Leader talk

GS. Trần Văn Thọ: Tài sản vô hình quyết định năng lực cạnh tranh

Quỳnh Chi Thứ sáu, 14/04/2023 - 11:34

Yếu tố quyết định năng suất lao động nói riêng và năng lực cạnh tranh nói chung của quốc gia cũng như doanh nghiệp là tài sản vô hình, đặc biệt là nguồn nhân lực mới.

Bài học từ Nhật Bản

Kinh tế Nhật Bản trải qua giai đoạn phát triển thần kỳ (1955 - 1973) và giai đoạn củng cố vị trí cường quốc công nghiệp nhờ phát huy nội lực và tận dụng ngoại lực trong thời đại cách mạng công nghệ 2.0 và 3.0. Nhưng nền kinh tế này bắt đầu suy thoái từ thập niên 1990 vì không đối phó hữu hiệu với trào lưu mới của cách mạng 4.0.

Thống kê của World Development Indicators Database về tăng trưởng kinh tế của 5 nước tiên tiến trong vòng 30 năm trước khi có đại dịch Covid-19 cho thấy, trong khi các nước khác đều ghi nhận tăng trưởng GDP khả quan (Mỹ 2,47%, Anh 2%, Đức 1,49%, Pháp 1,57%), thì GDP của Nhật chỉ tăng trưởng 0,96%.

"Một trong những nguyên nhân chính là tỉ lệ đầu tư vào tài sản vô hình/GDP của Nhật Bản thấp hơn các nước còn lại", ông Trần Văn Thọ, Giáo sư danh dự tại Đại học Waseda (Tokyo, Nhật Bản) chia sẻ trong sự kiện “Nhân sự số, năng lực nào thúc doanh nghiệp tăng trưởng” được Le & Associates kết hợp cùng Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức. 

Giai đoạn 2005-2012, tỉ lệ đầu tư vào tài sản vô hình của Nhật chỉ chiếm 8,2% GDP, trong khi tỉ lệ này ở Hoa kỳ là 16,1%, Anh là 13,8%, Pháp là 15,9% và Đức 9,7%. Tỉ lệ đầu tư vào nguồn nhân lực đặc thù của Nhật Bản cũng ít hơn các nước còn lại.

Tài sản vô hình, theo lý giải của giáo sư Thọ là: tài sản đẩy mạnh cách tân công nghệ như R&D, khả năng thiết kế; tài sản có thể thông tin hoá như phần mềm, cơ sở dữ liệu; tài sản tổng hợp như năng lực quản lý, tổ chức và nguồn nhân lực mới… Trong tài sản vô hình, Nhật Bản đặc biệt yếu về nguồn nhân lực đặc thù.

GS. Trần Văn Thọ: Tài sản vô hình quyết định năng lực cạnh tranh
Nhật Bản có tỷ lệ đầu tư vào tài sản vô hình trên GDP thấp hơn các nước tiên tiến khác

Cần một con đường bền vững hơn

Ở châu Á, Ấn Độ đã vươn mình vượt qua Vương quốc Anh và chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào năm ngoái. Quốc gia này cũng được dự báo là sẽ “soán” vị trí thứ ba của Nhật Bản chỉ trong vài năm tới.

Cách đó 3.194km, Việt Nam – một nước thu nhập trung bình thấp chưa hoàn thành cách mạng công nghệ 3.0 đã phải trực diện với cách mạng công nghệ 4.0 và các trào lưu khác cũng đang đặt ra những mục tiêu về một nước thu nhập trung bình cao trước 2030 và thu nhập cao vào 2045, về việc gia tăng vị trí của nền kinh tế so với toàn cầu, về hình ảnh của một con rồng châu Á mới.

Theo đánh giá của GS. Trần Văn Thọ, Việt Nam có nhiều tiềm năng để làm được điều đó, từ lợi thế sẵn có như dân số 100 triệu người, ngôn ngữ và văn hoá có sự thống nhất, không có mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo, vị trí địa lý thuận lợi…cho đến cơ hội phát triển ở vị trí của một nước “trung lập” trong cuộc chiến thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, Việt Nam phải liên tục tăng năng suất và năng lực cạnh tranh trong thời đại mới.

