Phát triển bền vững

Đừng đánh mất uy tín tôm Việt

Phạm Sơn Thứ hai, 24/07/2023 - 13:49

Bên cạnh việc khẳng định chất lượng, ngành tôm cũng cần phải bền vững hóa chuỗi cung ứng từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến để tiếp tục giữ vững thương hiệu, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

“Doanh nghiệp Nhật Bản rất ngại nhập khẩu tôm Việt Nam” là một trong những nguyên nhân được “vua tôm” Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú, chỉ ra cho mức sụt giảm mạnh đến 21% của xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, theo ông Quang, tôm Việt khi xuất sang Nhật bị kiểm tra 100% chỉ số kháng sinh, trong khi tôm từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ chỉ bị kiểm tra từ 20 - 30%. Do đó, các lô hàng tôm xuất Nhật phải đưa vào kho, lấy mẫu kiểm tra, mất rất nhiều thời gian.

Lắng nghe phản hồi về các thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thường xuyên nhận được thư phản ánh của cơ quan chức năng các nước gửi về, nhất là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung, số lượng lô hàng của doanh nghiệp xuất khẩu tôm vi phạm tiêu chuẩn chất lượng dẫn đến bị trả hàng về chỉ chiểm tỷ lệ rất nhỏ.

Thứ trưởng cho biết, tôm không đảm bảo chất lượng xuất ra thế giới chỉ chiếm số lượng rất ít. Thực tế, công nghệ nuôi tôm của Việt Nam đang không hề thua kém các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cũng chú trọng đảm bảo các quy trình nuôi tôm để đảm bảo chất lượng.

Thứ trưởng lo ngại, có thể những lỗi nhỏ của con tôm Việt đang bị “thổi phồng”, ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành tôm, do đó đề nghị các thương vụ Việt Nam ở các nước cần tích cực trao đổi thông tin với cán bộ nước sở tại, tích cực bảo vệ hình ảnh thương hiệu tôm Việt Nam.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng nuôi để đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như tính minh bạch khi xuất khẩu tôm. Do đó, Thứ trưởng cũng kỳ vọng, những lỗi về tiêu chuẩn chất lượng như dư lượng kháng sinh, dư lượng kim loại nặng sẽ sớm được chấm dứt hoàn toàn.

Doanh nghiệp miền Tây: Thực hành ESG bắt đầu từ ’cái tâm sáng’

Tuy nhiên, trong xu thế tiêu dùng mới, chỉ đảm bảo chất lượng là chưa đủ để tôm Việt vững chân trên thị trường thế giới. Bà Hoàng Thị Hoàng Thúy, Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, cho biết, EU nói chung và các nước Bắc Âu nói riêng đang rất quan tâm đến tiêu dùng bền vững. Do đó, muốn bán được tôm ở Bắc Âu, con tôm cần phải đảm bảo được nuôi trồng, đánh bắt theo hướng thân thiện với môi trường và đạt được các chứng nhận bền vững.

Thế nhưng yếu tố bền vững lại đang là điểm yếu của ngành tôm. Ông Đặng Văn Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã 30 tháng 4, cho biết, phong trào nuôi tôm siêu thâm canh tạo ra rất nhiều chất thải, gây áp lực nặng nề lên môi trường.

“Trước kia chỉ cho tôm ăn khoảng 100kg thì nay cho ăn đến tận 1 tấn nhưng 60% số đó dư thừa, bị thải ra môi trường”, ông Ngọc nêu thực trạng với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, cũng chỉ ra thực trạng hệ thống kênh rạch thiếu đồng bộ, manh mún và lộn xộn. Hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi tôm còn thiếu, phải dùng chung với các ngành nông nghiệp khác, vừa ảnh hưởng chất lượng tôm, vừa có nguy cơ gây hại đến môi trường.

Đồng quan điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thẳng thắn cảnh báo: “Nếu tiếp tục chạy theo lợi ích kinh tế mà không xử lý tốt vấn đề môi trường thì ngành tôm sẽ tạo ra nhiều thách thức lớn trong tương lai”.

Giải bài toán môi trường đối với ngành tôm, ông Ngô Thế Anh, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đề nghị, bà con nông dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp cần tìm hiểu và áp dụng các phương thức canh tác hạn chế tiêu tốn nước, tiêu tốn nguyên liệu.

Để nuôi tôm bền vững, giải pháp tốt nhất là tận dụng những điều kiện tự nhiên để hạn chế sự can thiệp “quá tay” từ phía con người. Do đó, ông Việt Anh cũng khuyến nghị đa dạng hóa phương thức nuôi trồng thủy sản theo điều kiện riêng của từng vùng. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển các mô hình tôm sinh thái như nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn, mô hình “con tôm ôm cây lúa", là những mô hình vừa cho chất lượng tốt, vừa thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Bí quyết cho nền nông nghiệp xanh

Bí quyết cho nền nông nghiệp xanh

Phát triển bền vững -  1 năm

Canh tác nông nghiệp bền vững là chìa khóa đưa nông sản Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị phần tại những thị trường khó tính.

Ngành tôm ‘không hy vọng’ tiếp cận được tín dụng

Ngành tôm ‘không hy vọng’ tiếp cận được tín dụng

Tiêu điểm -  1 năm

Ngành nuôi tôm ở Việt Nam có tỷ lệ rủi ro cao là lý do ngân hàng không dám cho doanh nghiệp nuôi tôm vay, kể cả khi có sự bảo lãnh của “vua tôm” Minh Phú.

Từ cá hồi Na Uy nhìn về con tôm Việt

Từ cá hồi Na Uy nhìn về con tôm Việt

Tiêu điểm -  1 năm

Tập trung vào chất lượng thay vì sản lượng là chìa khóa giúp cá hồi Na Uy có thể bán được với mức giá cao nhưng vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.

Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững

Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  2 năm

Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  42 phút

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  53 phút

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Leader talk -  2 giờ

Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  6 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.