IFC, Tân Long ký thỏa thuận sản xuất lúa gạo bền vững
IFC sẽ giúp Công ty Lương thực A An – thành viên của Tập đoàn Tân Long – phát triển chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, phát thải thấp, chất lượng cao và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Mục tiêu của đề án là hình thành 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tái tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn 12 tỉnh, thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (trừ tỉnh Long An).
Bên cạnh đó, áp dụng các quy trình canh tác bền vững để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từ đó phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cụ thể, đối với canh tác bền vững, Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể là giảm lượng lúa gieo sạ xuống dưới 70kg mỗi héc ta, giảm 30% phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.
Cùng với đó, 100% diện tích lúa thuộc Đề án phải áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững, có thể kể đến như “một phải năm giảm”; tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững SRP; tưới khô xen kẽ…
Đối với tái tổ chức hệ thống sản xuất, Đề án đặt mục tiêu 100% diện tích sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao phải có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Trên 70% diện tích lúa đạt cơ giới hóa đồng bộ và trên 1 triệu hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.
Thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, Đề án đặt tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lúa gạo là dưới 8%, trong đó 100% rơm rạ được thu gom, tái sử dụng, giảm trên 10% khí thải nhà kính so với canh tác truyền thống.
Từ những giải pháp trên, đặt mục tiêu giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị lúa gạo tăng lên khoảng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người nông dân được hưởng phải đạt trên 50%.
Với lợi thế phát thải thấp, chất lượng cao, Đề án cũng đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu, cụ thể là trên 20% gạo xuất khẩu từ vùng 1 triệu héc ta chuyên canh phải có thương hiệu chất lượng cao.
Đề án sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên (2024 – 2025) tập trung củng cố diện tích 180 nghìn héc ta lúa sẵn có thuộc Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT). Ở giai đoạn sau, xác định cụ thể khu vực trọng tâm để xây dựng mở rộng thêm 820 nghìn héc ta vùng chuyên canh.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai đề án cũng như xây dựng, đề xuất chính sách, cơ chế tạo tín chỉ carbon cho vùng chuyên canh.
IFC sẽ giúp Công ty Lương thực A An – thành viên của Tập đoàn Tân Long – phát triển chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, phát thải thấp, chất lượng cao và bền vững.
Áp dụng các biện pháp tiên tiến, mỗi héc ta lúa có tiềm năng giảm 5 – 10 tấn khí thải carbon, tương đương với 5 – 10 tín chỉ carbon, đem lại giá trị khoảng 50 – 100USD mỗi năm.
Nông dân thích làm ăn riêng lẻ, manh mún, tự theo ý mình, không chủ trọng hợp tác, liên kết chuỗi là một trong những nguyên nhân dẫn đến câu chuyện muôn thuở “được mùa rớt giá – được giá mất mùa”.
Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.