Từ sau khi xuất hiện vào năm 2009 và được sử dụng trong giao dịch hàng hóa đầu tiên vào năm 2010, Bitcoin đã tạo ra một cơn sốt trên toàn cầu. Và từ đó, vô số những loại điện tử khác như Ethereum, Binance Coin… ra đời. Dogecoin là một đồng tiền nổi tiếng trong số này, không chỉ vì độ phổ biến của đồng tiền mà còn là những vấn đề sở hữu trí tuệ xung quanh nó.
Sinh ra từ một trò đùa
Hoàn toàn không giống những đồng tiền điện tử khác, Dogecoin được sinh ra nhằm mục đích “tấu hài”. Năm 2013, hai nhà lập trình Palmer và Billy Markus đã sáng tạo ra đồng tiền này để chế giễu…. những người phát cuồng vì tiền điện tử. Kể từ đó, mặc dù không bằng Bitcoin nhưng giá trị của Dogecoin cũng tăng chóng mặt khiến cho tất cả mọi người, kể cả những người sở hữu đồng tiền này phải bất ngờ. Có thời điểm, giá trị của đồng tiền này đã lên tới 80 tỷ USD.
Sinh ra từ một trò đùa, hai nhà sáng lập không hề nghĩ đến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cho Dogecoin khi đồng tiền này ra đời. Chính vì vậy, khi Dogecoin bắt đầu tăng giá mạnh vào năm 2021, những rắc rối của họ bắt đầu. Rất nhiều bên đã đạo nhái tên và hình ảnh của Dogecoin để lừa đảo nhà đầu tư. Thậm chí, có nhà đầu tư còn tuyên bố sẽ kiện các nhà sáng lập vì cho rằng những người này phải chịu trách nhiệm cho số tiền mà họ bị lừa.
Chính vì thế, vào tháng 8 năm 2021, các nhà sáng lập Dogecoin đã khôi phục tổ chức phi lợi nhuận Dogecoin Foundation LLC nhằm quản lý và ngăn chặn những vấn đề gian lận liên quan đến Dogecoin.
Giành lại những thứ thuộc về mình
Khi đăng ký nhãn hiệu cho chính sản phẩm của mình sau 8 năm, đơn đăng ký nhãn hiệu của Dogecoin Foundation tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã phải cạnh tranh với “ít nhất 100” đồng tiền điện tử khác không liên quan đến các nhà sáng lập nhưng lại đang sử dụng tên Dogecoin.
Mới đây, vào ngày 6 tháng 4 năm 2022, Dogecoin Foundation đã đệ trình phản đối nhãn hiệu lên USPTO nhằm ngăn cản công ty Dogetipbot LLC đăng ký nhãn hiệu DOGETIPBOT (DOGE TIP BOT).
Tuy nhiên, “dogetipbot” là một bot (bot hay robot mạng là các ứng dụng phần mềm chạy những tác vụ tự động trên mạng) có nhiều mối liên hệ với Dogecoin. Bot này đã xuất hiện từ lâu và đằng sau nó là cả một một câu chuyện thú vị gắn với đồng tiền ảo này.
Dogetipbot – nhãn hiệu đầy tai tiếng
Năm 2014, doanh nhân Josh Mohland đã tạo ra dogetiptot, một công cụ cho phép người dùng tặng nhau Dogecoin khi họ đăng tải một nội dung hay trên Reddit. Từ đó, người dùng Dogecoin giới thiệu cho nhau những nội dung hay trên các nền tảng như Reddit, Patreon và thậm chí là YouTube.
Dogtipbot đã góp phần giúp Dogecoin được sử dụng nhiều hơn rất nhiều so với các loại tiền điện tử khác. Thật không may, vào năm 2017, Josh thông báo rằng ông đã phá sản trên Reddit, nên phải đóng cửa dịch vụ và lấy toàn bộ Dogecoin có trên nền tảng này để trang trải chi phí hoạt động và các khoản nợ cá nhân. Chính vì vậy, người dùng Reddit đột nhiên bị tước đoạt hết tiền mà chẳng thể làm gì.
Sau đó, một người đàn ông tên là Ricardo Santiago đã nộp thủ tục giấy tờ thành lập công ty TNHH Dogetipbot LLC. Và dĩ nhiên, đây không phải là người đã tạo ra dogetipbot - Josh Mohland - vào năm 2014.
Chắc chắn rằng, vào thời gian đầu, dogetipbot đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Dogecoin. Tuy nhiên, trong tranh chấp nhãn hiệu tiền điện tử này, rất khó để phân định được liệu công ty Dogetipbot hiện tại có mối liên hệ gì với dogetipbot ban đầu.
Ai sẽ là người chiến thắng?
Kể từ khi ra đời, các đồng tiền điện tử đã vấp phải nhiều tranh chấp về nhãn hiệu. Thật không may cho những nhà sáng lập Dogecoin, đồng tiền ảo của họ liên tiếp gặp vận đen.
Bất luận kết quả cuối cùng như thế nào, Dogetipbot LLC sẽ phải trả lời thông báo phản đối, nếu không, nhãn hiệu này sẽ bị hủy bỏ. Hiện tại, đơn đăng ký nhãn hiệu của Dogetipbot vẫn đang ở trong tình trạng phản đối chờ xử lý.
Từ vụ kiện này, chúng ta nhận thấy rằng kể cả khi không tin rằng công ty của mình có khả năng phát triển, doanh nghiệp vẫn nên cân nhắc về việc đăng ký sở hữu trí tuệ bởi biết đâu một ngày nào đó doanh nghiệp của họ có thể đạt giá trị lên đến 80 tỷ USD và có thể chịu thiệt hại nặng nề chỉ vì không đăng ký nhãn hiệu khi thành lập.
Trong lĩnh vực công nghệ, Viettel là một trong những doanh nghiệp có nhiều đổi mới sáng tạo nhất Việt Nam. Đầu tháng 6 này, doanh nghiệp lại vừa nhận thêm 1 văn bằng độc quyền sáng chế của Mỹ, nâng tổng số văn bằng sáng chế được cấp bởi quốc gia này lên con số 12.
Coca-Cola là một trong những hãng nước ngọt có ga có giá trị lớn nhất trên thế giới. Và công cuộc bảo vệ công thức bí mật của loại đồ uống này cũng hết sức li kỳ. Vụ án về việc đánh cắp bí mật thương mại của Coca-Cola là một trong những vụ việc nổi tiếng nhất về xâm phạm sở hữu trí tuệ trên thế giới.
Pakistan là đất nước luôn phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, chính trị, xã hội, từ nghèo đói, mù chữ , tham nhũng cho đến khủng bố. Thế nhưng, từ vùng đất này, một công ty khởi nghiệp công nghệ ra đời, không chỉ có tiếng vang trong khu vực mà còn trên thế giới.
Với nhiều doanh nghiệp hiện tại, công nghệ là động lực phát triển chính của công ty. Trong khi đó, một công ty toàn cầu P&G lại coi kiểu dáng công nghệ sáng tạo là động lực lớn nhất để nâng tầm thương hiệu.
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.