Diễn đàn quản trị
ESG – Đã đến lúc tư nhân phải biến ý định thành hành động
Mặc dù nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có kế hoạch và cam kết ESG, các doanh nghiệp vẫn cần thêm các chiến lược hành động cụ thể để tạo ra kết quả hữu hình, thay vì chỉ dừng lại ở “ý định tốt”, theo PwC.
Kết quả khảo sát của PwC cho thấy có tới gần 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã cam kết hoặc có kế hoạch cam kết ESG ( bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) trong 2 – 4 năm tới, trong đó, có tới gần 45% đã lập kế hoạch và đưa ra cam kết ESG.
Tuy vậy, hiện trạng lãnh đạo ESG trong các doanh nghiệp tư nhân Việt lại không mấy tích cực.
Dữ liệu cho thấy gần 40% doanh nghiệp được hỏi cho biết chưa có lãnh đạo ESG trong tổ chức, gần 1/3 cho biết hội đồng quản trị không tham gia vào các vấn đề ESG.
Không chỉ vậy, hơn 40% cho biết chương trình ESG được quản lý bởi một trưởng phòng cao cấp, nhưng đây không phải trách nhiệm duy nhất của họ, theo báo cáo của PwC về mức độ sẵn sàng thực hành ESG của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

PwC khuyến nghị chủ doanh nghiệp cần tiên phong dẫn dắt các sáng kiến ESG, và trở thành hình mẫu lãnh đạo trong việc xây dựng doanh nghiệp bền vững và trách nhiệm.
Lợi nhuận và mục đích thực hành ESG đi song hành với nhau, do đó, đây là cơ hội đặc biệt để doanh nghiệp tạo nên các tác động tích cực vượt trội so với việc thực hiện những hoạt động từ thiện truyền thống.
Việc thực hành ESG có thể giúp các doanh nghiệp đạt được thành công lâu dài, giảm thiểu rủi ro, phát triển danh tiếng và thúc đẩy đổi mới hiệu quả, và từ đó, tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Động lực để tư nhân thực hành ESG
PwC trong báo cáo cho biết, hai động lực lớn nhất thúc đẩy các doanh nghiệp thực hành ESG đến từ mục tiêu cải thiện hình ảnh thương hiệu và uy tín (78% lựa chọn), và duy trì cạnh tranh trên thị trường (63% lựa chọn).
Áp lực từ nhà đầu tư và cổ đông (40%), mục tiêu thu hút và giữ chân nhân tài (37%) cũng là yếu tố thôi thúc doanh nghiệp thực hành ESG.
So với các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp tư nhân linh hoạt hơn trong việc báo cáo về tác động và hiệu quả thực hành ESG của mình.
Như vậy, thay vì tập trung vào việc tuân thủ quy định, các doanh nghiệp tư nhân có thể tập trung tìm hiểu các tác động của doanh nghiệp đến các bên liên quan, xác định các rủi ro và cơ hội tăng trưởng từ các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị.

Các doanh nghiệp tư nhân có thể làm chủ câu chuyện ESG của mình thông qua mục đích và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có thể tạo sự đồng thuận một cách tự nhiên với các bên liên quan thông qua việc tập trung vào các giá trị lâu dài, tài sản bền vững với mục tiêu tạo dựng di sản doanh nghiệp.
PwC nhấn mạnh thực hành ESG là một quyết định mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, bởi sự tập trung chú ý vào ESG sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị.
Hơn nữa, việc đưa ESG vào hoạt động thực tiễn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới các phương pháp hoạt động bền vững và tiết kiệm chi phí hơn, từ đó, cũng khuyến khích sự đổi mới và hiệu quả vận hành.
Làm gì để nắm bắt cơ hội?
Khi hỏi về những yếu tố ngăn cản doanh nghiệp tư nhân cam kết ESG, 60% đề cập đến việc thiếu kiến thức. Tuy nhiên, việc nâng cao kỹ năng vẫn chưa là ưu tiên hàng đầu của các công ty, khi báo cáo cho thấy hơn một nửa vẫn chưa quan tâm đến việc đào tạo về ESG.
Theo PwC, việc nâng cao năng lực sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi ESG của tổ chức thông qua truyền đạt, hành động, và kỹ năng đa ngành.
Cụ thể, việc truyền đạt trong nội bộ các mục tiêu ESG một cách minh bạch sẽ giúp xây dựng một văn hóa tạo sự tin tưởng trong tổ chức, thúc đẩy sự ủng hộ của nhân viên đối với kết quả ESG và mục tiêu của công ty.
Cùng với đó, việc nâng cao năng lực nhân viên theo định hướng mục tiêu doanh nghiệp sẽ tạo động lực để họ hành động, hợp tác và thúc đẩy tiến bộ, đổi mới.
Không chỉ vậy, việc nâng cao năng lực ESG sẽ mang lại cho nhân viên cơ hội phát triển cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bao gồm kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Những kỹ năng này có thể giúp nhân viên đương đầu với sự phức tạp của các vấn đề ESG, tham gia vào các cuộc đối thoại chuyên sâu và đóng góp vào các mục tiêu ESG của tổ chức.
Quỹ đầu tư 'đỏ mắt' tìm doanh nghiệp tích hợp ESG
Thuận lợi và thách thức khi đầu tư ESG tại Việt Nam
Sự khuyến khích từ Nhà nước cũng như nhu cầu từ phía nhà đầu tư và tiềm năng sinh lời tốt trong tương lai là những động lực khuyến khích xu thế ESG trong đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
ESG trong các doanh nghiệp tiên phong
Phát triển bền vững theo tiêu chí ESG (kinh tế - xã hội – môi trường) không còn xa lạ mà đã thẩm thấu vào trong hoạt động thường ngày của nhiều doanh nghiệp.
Tiếp cận ESG hướng đến ‘net zero’
Trong bối cảnh cả nước hướng đến mục tiêu thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050, phát triển bền vững dựa trên tiêu chí ESG (kinh tế - xã hội – môi trường) là cách tiếp cận cần thiết đối với doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ thực hành ESG
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển thực hành ESG hướng đến tăng trưởng bao trùm, bền vững, tăng cường năng lực chống chịu là nội dung của sáng kiến mới do USAID và Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp triển khai.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.