Đổi nợ thành cổ phần: Còn cách nào khác cho doanh nghiệp địa ốc?

Dũng Phạm Chủ nhật, 17/11/2024 - 13:04

Để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn buộc phải chọn giải pháp phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.

Hàng loạt nhà phát triển bất động sản trên thị trường đã và đang liên tục phải thực hiện những biện pháp tái cấu trúc lại các khoản nợ như phát hành riêng lẻ cổ phiếu, tái phát hành trái phiếu, xoay vòng vốn tín dụng… nhằm duy trì dòng tiền kinh doanh và đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của công ty. Trong đó, biện pháp được ưu tiên là phát hành cổ phiếu.

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu này không diễn ra thuận lợi với nhiều doanh nghiệp khi mà thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự phục hồi. Thậm chí, quý III vừa qua còn được coi là một trong những quý “bết bát” nhất của nhóm kinh doanh địa ốc trong nhiều năm gần đây.

Thị trường địa ốc chưa thực sự khởi sắc là rào cản cho tiến trình cơ cấu nợ của các doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh

Vẫn là phát hành cổ phần hoán đổi công nợ...

Trong các giải pháp tái cơ cấu nợ, phát hành cổ phiếu để hoán đổi công nợ là biện pháp được nhiều doanh nghiệp ưu tiên vì nó giúp giải quyết dứt điểm một số khoản nợ. Một số bước đầu đã làm được.

Mới đây nhất, hôm 11/11, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) cho biết đã phát hành thành công hơn 34,9 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ.

Tỷ lệ hoán đổi là 10.000:1, tương ứng 10.000 đồng nợ sẽ hoán đổi thành 1 cổ phiếu SCR phát hành mới. Thời gian chuyển giao cổ phiếu dự kiến trong tháng 12/2024.

Phía công ty cho biết đã phát hành thành công cho ba chủ nợ trong hệ sinh thái của Tập đoàn TTC là Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công, Công ty CP Khu công nghiệp Thành Thành Công và Công ty CP Thành Thành Nam.

Toàn bộ số cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của TTC Land đã tăng từ 3.957 tỷ đồng lên 4.306 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9, nợ phải trả của TTC Land là 5.775 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 13% lên 1.830 tỷ đồng.

Trước đó, ở trường hợp của Văn Phú Invest, quỹ đầu tư của Ủy ban Đầu tư quốc gia Oman (Vietnam Oman Investment - VOI) đã chuyển đổi 690 tỷ đồng trái phiếu sang gần 30 triệu cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn của công ty theo thỏa thuận đã được hai bên thống nhất từ tháng 7/2024.

Giá cổ phiếu chuyển đổi là 23.271 đồng, thấp hơn khá nhiều so với thị giá của cổ phiếu VPI - dao động quanh mức 57.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian gần đây.

Từ cuối năm 2021, VOI mua 690 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền do VPI phát hành. Trái phiếu có thời hạn 3 năm, tài sản bảo đảm là hơn 27 triệu cổ phiếu phổ thông của VPI thuộc sở hữu của bên thứ ba.

Một “ông lớn” khác ở khu vực phía Nam là Bất động sản Phát Đạt cũng có kế hoạch phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu để hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD.

Sau đợt phát hành, ACA Vietnam Real Estate III LP sẽ sở hữu 3,76% vốn điều lệ Phát Đạt, vốn điều lệ công ty cũng sẽ được nâng từ 8.731 tỷ đồng lên 9.072 tỷ đồng.

Đây là khoản nợ bằng đồng USD, được Phát Đạt vay từ ACA Vietnam Real Estate III LP (Cayman Island) vào tháng 3/2022, với lãi suất cố định 8%/năm và không có tài sản đảm bảo. Mục đích vay để đầu tư cho dự án Phước Hải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa qua cũng đã hoán đổi thành công 730,8 tỷ đồng nợ vay thành cổ phiếu.

Theo đó, kết thúc đợt phát hành gần nhất ngày 28/6, Hòa Bình đã phát hành thành công 73,08 triệu cổ phiếu để hoán đổi 730,8 tỷ đồng nợ vay cho 99 chủ nợ, nâng số lượng cổ phiếu từ 274,1 triệu cổ phiếu lên 347,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 3.472 tỷ đồng vốn điều lệ.

Trường hợp của Hòa Bình là điển hình của áp lực trả nợ đến từ sự mất cân bằng trong chuỗi "nợ đồng lần" khi mà các khoản phải thu ngắn hạn (chủ yếu là phải thu khách hàng) của công ty lên đến gần 10.884 tỷ đồng, chiếm tới 70% tổng tài sản. Ngoài con số này, Hòa Bình đã phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi gần 2.000 tỷ đồng.

