị mua điện (EVN) sẽ tổ chức đấu thầu mua điện trong thời gian 3 năm, trong khung giá do Bộ Công thương ban hành.

Bộ Công thương phân tích, Luật Điện lực, Luật Giá và nghị định hướng dẫn thi hành Luật Điện lực đã quy định "quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá phát điện" đối với giá bán điện của bên bán điện (trong trường hợp này là các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp) và bên mua điện (trường hợp này là EVN) trong khung giá phát điện do Bộ Công thương phê duyệt.

Đối chiếu các quy định pháp luật liên quan, phương án 1 (đàm phán giá điện giữa chủ đầu tư và EVN trong khung giá do Bộ Công thương ban hành) là tuân thủ tuyệt đối các quy định của Luật Điện lực, Luật Giá và các văn bản hướng dẫn Luật Điện lực. Quy trình, thủ tục xây dựng khung giá, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán điện giữa các bên đã thông suốt, và đang được áp dụng cho các loại hình nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện, tua bin khí.

3 nút thắt trong đề xuất đấu thầu giá điện của Bộ Công thương

Ngược lại, phương án 2 (EVN đấu thầu mua điện) là chưa rõ cơ sở pháp lý, Bộ Công thương nhấn mạnh. Duy nhất tại Điều 5 Quyết định 13/2020 của Thủ tướng có nêu: "Giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới không áp dụng các điều kiện tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được xác định thông qua cơ chế cạnh tranh".

Có thể hiểu cơ chế cạnh tranh là đấu thầu mua điện. Tuy nhiên, bộ cho rằng, cơ chế đấu thầu mua điện của các dự án đã có chủ đầu tư, đã triển khai dở dang chưa được quy định trong các văn bản pháp luật, bao gồm: Luật Điện lực, Luật Giá, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu xây dựng quy định thì sẽ là quy định mới hoàn toàn.

Từ cơ sở phân tích nêu trên, Bộ Công thương nhận định, các dự án điện gió, điện mặt trời trong tương lai cũng sẽ phải thực hiện theo cơ chế: chủ đầu tư dự án đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khuôn khổ khung giá và hướng dẫn do Bộ Công thương ban hành để đảm bảo tuân thủ Luật Điện lực, Luật Giá và các văn bản liên quan. Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng cho áp dụng cơ chế này với các dự án điện gió, điện mặt trời triển khai sau này.

'Cửa tử' với nhiều dự án điện

Như vậy, sau nhiều lần đề cập, rốt ráo về phương án đấu thầu giá điện (đối với các dự án lỡ hẹn vận hành theo thời hạn hưởng giá FIT, chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiến tới bảo đảm sự tăng độ minh bạch, tăng tính cạnh tranh trong quản lý, phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo...), Bộ Công thương đã lựa chọn phương án 'truyền thống' (đàm phán giá điện giữa chủ đầu tư và EVN cho các dự án chuyển tiếp lẫn trong tương lai) để kiến nghị tới Thủ tướng. 

Đáng chú ý, nhằm giải quyết dứt điểm cơ chế cho các dự án chuyển tiếp, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, Bộ Công thương còn đưa ra đề xuất đối với các dự án đã được công nhận vận hành thương mại (COD). Theo đó, Bộ đề nghị Thủ tướng có văn bản chỉ đạo để Bộ Công thương có cơ sở hướng dẫn việc rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa EVN với các chủ đầu tư nhằm hài hòa lợi ích giữa bên bán – bên mua – người tiêu dùng điện và nhà nước.

Đồng thời, bộ này đề nghị bãi bỏ các Quyết định 13/2020 (về cơ chế khuyến khích phát điện điện mặt trời), Quyết định 37/2011 và Quyết định 39/2018 về cơ chế phát triển điện gió. Cụ thể, hiện nay các điều khoản về giá điện FIT đã hết hiệu lực áp dụng (điện mặt trời là từ 1/1/2021, điện gió là từ 1/11/2021). Tuy nhiên, về pháp lý, các Quyết định (13, 37 và 39) vẫn còn hiệu lực thi hành.

Tại các quyết định này, một số nội dung không còn phù hợp như: thời hạn hợp đồng mua bán điện 20 năm (với điện mặt trời mái nhà tối đa 20 năm), giá mua điện điều chỉnh theo biến động tỷ giá VNĐ/USD và thời gian áp dụng giá điện 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại, Trách nhiệm mua toàn bộ điện năng của EVN.

Các chính sách/quy định nêu trên (cùng với giá FIT) chỉ nên được áp dụng trong thời gian nhất định để hỗ trợ/khuyến khích đầu tư vào điện gió, điện mặt trời. Trong bối cảnh hiện nay, giá điện gió, điện mặt trời trên thế giới có hướng ngày càng giảm, quy mô điện gió, điện mặt trời ngày càng mở rộng, thị trường công nghệ, thiết bị điện gió, điện mặt trời đã trở nên cạnh tranh hơn... ‘Việc duy trì tiếp tục các chính sách hỗ trợ nêu trên không còn phù hợp’, Bộ Công thương đánh giá.

Trong 3 năm (2019-2021) đã có sự phát triển rất nhanh của các nguồn điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam. Đến nay, theo báo cáo của EVN và các địa phương, trong tổng số khoảng 78.120MW công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc, có khoảng 16.500MW điện mặt trời (gồm 8.900MW điện mặt trời tập trung và khoảng 7.600MW điện mặt trời mái nhà), khoảng 4.120MW điện gió đã vào vận hành, được hưởng giá FIT theo các quyết định của Thủ tướng.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều dự án/phần dự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai trên thực tế nhưng không vào kịp thời hạn được hưởng giá FIT (trong đó 62 dự án điện gió, tổng công suất khoảng 3.480MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn nên chưa có giá bán điện, 5 dự án/phần dự án điện mặt trời (tổng công suất khoảng 452MW đang chờ xác định giá bán điện), một số dự án khác cũng đã triển khai dở dang.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  59 phút

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  1 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  8 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  14 phút

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  18 phút

Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  59 phút

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  1 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  7 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.