Diễn đàn quản trị
Giải mã ADN của một "công ty global"
Vươn ra các thị trường toàn cầu là điều mà rất nhiều doanh nghiệp tham vọng và tuyên bố sẽ thực hiện nhưng nếu thiếu 3 thành tố cơ bản trong bộ gen của doanh nghiệp, ‘đi global’ sẽ mãi là giấc mơ.

“Hải, công ty anh có thể đi global được không?”.
“Em nghĩ không”, tôi đáp lại câu hỏi của một người anh là nhà sáng lập một công ty có quy mô khá lớn, doanh số nghìn tỷ, nhân sự đông:
“Tại sao”? Dùng câu hỏi tương tự, tôi hỏi anh: “Vì sao anh lại hỏi em như vậy”?
“Vì trong ánh mắt của em, anh thấy được em không tin vào những gì anh dự định làm”, anh trả lời. “Đúng anh”, tôi đáp lại.
“Đúng sao?”, anh hỏi tiếp. “Em không thấy quy mô công ty anh gần ngàn tỷ, anh em đông như quân nguyên sao”?
Nhìn thẳng vào mắt anh, tôi trả lời: “Một công ty global không phải cứ doanh số phải lớn và anh em phải rất đông anh ạ. Công ty global phải có ADN của nó. Công ty anh rất tuyệt và anh là lãnh đạo giỏi nhưng chưa có ADN đó”.
Bộ ADN này bao gồm ba yếu tố quan trọng. Thứ nhất, doanh nghiệp phải thông minh hơn.
Tiến vào thị trường ngoài Việt Nam trong vị thế là một công ty FDI, doanh nghiệp sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ nước sở tại vì chưa đủ quy mô và đôi khi còn được xem là công ty vào cạnh tranh với các công ty nội địa của họ. Nếu không có nội lực thực sự thì dễ bị đánh bật vì mỗi quốc gia đều có những rào cản nhất định hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận và phát triển tại môi trường kinh doanh của của họ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh ở nước ngoài phải dựa trên năng lực khi không thể dựa vào các mối quan hệ hay lợi thế cạnh tranh có sẵn như khi ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, có thể nhanh là sẽ thắng nhưng ở nước ngoài, doanh nghiệp không chỉ cần nhanh mà còn phải thông minh, thể hiện qua một mô hình kinh doanh giảm bớt chi phí gia nhập và phát triển thị trường.
Chẳng hạn, mở một nhà hàng F&B ở nước ngoài rất khó, thường phải mất khoảng 5 năm mới phủ được thị trường nếu theo cách làm cũ trong khi mở nhiều nước cùng lúc lại không đảm bảo về năng lực quản trị và nguồn lực tài chính.
Thứ hai, cần phải có ADN về một công ty tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới – “world-class level”!
Về bản chất, yếu tố này liên quan đến con người. Những ai điều hành doanh nghiệp trên 5 năm có lẽ đã cảm nhận được sự kém hoà hợp về văn hoá và thậm chí còn gây xáo trộn nặng nề khi lãnh đạo nào đó ra đi do không được ghi nhận phù hợp, đặc biệt là khi việc xử lí truyền thông và cách ứng xử lúc chia tay ở các startup Việt còn thiếu tính chuyên nghiệp.
Khi quản lý công ty ở quy mô đa quốc gia, sự hoà hợp về mặt văn hoá là yếu tố sống còn. Một công ty tốt có thể chọn đào tạo hoặc tuyển đúng người, cũng có khi là cả hai.
Tuy nhiên, tuyển dụng đúng người lãnh đạo phù hợp với công ty là lựa chọn thông minh hơn, giúp doanh nghiệp đi nhanh hơn, trở thành ưu tiên số 1 của nhiều công ty đi global. Đại học Harvard có nhiều sinh viên giỏi nhưng vấn đề không phải từ chương trình đào tạo mà nằm ở khâu đầu vào, quá trình lọc sinh viên mới rất khắt khe, ai cũng đã là những người rất xuất chúng.
Vì vậy, cách tiếp cận về con người và tiêu chuẩn lựa chọn sau nhiều vòng phỏng vấn sẽ khẳng định một doanh nghiệp có phải là công ty global hay không.
Trong khi đó, việc đào tạo người tài cũng là một lựa chọn nhưng thường mất rất nhiều thời gian và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội. Việc đào tạo ở quy mô lớn lại khó đảm bảo ng lực lượng kế thừa đủ năng lực quản trị khi đi global.
Thứ ba, lãnh đạo phải cam kết cho tầm nhìn và sứ mệnh khi đã vượt qua câu chuyện "cơm, áo, gạo, tiền".
Chọn tham vọng hay tham tiền sau khi kết thúc quá trình khởi nghiệp là một câu hỏi không dễ trả lời cho các doanh nhân. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam chưa sẵn sàng và hoàn toàn hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa chạm được ước mơ lớn. Khi không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp chọn sự… vừa đủ, muốn an toàn thay vì tham vọng.
Những doanh chủ nào nhìn nhận được khó khăn nhưng vẫn lựa chọn dấn thân để thực hiện sứ mệnh thì mới đi global được.
Trở lại với người anh kia, tôi nói: “Thứ nhất, em có thể giúp anh. Nhưng thứ hai, em chưa thấy ở anh bộ ADN này. Thứ ba, khi ở tâm thế này, tâm thế của lãnh đạo sẽ là trọng thị và cầu tài, em nghĩ vậy. Do đó em chưa thấy anh đủ khả năng đi được global mặc dù quy mô doanh số bên anh không nhỏ”.
ADN là thứ có có thể cấy được nhưng phải đảm bảo tính tương thích. Nhiều doanh nghiệp chưa biết đến các tiêu chuẩn này để có thể đi ra toàn cầu, nhưng kể cả khi đã biết, việc đi ra các thị trường toàn cầu cũng khó nếu các yếu tố đã bàn không phù hợp để cấy vào doanh nghiệp .
Doanh nhân Việt lập công ty ở Mỹ bán giày dép 'Made in Vietnam' ra toàn cầu
Bản lĩnh phụ nữ Việt đưa sản phẩm ra toàn cầu
Bằng sự hiểu biết và bản lĩnh của mình, các nữ doanh nhân đã và đang tiếp tục hành trình quảng bá những sản phẩm mang đậm chất Việt Nam tới người tiêu dùng trên toàn cầu.
Lộc Trời với giấc mơ toàn cầu
Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản như gạo, điều, cà phê, thủy sản… Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp năm 2020 của Việt Nam vẫn tăng trưởng, ước đạt khoảng 41 tỷ USD.
Khát vọng phủ sóng toàn cầu của một startup du lịch Việt
Từ những bước đi chập chững đầu tiên ở thị trường Việt Nam vào giữa năm 2018, đến nay, ứng dụng Tubudd kết nối du khách và hướng dẫn viên người bản địa của nhà sáng lập Vũ Thị Thái An đã mở rộng sang các thị trường khác và từng bước hướng đến khát vọng về một startup toàn cầu.
Doanh nhân Việt trước cơ hội kinh doanh và đầu tư toàn cầu
Hợp tác và liên kết toàn cầu là một trong những xu thế thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng. Giới doanh nhân Việt đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn ra toàn cầu.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.