Diễn đàn quản trị
Doanh nghiệp cần tôn trọng văn hóa bảo vệ dữ liệu cá nhân
Để đạt được và duy trì sự tin cậy của khách hàng vào chất lượng dịch vụ và sản phẩm, việc hiểu biết và hành động dành cho quyền riêng tư về dữ liệu phải được thấm nhuần ngay trong mỗi doanh nghiệp.

Một khảo sát về an toàn thông tin toàn cầu do EY thực hiện năm 2020 cho thấy, các mối đe dọa từ không gian mạng và liên quan đến quyền riêng tư đang gia tăng. Cụ thể, 59% tổ chức tại Đông Nam Á đã gặp phải các vi phạm bảo mật dữ liệu đáng kể hoặc nghiêm trọng trong vòng 12 tháng ngay trước thời điểm khảo sát.
Tuy nhiên, bất chấp rủi ro ngày càng gia tăng này, chỉ có 43% tổ chức tại khu vực đưa các chương trình an ninh mạng vào giai đoạn lập kế hoạch cho các sáng kiến kinh doanh mới. Thêm vào đó, có 53% tổ chức phân bổ ít hơn 15% ngân sách an ninh mạng của mình cho các sáng kiến mới.
Ông Robert Trần, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ an toàn thông tin EY Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy văn hóa bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp như một đích đến xa hơn mục tiêu tuân thủ.
Ông khẳng định, để đạt được và duy trì sự tin cậy của khách hàng vào chất lượng dịch vụ và sản phẩm của một tổ chức và doanh nghiệp, việc hiểu biết và hành động dành cho quyền riêng tư về dữ liệu phải được thấm nhuần ngay trong mỗi tổ chức và doanh nghiệp đó.
"Việc không tôn trọng văn hóa bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể khiến khách hàng tin rằng dữ liệu cá nhân của họ không được tôn trọng, dẫn đến tổn hại tới uy tín của tổ chức”, đại diện EY nói trong hội thảo về tác động của Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam do EY phối hợp Mastercard tổ chức.

Bà Winnie Wong, Giám đốc quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào nhận định, khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng lối sống ưu tiên kỹ thuật số, việc bảo vệ dữ liệu đã trở thành điều tối quan trọng đối với các doanh nghiệp để bảo vệ khách hàng và giảm thiểu rủi ro của vi phạm dữ liệu.
Trong bối cảnh pháp luật đang có nhiều thay đổi, cùng lúc với sự leo thang của các mối đe dọa về quyền riêng tư và an ninh mạng, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Chỉ còn một tháng trước khi chính thức có hiệu lực thi hành, Nghị định 13/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân được kỳ vọng sẽ có những tác động đáng kể đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam hiện nay.
Theo quy định của nghị định này, các tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng áp dụng phải thực hiện một số hoạt động như: triển khai các biện pháp kỹ thuật mới để bảo vệ dữ liệu, xây dựng các chính sách và quy trình mới, thay đổi cách tiếp cận và giao tiếp với khách hàng, đồng thời chuẩn bị các loại báo cáo mới để nộp cho cơ quan chức năng.
Nghị định 13 được dự đoán sẽ định hình lại bối cảnh pháp lý trong nước liên quan, đồng thời tạo ra các tác động sâu rộng khi nghị định này có phạm vi áp dụng xuyên biên giới. Nghị định này có thể được áp dụng đối với tất cả các chủ thể, cho dù hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam hay tại nước ngoài, tham gia xử lý dữ liệu cá nhân của người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Với việc ban hành Nghị định 13, Việt Nam đã thuộc nhóm các quốc gia khác trong ASEAN đã ban hành và thực hiện luật và quy định liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Điều này cũng đồng thời thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra một văn bản pháp lý hợp nhất và toàn diện đầu tiên về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo tiền đề để Việt Nam tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, đặt ra trong Quy định về bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu được ban hành ngày 27/4/2016 bởi Liên minh Châu Âu (GDPR).
Xâm phạm dữ liệu cá nhân ở Việt Nam có thể bị xử lí hình sự
Quá trình xây ứng dụng dữ liệu dân cư ở địa phương gặp nhiều khó khăn
Pháp lý, hạ tầng công nghệ, dịch vụ công và nguồn lực là 4 nhóm vấn đề gặp nhiều vướng mắc tại các địa phương khi mở rộng Đề án 06 (Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia).
Cuộc đua xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
Trong bức tranh thị trường toàn cầu, Việt Nam mới chỉ có khoảng 30 trung tâm dữ liệu, chiếm chưa được 1% số lượng trên toàn cầu. Điều đó cho thấy thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Dữ liệu - "Nhiên liệu" thúc đẩy kinh tế toàn cầu
Bạn ăn gì sáng nay? Bạn cao bao nhiêu? Lần cuối cùng bạn mua sắm trực tuyến là khi nào?... Dữ liệu xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta, vậy chính phủ các nước cần làm gì để có thể điều chỉnh dữ liệu một cách phù hợp?
'Nỗi đau' của những thành phố không có dữ liệu
Không chỉ doanh nghiệp và người dân sẽ gặp khó khăn khi tìm hiểu, tra cứu thông tin, mà chính quyền cũng sẽ không kết nối được với các hệ thống thông tin, hoạt động chuyên ngành, nếu như không có dữ liệu.
Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".