Năng suất của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 15% năng suất của Nhật Bản và bằng năng suất của Nhật Bản vào năm 1960, vẫn thấp hơn Philippines, Indonesia, Thái Lan và thấp hơn rất nhiều so với Mailaysia, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore. Năng suất phải tăng cao hơn các nước khác thì vị trí nền kinh tế mới cao hơn được.

Nhìn suốt chiều dài lịch sử, năng suất lao động của Việt Nam chỉ mới tăng mạnh trong khoảng hơn nửa thập kỷ qua. Từ 2015 - 2020, Việt Nam có mức tăng mạnh nhất châu Á với 5,2%, nhưng chủ yếu nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ - con đường chung của các nước đi sau về kinh tế. Như vậy, Việt Nam sẽ cần có cách làm mới hiệu quả và bền vững hơn.

GS. Trần Văn Thọ: Tài sản vô hình quyết định năng lực cạnh tranh 1
Vị trí của Việt Nam trên bản đồ năng suất châu Á

Đầu tư cho tài sản vô hình là tất yếu để kinh tế vươn lên

Nhìn trên bình diện quốc gia, ông Thọ cho rằng, cần thúc đẩy công nghiệp hoá theo chiều sâu để tăng hàm lượng giá trị gia tăng của mỗi sản phẩm công nghiệp, cần thực hiện những sự huỷ diệt mang tính sáng tạo (creative destruction) để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và xoá bỏ những thứ lạc hậu. Thời đại 4.0 với các trụ cột như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật và tự động hoá ngày càng ảnh hưởng đến năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, thậm chí tạo nên những bước nhảy vọt cho doanh nghiệp.

Cũng nhờ công nghệ 4.0 mà sự phân ly giữa công nghiệp và dịch vụ dần bị xoá bỏ. Công nghiệp hoá phải đi đôi với dịch vụ. Dịch vụ hóa sản phẩm công nghiệp trở nên quan trọng, chính phần mềm là dịch vụ khiến cho phần cứng được sản xuất ra trở nên khác biệt.

Ông Thọ lấy ví dụ, tỷ lệ phần mềm trong giá thành một chiếc ô tô năm 1950 chỉ 10% nhưng đến nay đã tăng đến 40% và Nikkei Shimbun dự báo sẽ tăng lên gần 58% vào năm 2030. Mặc dù ô tô là một ngành đặc biệt khi tỉ lệ phần mềm trong giá thành cao, nhưng các ngành khác cũng trong xu thế tương tự.

Đặc biệt, khu vực phi chính thức Việt Nam quá lớn, lao động nông nghiệp còn quá nhiều. Vị giáo sư cho rằng, Việt Nam cần phá vỡ cơ cấu trúc đó với việc chính thức hoá khu vực kinh tế ngoài nhà nước hiện đang chiếm tỷ trọng rất lớn để tạo điều kiện cho năng suất cao lên, từ đó, áp dụng các chính sách hỗ trợ, nuôi dưỡng để doanh nghiệp lớn mạnh và thực hiện đổi mới sáng tạo.

“Tất nhiên nhiều cơ sở vẫn muốn ở khu vực phi chính thức, nên đó là câu chuyện dài, cần có nghệ thuật, chính sách để chuyển hoá họ thành các doanh nghiệp lớn hơn thì mới có đổi mới sáng tạo”, ông Thọ nói.

GS. Trần Văn Thọ: Tài sản vô hình quyết định năng lực cạnh tranh 2
Ông Trần Văn Thọ, Giáo sư danh dự, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.

Việc tăng cường giáo dục, đào tạo trong thời đại kỹ thuật số, tổ chức các cơ sở tái đào tạo kỹ năng cho người lao động cũng được ông Thọ nhấn mạnh như một giải pháp đầu tư vào nguồn nhân lực mới.

“Nhân lực Việt Nam có cơ cấu hai tầng. Tầng ở trên rất giỏi và năng động nhưng tỷ lệ còn thấp. Trong khi đó, điều tra mới nhất của JICA cho thấy hơn 60% lao động của Việt Nam chưa học hết lớp 9. Do đó, Nhà nước cần chú trọng hơn vào giáo dục và đào tạo để phần lớn đó ở tầng dưới vươn lên thì mới cạnh tranh được”, ông Thọ nói.