Dù "gánh nợ" đã vơi song vẫn còn nặng với Hòa Bình vì chỉ riêng tiền lãi phải trả hàng quý đã lên đến cả trăm tỷ đồng.

Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, hãng kiểm toán AASC đã nhấn mạnh về khoản lỗ lũy kế hơn 3.240 tỷ đồng cùng một số khoản nợ quá hạn thanh toán của công ty.

… vì khó có cách nào khả dĩ hơn

Doanh nghiệp có thể giải quyết các khoản nợ đến hạn bằng cách đàm phán gia hạn hoặc phát hành nợ mới để trả nợ cũ. Song chỉ một số ít doanh nghiệp địa ốc đã làm được hoặc tỷ trọng nợ được giải quyết bằng phương án này là thấp ở vài doanh nghiệp khác.

Nguyên nhân gốc vẫn là sự ảm đạm của thị trường bất động sản dẫn đến tình hình và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp không mấy sáng sủa và đến lượt điều này ảnh hưởng đến tín nhiệm của doanh nghiệp.

Theo báo cáo thị trường trái phiếu mới nhất từ hãng xếp hạng VIS Rating, bất động sản vẫn là một trong hai nhóm có tỷ lệ chậm trả gốc, lãi trái phiếu cao nhất tính đến cuối tháng 10/2024.

Trong tháng 10, ước tính có 11% số tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình” hoặc yếu hơn, cải thiện hơn so với mức 24% của tháng trước. Phần lớn tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm yếu thuộc nhóm bất động sản nhà ở và xây dựng.

Sang tháng 11, sẽ có 14 trong tổng số 42 trái phiếu đáo hạn có rủi ro cao không trả được nợ gốc đúng hạn, tương đương với tỷ lệ 33%, cao hơn so với tỷ lệ 10,5% trái phiếu chậm trả nợ gốc trong 10 tháng đầu năm nay.

Các tổ chức này có hệ số đòn bẩy và khả năng trả nợ ở mức "cực kỳ yếu", phản ánh hoạt động kinh doanh của các đơn vị này không tạo ra đủ thu nhập và dòng tiền để trả nợ gốc và lãi vay.

Trong vòng 12 tháng tới, VIS Rating ước tính có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc.

Về tình hình xử lý trái phiếu doanh nghiệp chậm trả, trong tháng 10, đã có 13 tổ chức phát hành chậm trả thuộc các lĩnh vực bất động sản nhà ở, năng lượng và du lịch, nghỉ dưỡng đã hoàn trả tổng cộng 269 tỷ đồng tiền gốc cho các trái chủ.

Cuối năm, dòng tiền thông minh đang tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng

Cuối năm, dòng tiền thông minh đang tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  4 tháng
Cuối năm là thời điểm các nhà đầu tư “đảo” danh mục đầu tư cá nhân và tìm kiếm cơ hội mới để dòng vốn tiếp tục sinh lời. Trong khi thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán bấp bênh, thị trường chung cư và đất nền đang “sốt” bất thường, thì bất động sản nghỉ dưỡng nổi lên là một kênh đầu tư hấp dẫn thu hút dòng tiền thông minh.
Cuối năm, dòng tiền thông minh đang tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng

Cuối năm, dòng tiền thông minh đang tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  4 tháng
Cuối năm là thời điểm các nhà đầu tư “đảo” danh mục đầu tư cá nhân và tìm kiếm cơ hội mới để dòng vốn tiếp tục sinh lời. Trong khi thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán bấp bênh, thị trường chung cư và đất nền đang “sốt” bất thường, thì bất động sản nghỉ dưỡng nổi lên là một kênh đầu tư hấp dẫn thu hút dòng tiền thông minh.
Tuta Group: Thế lực mới của bất động sản Bắc Giang

Tuta Group: Thế lực mới của bất động sản Bắc Giang

Doanh nghiệp -  4 tháng

Trước làn sóng đô thị hóa tại Bắc Giang, Tuta Group đã nhanh chóng chớp thời cơ triển khai hàng loạt dự án lớn, quy mô hàng nghìn tỷ đồng.

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng phong cách sống đẳng cấp

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng phong cách sống đẳng cấp

Bất động sản -  4 tháng

Quảng trường luôn có vị thế trong việc định hình phát triển các đô thị. Ở Việt Nam cũng có một dòng sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh mang tên bất động sản quảng trường.

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Bất động sản -  4 tháng

Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng

Tài chính -  4 ngày

Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn

Tài chính -  6 ngày

Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Tài chính -  1 tuần

Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội

Tài chính -  1 tuần

Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  39 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.