Tiêu điểm
Doanh nghiệp Việt cần có kế hoạch thích ứng với Covid-19 để bứt phá
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, để vượt qua đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt những cơ hội do khủng hoảng mang lại, không nên "xua đuổi" nó mà cần thích ứng để tạo động lực mới cho tăng trưởng.

Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu là cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng nặng nề và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng dẫn chứng, đại dịch SARS năm 2002 - 2003 đã khiến thế giới mất 30 tỷ USD; đại dịch MERS-COV năm 2012, thế giới mất 90 tỷ USD; đại dịch EBOLA năm 2014 -2016, thế giới mất 75 tỷ USD.
Tuy nhiên, những con số đó chưa là gì so với những thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra. Chưa bệnh dịch nào gây thiệt hại đến 100 tỷ USD, nhưng ngay từ cuối năm 2019 khi đại dịch bùng phát, nhiều tổ chức nghiên cứu kinh tế đã dự báo dịch bệnh này sẽ làm loài người mất hơn 4.000 tỷ USD.
Mới đây nhất, Ngân hàng Thế giới thậm chí đã nhận định, năm 2020, kinh tế toàn cầu có thể sẽ "bốc hơi" 5 nghìn tỷ USD. Mặt khác, hệ quả do Covid-19 gây ra còn rất dai dẳng, nếu 2 năm nữa kinh tế thế giới mới hồi phục, thiệt hại sẽ còn lớn hơn nữa.
Đối với tình hình kinh tế Việt Nam, ông Thiên cho rằng, Covid-19 cũng đang để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là những tác động không mong muốn, khách quan từ bên ngoài, vượt tầm kiểm soát của nền kinh tế trong nước.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, kinh tế đạt mức tăng trưởng 2,12%, đây là mức thấp nhất giai đoạn 2011-2020
Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 1,81%.
Bên cạnh đó, việc Covid-19 bùng lên rất dữ dội ở châu Âu, trong khi đó Việt Nam vừa mới ký hàng loạt hiệp định thương mại với khu vực này và rất kỳ vọng vào hiệu quả do những hiệp định này mang lại. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, hiệu quả kinh tế khó có thể đạt như mong đợi.
Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong một thế giới mới. Trong đó, mọi hoạt động đều gắn với toàn cầu hoá, nhưng dịch bệnh Covid-19 xuất hiện khiến loài người "đứng yên một chỗ", dẫn đến đứt gãy mọi chuỗi sản xuất kinh doanh.
Kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do nền kinh tế có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường.
Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Thu nhập, lao động, việc làm bị ảnh hưởng, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Theo ông Thiên, tình thế này buộc nền kinh tế trong nước phải xem xét lại toàn bộ cấu trúc và có hướng phát triển mới. Bởi bên cạnh khó khăn, thách thức, dịch bệnh cũng mang lại những cơ hội lớn.
Vị chuyên gia này cho rằng, Covid-19 là cuộc khủng hoảng gây thiệt hại nặng nề nhất nhưng cũng là cuộc khủng hoảng mang tính "phá hủy - sáng tạo". Thế giới phải nhìn nhận lại vai trò của công nghệ và kết nối vạn vật. Xu thế của cuộc cách mạng 4.0 yêu cầu các doanh nghiệp phải chuyển đổi số, xây dựng những mô hình kinh doanh phù hợp để tồn tại và phát triển.
"Để phát triển, nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tốt những cơ hội do khủng hoảng mang lại chứ không phải xua đuổi nó. Chúng ta không nên lãng phí cuộc khủng hoảng này mà cần thích ứng với nó, tạo động lực mới cho tăng trưởng", ông Thiên nhận định.
Minh chứng cho điều này, ông Thiên cho biết, ngay tại Mỹ, 6 tháng đầu năm 2020, các báo cáo chính thức cho thấy đã có 3.604 doanh nghiệp xin bảo hộ phá sản, tăng 26% so cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên số người giàu ở Mỹ cũng đang tăng lên mạnh mẽ và nhiều người giàu đang giàu thêm. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, bất chấp đại dịch, nước Mỹ có thêm 29 tỷ phú, tài sản tỷ phú tăng 20% và 5 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ (Jeff Bezos, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Warren Buffett và Larry Ellison) đã có tài sản tăng 101,7 tỷ USD.
