Hạ tầng giao thông đói vốn

Nguyễn Cảnh Chủ nhật, 06/06/2021 - 14:26

Nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông chỉ đạt 23% nhu cầu đầu tư giai đoạn 5 năm vừa qua.

Vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông vẫn tiếp tục thiếu thốn nghiêm trọng.

Dự thảo báo cáo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do liên danh tư vấn TEDI – CCTDI lập cho thấy nhiều con số đáng chú ý về kết quả huy động vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông.

Giai đoạn 2006 – 2018, Bộ Giao thông vận tải đã đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, huy động tối đa các nguồn lực để tạo đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông. 

Tổng vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông (do trung ương quản lý) không ngừng tăng lên, giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 36.000 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2011-2015 khoảng 75.000 tỷ đồng/năm, riêng trong 2 năm 2016-2017 trung bình khoảng 63.000 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, năm 2018 đầu tư cho KCHT giao thông chỉ còn khoảng 35.400 tỷ đồng, giảm gần 45% so bình quân 2 năm 2016-2017. 

Năm 2019, đầu tư cho KCHT giao thông chỉ còn khoảng 23.930 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2018.

Nhìn chung, giai đoạn 2015-2020, vốn đầu tư cho KCHT giao thông chỉ đạt 23% nhu cầu. Do đó, quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 cần thiết có các giải pháp đột phá, cơ chế chính sách để huy động nguồn vốn liên quan.

Về vốn bảo trì đường bộ, từ năm 2013 khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đã được chia sẻ khó khăn, giảm gánh nặng cho ngân sách các cấp trong cân đối cho bồi thường đền bù.

Vốn bảo trì quốc lộ bình quân 5 năm (2013-2017) được cấp khoảng 9.010 tỷ đồng/năm, trung bình tăng khoảng 9,25%/năm. Tuy nhiên, theo thống kê, nguồn quỹ Trung ương chỉ đáp ứng khoảng 44% nhu cầu tối thiểu công tác bảo trì hệ thống đường bộ.

Thời gian qua, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành một số nội dung quan trọng như: Thông xe toàn tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn 2; thông xe hầm Cù Mông thuộc tổ hợp hầm Đèo Cả; thông xe cầu Vàm Cống; khởi công một số đoạn đầu tiên của cao tốc Bắc Nam (Cam Lộ - La Sơn, Cao Bồ - Mai Sơn và cầu Mỹ Thuận 2); trình Quốc hội về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cảng hàng không Long Thành giai đoạn 1….

Dự kiến, đến năm 2030, ngành này sẽ chỉ chủ yếu tập trung đầu tư vào các tuyến cao tốc như: Cao tốc Bắc – Nam phía Đông, các tuyến cao tốc kết nối với Hà Nội và TP.HCM, các tuyến cao tốc kết nối với các khu vực chưa có trục cao tốc kết nối như Tây Bắc, Tây Nguyên hay có mật độ thưa như đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng giai đoạn 2021-2025, các dự án ưu tiên đầu tư đáng chú ý có: Cao tốc Bắc – Nam (chiều dài hơn 1.500km, tổng mức đầu tư khoảng 243.800 tỷ đồng), cao tốc Hạ Long – Móng Cái (tuyến Vân Đồn – Móng Cái, chiều dài 80km, tổng mức đầu tư khoảng 12.660 tỷ đồng), cao tốc Lạng Sơn – Cao Bằng (tuyến Đồng Đăng – Trà Lĩnh, chiều dài 75km, tổng mức đầu tư khoảng 10.500 tỷ đồng), cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (128km, tổng mức đầu tư khoảng 6.180 tỷ đồng), Biên Hòa – Vũng Tàu (60km, tổng vốn 14.900 tỷ đồng)…

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  7 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  12 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  17 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  17 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  17 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  17 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.