Tiêu điểm
Hàng loạt doanh nghiệp Đức tính tăng đầu tư tại Việt Nam hậu dịch
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tin tưởng vào triển vọng kinh doanh và kỳ vọng tích cực vào tăng trưởng kinh tế nhiều hơn so với thời điểm mùa thu năm 2021.
Gần 93% doanh nghiệp Đức cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, và hơn 64% kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ phát triển tốt hơn trong 12 tháng tới. Đây là kết quả khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức do mạng lưới các Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại nước ngoài thực hiện gần đây.
Việc mở cửa biên giới và các chính sách quyết liệt, kịp thời của chính phủ Việt Nam tạo động lực cho phục hồi kinh tế sau đại dịch. Các doanh nghiệp Đức lạc quan hơn về triển vọng phát triển kinh tế trong 12 tháng tới so với thời điểm khảo sát vào mùa thu năm ngoái, khi hơn 46% doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động trong năm tới.
Doanh nghiệp Đức tham gia khảo sát cho biết các yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định đầu tư và kinh doanh của họ tại Việt Nam là tình hình chính trị ổn định, có nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật và các nhóm ngành khác, cùng với vận tải và logistics.
Việt Nam được đánh giá có điều kiện thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hơn 73% doanh nghiệp Đức tin rằng việc triển khai FTA giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam làm tăng khả năng cạnh tranh của họ tại Việt Nam, và họ thường xuyên tận dụng FTA giữa ASEAN và Trung Quốc, và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Khi triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp Đức đánh giá các yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật (58,3%), chất lượng giáo dục của các ngành kỹ thuật (58.3%), và hàng rào thương mại thuế quan (56,5%).
Tại cuộc họp báo công bố kết quả khảo sát mới đây, ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và thương mại Đức tại Việt Nam cho biết, so với tiềm năng, giống như các doanh nghiệp châu Âu khác, số lượng đầu tư của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam còn hạn chế hơn so với các nước châu Á do vấn đề địa lý, e ngại sự khác biệt, e ngại rủi ro.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là các doanh nghiệp khi đã đầu tư sẽ hướng đến phát triển lâu dài, xây dựng nền móng vững chắc.
Vị này cho biết thêm các doanh nghiệp Đức không muốn xây dựng "ốc đảo" đầu tư (mang theo cả chuỗi cung ứng gần như khép kín), mà khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chuyển giao công nghệ nhiều hơn, thay vì gia công với giá trị gia tăng thấp.
Tuy nhiên, ông Marko Walde cũng chỉ ra rằng dù Việt Nam có tình hình ổn định, chất lượng giáo dục khá, một số nước ASEAN khác như Thái Lại lại đang có thế mạnh hơn về năng lực công nghiệp phụ trợ, cũng như các biện pháp hỗ trợ, hạ tầng.
Do đó, để phát huy lợi thế, Việt Nam không cách nào khác ngoài tăng cường năng lực, công nghệ, nhân lực, phát huy tiềm năng, cũng như cần tăng cường đối thoại để có các chính sách phù hợp, tăng tính hấp dẫn môi trường đầu tư.
“Nhiều doanh nghiệp Đức cho biết mong muốn đầu tư tại Việt Nam để tận dụng chi phí nhân công rẻ. Tôi đã góp ý các doanh nghiệp này không nên coi đây là tiêu chí hàng đầu khi đầu tư ở Việt Nam nếu muốn đầu tư lâu dài trong 20 – 30 năm tới, mà cần phải hướng tới chiến lược đầu tư có chất lượng cao hơn, bền vững hơn”, ông Marko Walde thông tin thêm.
Ông cũng cho biết đã có không ít tập đoàn, doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, phụ kiện, may mặc muốn tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam.
Mặc dù thể hiện khả năng chống chịu trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, doanh nghiệp Đức vẫn đang đối mặt với các rủi ro và thách thức do sự bất ổn toàn cầu, khiến họ lo ngại hơn về sự phát triển kinh doanh trong năm tới.
Kết quả khảo sát cho thấy hiện tại, rủi ro lớn nhất với các doanh nghiệp này là giá nguyên liệu thô, theo sau là giá năng lượng và sự thiếu hụt lao động tay nghề cao. Xung đột Nga – Ukraina cũng gây ra các tác động về kinh tế cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khảo sát cho thấy chi phí năng lượng và nguyên liệu thô tăng cao, cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và logistics là những vấn đề đáng lo ngại nhất.
Điều này dẫn đến những thay đổi trong hoạt động đầu tư kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Đức, như điều chỉnh đánh giá rủi ro về địa điểm và tách rời tương quan (decoupling) giữa các khu vực trên thế giới.
AHK World Business Outlook – Khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu là cuộc khảo sát hàng năm của mạng lưới các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại nước ngoài (AHKs).
Nhờ sự tham gia tích cực của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam và trên toàn thế giới, khảo sát doanh nghiệp Đức AHK WBO được các nhà hoạch định kinh tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ quan báo chí và các chuyên gia trên thế giới và Việt Nam xem là thước đo đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức.
Kết quả cuộc khảo sát sẽ là kim chỉ nam nhằm đánh giá về tình hình phát triển và triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Đức cũng như những kỳ vọng của nhà đầu tư Đức đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Hàng loạt doanh nghiệp châu Âu tính tăng đầu tư tại Việt Nam
Chiến lược thu hút FDI giai đoạn mới
Số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng 50% đến năm 2030.
Yếu tố giúp Việt Nam thăng hạng trong danh mục ưu tiên của nhà đầu tư nước ngoài
Nguồn năng lượng ổn định, đặc biệt là từ nguồn năng lượng sạch, sẽ giúp Việt Nam hấp dẫn hơn với dòng vốn đầu tư nước ngoài, theo đại diện Amcham.
Sự thay đổi trong cơ cấu dòng vốn FDI
Vốn điều chỉnh và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu nước ngoài trở thành điểm sáng trong thu hút FDI 5 tháng đầu năm nay khi vốn đăng ký mới vẫn tiếp đà sụt giảm.
Intel sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Tập đoàn Intel cho biết trong thời gian tới sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Điểm bất thường của bất động sản Hà Nội
Nhiều chủ đầu tư vẫn vắng bóng trên thị trường, nguồn cung mới phụ thuộc vào một vài dự án lớn.
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Trong những tháng cuối năm, dự báo nhu cầu nhân lực trong nhiều ngành nghề tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế phục hồi nhanh.
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Các ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong quý III/2024.
Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?
Khu kinh tế đêm là địa điểm mới không thể bỏ qua khi du khách đến với Măng Đen.
Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.