Tiêu điểm
Giấy phép con trong lĩnh vực lao động: Cải tiến hay cải lùi?
Nhiều doanh nghiệp hoạt động về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động rơi vào cảnh "một cổ, mười tròng" sau khi cải cách điều kiện kinh doanh.

Thời gian qua, cải cách điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động chủ yếu dưới hình thức giảm mức độ yêu cầu về số lượng nhân sự hoặc giảm yêu cầu về quy mô diện tích của cơ sở vật chất, ít cắt bỏ quy định về điều kiện kinh doanh, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.
Ví dụ, điều kiện về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, quy định trước khi cắt giảm là “diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho giảng dạy, học tập đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 5,5 – 7,5m2/ chỗ học”.
Sau khi cắt giảm, điều kiện cụ thể là “diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho giảng dạy, học tập đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 5,5m2/ chỗ học”, bà Thảo cho biết tại hội thảo CIEM tổ chức mới đây trong khuôn khổ chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform).
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng cho thấy thực trạng làm khó doanh nghiệp.
Trước khi cắt giảm, quy định “bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo”.
Quy định sau khi cắt giảm là “bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên, có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo”.
Theo bà Thảo, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lao động còn đang thể hiện sự chia phần quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước, gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.
Đơn cử, trước đây, các doanh nghiệp hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động xin cấp phép tại một đầu mối là Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thì nay phải xin giấy phép của 10 bộ với cùng một nội dung công việc.
Trong nhiều trường hợp, các quy chuẩn, quy trình, biểu mẫu về kiểm định an toàn lao động giống nhau nhưng các bộ không thừa nhận kết quả của nhau mà vẫn yêu cầu tham gia đào tạo lại để được cấp chứng chỉ, buộc doanh nghiệp phải trả phí.
Cùng với đó, quản lý, kiểm tra chuyên ngành chậm cải cách và thậm chí, có những văn bản mới được ban hành gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.
Chia sẻ cùng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, cho biết thêm, hiện danh mục hàng hóa phải kiểm định vẫn còn quá nhiều, việc kiểm định vẫn còn khá trùng lặp và thậm chí phân chia thẩm quyền chồng chéo.
Ví dụ, Nghị định 44/2016/NĐ-CP chia phạm vi quản lý hàng hoá của các bộ nhưng tới 9 bộ cùng phụ trách, mỗi bộ một vài mặt hàng. Bình khí nén ở nhà máy này thì do Bộ Lao động quản lý nhưng cũng cái bình khí nén đó sang nhà máy khác lại do Bộ Công Thương quản lý.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định mọi cơ sở sử dụng lao động đều phải có tổ chức y tế lao động hoặc ký hợp đồng với cơ sở y tế (thông báo hợp đồng với sở), đồng nghĩa với việc quán phở, tiệm gội đầu, cửa hàng bán lẻ cũng cần tuân thủ, gây ra vấn đề không thực chất.
Theo ông Tuấn, chỉ nên quy định một số ngành nghề còn những cơ sở có quy mô nhỏ, ngành nghề nguy cơ thấp như văn phòng, thương mại, dịch vụ phổ thông thì không bắt buộc phải ký loại hợp đồng này.
Ông cũng kiến nghị cần rà soát danh mục hàng hóa tiến tới cắt giảm dựa trên lịch sử kiểm định, xem xét tỷ lệ kết quả không đạt, chia rõ hàng nào kiểm tra khi nhập khẩu, xuất xưởng hay khi lắp đặt, sử dụng. Bên cạnh đó, danh mục phải đi kèm với quy chuẩn kỹ thuật và quy trình kiểm tra tương ứng.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM, đánh giá lĩnh vực lao động đang cho thấy “cải lùi” hơn là cải tiến và khiến điều kiện kinh doanh tiếp tục là gánh nặng lớn với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa thực chất ảnh hưởng lớn đến niềm tin của doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh trong nước.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Có bộ đã ở ga cuối, có bộ chưa vào vạch xuất phát
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.