Sau Covid-19, kinh tế thế giới hiện không trở lại như trước đó mà xuất hiện một thời kỳ kinh tế mới dựa trên không gian, thực thế và những nguồn lực mới. Vì vậy, mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồng để phải chuẩn bị tâm thế tốt nhất để nắm bắt, thích ứng và sáng tạo.
Tuy nhiên vị chuyên gia này cũng lo ngại những thách thức Việt Nam sẽ gặp phải khi sống trong bối cảnh thế giới mới này. Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội để bật lên sau đại dịch hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng “đứng dậy” của bộ phận doanh nghiệp.
Trong khi đó, 96% số doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, không có tính kết nối chuỗi. Nguồn lực của nền kinh tế, sức sáng tạo của các doanh nghiệp có hạn. Với cấu trúc kinh tế này, tồn tại trong trạng thái bình thường cũ đã khó chứ đừng nói phát triển được trạng thái “bình thường mới”, ông Thiên nhận định.
Chính sách nào phù hợp để vực dậy nền kinh tế trong thời gian tới?
Chuyện những con tàu sang trọng vượt bão Covid-19
Luôn dự trữ “lương khô” đủ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong vòng ít nhất 6 tháng, chủ động và linh hoạt để tìm kiếm doanh thu và coi Covid-19 là thời cơ để nâng cấp “sức khoẻ” là những điều đã giúp Lux Group vượt qua khủng hoảng, đồng thời, chuẩn bị cho sự vươn mình mạnh mẽ hậu đại dịch.
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 không đạt vì Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 và cả mục tiêu bình quân 5 năm 2016-2020 không đạt kế hoạch đề ra.
Covid-19 thúc đẩy mô hình bếp trên mây tại Việt Nam
Thay vì đi ăn ở ngoài, ngày càng nhiều người có xu hướng đặt thức ăn giao đến tận nơi. Điều này khiến giới chuyên gia đự đoán mô hình "bếp đám mây" sẽ trở thành tương lai của ngành ăn uống.
Áp lực của các công ty giao vận thương mại điện tử mùa Covid-19
Trung bình trong thời kỳ giãn cách xã hội, thời gian giao hàng thương mại điện tử tại các nước Đông Nam Á tăng thêm 52%, tức chậm đi gần 1 ngày, đạt trung bình 2,8 ngày/đơn hàng.
VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kỳ vọng hoàn thành năm 2030.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công cuối năm 2025
Chính phủ đặt mục tiêu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 403km vào tháng 12/2025 với tổng vốn đầu tư hơn 194.000 tỷ đồng, kỳ vọng thúc đẩy vận tải và phát triển đô thị.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kỳ vọng hoàn thành năm 2030.
Chuyên gia dự báo giá vàng có thể chạm ngưỡng 4.000 USD/oz
Giá vàng được dự báo tăng mạnh lên 4.000 USD/ounce vào quý I/2026 khi uy tín của Mỹ suy giảm và Fed đối mặt nguy cơ mất tính độc lập.
Ra mắt phòng chờ sân bay Techcombank Private Lounge
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) ra mắt không gian Techcombank Private Lounge đầu tiên tại sân bay Nội Bài, dành riêng cho hội viên Private và Priority – đánh dấu bước tiến mới trong hành trình cá nhân hóa đặc quyền, nâng tầm trải nghiệm của khách hàng cao cấp.
SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo.
NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Giá vàng hôm nay 14/5: SJC chạy trước quốc tế
Giá vàng hôm nay 14/5 giữ nguyên đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, sau khi tăng tới 1,5 triệu đồng mỗi lượng trong phiên hôm qua, đi trước đà tăng của thị trường quốc tế.
BIM Land ra mắt bộ sưu tập biệt thự phố Valley Town giữa lòng Thanh Xuan Valley
Tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây dự án Thanh Xuan Valley, Valley Town là phân khu thương mại duy nhất được BIM Land giới thiệu với số lượng giới hạn chỉ 81 căn biệt thự phố mang phong cách Địa Trung Hải, kết hợp giữa không gian sống, nghỉ dưỡng và khai thác kinh doanh.