Còn từ bình diện doanh nghiệp, ông Thọ nhấn mạnh ba chìa khoá trong chiến lược tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là: đầu tư vào tài sản vô hình và đổi mới sáng tạo; xây dựng nhân tài gắn với doanh nghiệp riêng, nhân tài thích ứng cho từng doanh nghiệp; bổ sung nguồn lực kinh doanh. 

Dù Nhật Bản đối mặt với tình trạng suy thoái nhưng không ít doanh nghiệp Nhật Bản vẫn rất thành công như Hitachi, Sony, Itochu, Ricoh… nhờ có chiến lược thích ứng. Họ tăng cường tài sản vô hình, nhất là xây dựng nguồn nhân lực mới, đặc thù thuộc từng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, họ thực hiện đổi mới sáng tạo, kết nối vạn vật trong sản xuất, kinh doanh. Nhiều công ty vừa và nhỏ cũng thành công trong đổi mới sáng tạo với công nghệ 4.0 trước những cơ hội mới của thị trường.

Trong đó, Hitachi là công ty có 36 vạn nhân viên. Từ 2011, họ đẩy mạnh cách tân công nghệ mà tiền đề là nguồn nhân lực mới. Công ty tiến hành lập cơ sở dữ liệu của 25 vạn nhân tài toàn cầu, trong đó 500 người thuộc top thế giới để có kế hoạch thu hút nhân tài, đồng thời thiết lập hệ thống đào tạo đặc thù cho nhân lực. Đầu năm 2021, Hitachi đã đào tạo, thu hút 35.000 chuyên gia kỹ thuật số, trong đó, số kỹ sư dữ liệu lên tới 3.000 người.

Khi có nguồn nhân lực mới, công ty này tiến hành kết nối vạn vật các cơ sở sản xuất và quản lý. Kết quả là giảm 20% phí tổn trong công trình thiết kế, giảm 20% trong điều động vật tư, giảm 10% trong chế tạo và giảm 50% thời gian sản xuất sản phẩm. Giá cổ phiếu của công ty cũng tăng dần qua các năm, tăng gần gấp hai trong giai đoạn 2010 – 2020. Chỉ trong 3 năm qua, giá cổ phiếu của hãng cũng tăng gần gấp hai, từ 4.000 Yên (năm 2020) lên hơn 7.200 Yên (tháng 3/2023).

GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'

GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'

Leader talk -  7 năm
Theo GS. Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước đã lãng phí quá nhiều, làm thất thoát nguồn lực ảnh hưởng đến năng suất lao động.
GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'

GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'

Leader talk -  7 năm
Theo GS. Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước đã lãng phí quá nhiều, làm thất thoát nguồn lực ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Thách thức mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%

Thách thức mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%

Tiêu điểm -  2 năm

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021 - 2025 trên 6,5% là mục tiêu thách thức của Chính phủ. Trong đó, năm 2021 đã tăng khiêm tốn 4,71% do Covid-19, nên 4 năm tiếp theo cần sự đột phá mạnh mẽ để đạt mức tăng bình quân lịch sử trên 6,95%.

Nâng cao năng suất lao động để không bỏ lỡ cơ hội cất cánh

Nâng cao năng suất lao động để không bỏ lỡ cơ hội cất cánh

Tiêu điểm -  3 năm

Việt Nam dường như đang đi theo con đường phát triển giống một số quốc gia ASEAN, mất tới 40 – 60 năm để thoát khỏi mức thu nhập trung bình. Để đạt được mục tiêu 2045 đầy tham vọng, cần có những chuyển biến mang tính đột phá.

Năng suất lao động phản ánh thất bại trong chính sách thu hút FDI

Năng suất lao động phản ánh thất bại trong chính sách thu hút FDI

Tiêu điểm -  3 năm

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng sẽ đem tới công nghệ, quy trình quản lý, kinh nghiệm hoạt động cũng như đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, góp phần nâng cao năng suất. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra trong thực tế.

'Tăng giờ làm thêm không giúp tăng năng suất lao động'

'Tăng giờ làm thêm không giúp tăng năng suất lao động'

Tiêu điểm -  5 năm

Về đề xuất tăng thời gian làm thêm tối đa từ 300 giờ/ năm lên 400 giờ/năm, theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP. HCM, trong ngắn hạn thì người chủ sử dụng lao động có thêm lợi ích, người lao động có thêm tiền nhưng về lâu dài, năng suất lao động không tăng.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  3 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  35 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.