Diễn đàn quản trị
Hiểu đúng về đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp
Các hoạt động đào tạo và phát triển (L&D) nhằm tạo ra sự thay đổi năng lực của người lao động, bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Hiện nay, đào tạo và phát triển (L&D) đang chuyển dịch từ một hoạt động mang tính chức năng sang dịch vụ, đóng vai trò là dịch vụ nội bộ trong tổ chức, cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng gồm chủ doanh nghiệp, đội ngũ lãnh đạo cũng như người lao động. L&D là phương tiện giúp tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh vận hành trong hiện tại và phát triển bền vững trong tương lai.
Ông Chu Quang Khởi, người từng có hơn 20 năm kinh nghiệm phụ trách các vị trí quan trọng trong mảng L&D tại các đơn vị lớn như Samsung, Vincommerce, Vinfast, Techcombank, Maritime Bank...cho biết, các hoạt động L&D nhằm tạo ra sự thay đổi theo hướng nâng cấp người lao động về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Theo vị chuyên gia này, một hệ thống L&D bao gồm ba phần chính là sản phẩm, cách thức triển khai và thiết kế. Trong đó, sản phẩm của L&D là những kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học được cung cấp và cải thiện, cần thiết cho công việc hiện tại.
“Thách thức là làm thế nào để tạo ra môi trường cho nhân sự học mọi nơi mọi lúc, tạo môi trường cộng đồng để vừa học vừa vui, có hoạt động nâng cao năng lực và dựa vào công nghệ”, ông Khởi nói tại sự kiện "Xây dựng tháp đào tạo doanh nghiệp 2021" do Học viện Quản trị HRD tổ chức.
Về cách thức triển khai, các hoạt động L&D thường được thực hiện theo nguyên tắc 10-20-70.
Cụ thể, việc tổ chức các chương trình học trực tuyến hoặc tổ chức lớp có giảng viên đứng dạy trực tiếp chỉ chiếm 10% hiệu quả, việc kèm cặp chiếm 20% hiệu quả. 70% còn lại phụ thuộc rất lớn vào việc thúc đẩy người lao động tham gia sâu vào công việc, có như vậy mới đạt được mục tiêu chương trình đào tạo. Đó chính là học trong công việc.

Soi phần chìm của tảng băng
Để thiết kế một hệ thống L&D hiệu quả, để những chương trình đào tạo được triển khai một cách trơn tru, ông Khởi cho rằng cần phải có các nền tảng tốt bởi lẽ các hình thức đào tạo chỉ mới là “bề nổi của tảng băng”.
Nền tảng thứ nhất là ngân sách. Cũng như các hoạt động khác trong tổ chức, bộ phận L&D cần phải có đủ kinh phí mới có thể xây dựng những chương trình đào tạo hay và cơ bản.
Các doanh nghiệp làm công tác L&D một cách bài bản sẽ dự trù ngân sách đào tạo được phân bổ từ doanh thu dự kiến, từ đó tính toán chi phí nhân sự mà trong đó có ngân sách dành cho hoạt động đào tạo. Dựa vào các nhóm ưu tiên, ngân sách sẽ được phân bổ phù hợp.
Nền tảng thứ hai là quy hoạch chương trình. Ông Khởi cho biết, một sai lầm phổ biến của những người làm trong ngành L&D là xây dựng chương trình đào tạo cho mọi nhân viên. Theo chuyên gia này, phải học cách quy hoạch, tập trung đào tạo vào từng đối tượng cá nhân, phòng ban và chương trình mục tiêu. Như ở Vingroup, công tác L&D đi từ tư duy đến quy hoạch, kế hoạch và thành hành động cụ thể.
“Có thể làm ít chương trình nhưng phải có chọn lọc, làm đến nơi đến chốn để từ đó thắng lớn, tạo tiếng vang lớn, nâng cao vị thế của L&D trong tổ chức”, ông Khởi nói.
Nền tảng thứ ba là hệ thống quản lý học tập. Các doanh nghiệp cần có phương pháp, công cụ để khảo sát nhu cầu, hỗ trợ triển khai các lớp đào tạo trực tuyến và trực tiếp, kiểm soát công việc và kiểm tra sự thay đổi năng lực sau đào tạo.
Ông khởi cho biết, với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều ứng dụng đã được ra mắt và hỗ trợ những người làm L&D rất nhiều trong công tác quản lý học tập hiện nay.
Nền tảng thứ tư là chính sách học tập. Phương Tây có câu nói “people respond to incentives”, bản chất con người thường làm những gì họ cảm thấy có lợi. Vận dụng nguyên lý này, Vingroup đã xây dựng chính sách đào tạo "có thưởng có phạt". Những người đi học sẽ được thưởng, ngược lại, những người không tham gia đào tạo sẽ bị phạt.
“Lý do rất dễ hiểu, khi không học thì bạn sẽ không cập nhật được các kiến thức mới, năng lực làm việc của bạn sẽ bị kém đi dẫn tới kết quả công việc không cao. Như thế là đủ lý do để bạn không được nhận thưởng”, vị chuyên gia L&D lý giải.
Nền tảng cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là tổ chức nhân sự L&D. Theo vị chuyên gia này, người đứng đầu tổ chức không phải là ngoại lệ, vẫn phải đóng vai trò là học viên, là chỗ dựa cho bộ phận L&D để duy trì chính sách học tập nhất quán và xuyên suốt thời gian. Có chính sách mới tạo ra được văn hoá vì bản chất của văn hoá là hình thành thói quen về hành vi và động cơ, lâu dài sẽ thành phản xạ bản năng.
Với những người trong bộ phận L&D, phải chủ động đi thăm dò, tìm hiểu những vấn đề mà tổ chức hoặc các phòng ban khác gặp phải để từ đó xác định nhu cầu và xây dựng các giải pháp khắc phục, cải thiện.
Ngoài ra, bộ phận L&D cũng phải biết cách tận dụng nguồn lực nội bộ, lôi kéo các cá nhân có thành tích hoặc vị trí tốt trong công việc có khả năng chia sẻ về bên mình để họ chia sẻ và hướng dẫn những người còn lại trong tổ chức.
“Tuy nhiên, việc tính toán nguồn lực cũng phải chuẩn xác, cần xây dựng network cả bên trong nội bộ tổ chức lẫn bên ngoài”, ông Khởi nói.
Vị chuyên gia này cũng lưu ý thêm, khi quy hoạch một chương trình đào tạo, đội ngũ L&D phải dựa vào nhu cầu tổ chức, của chức danh và của cá nhân.
Chẳng hạn ở Vinfast, bộ phận L&D phải đặc biệt quan tâm những chức danh quan trọng nhưng khó tuyển, phải đảm bảo giám đốc của tất cả showroom có năng lực giống nhau thông qua việc chuẩn hoá năng lực và chức năng, thông qua các chương trình cán bộ nguồn.
Còn với cấp độ cá nhân, cần đảm bảo hành trình trải nghiệm của người lao động. Từ lúc bước chân vào công ty, người lao động phải được đào tạo để hoà nhập, sau đó là đào tạo chuyên môn. Khi lên các vị trí cao cấp hơn, họ phải được đào tạo về lãnh đạo bản thân rồi đến lãnh đạo nhóm, lãnh đạo việc kinh doanh. Thâm niên càng lâu, chức vụ càng cao thì càng được đào tạo nhiều, đào tạo khó.
“Người lao động bây giờ giống như cái cây. Doanh nghiệp mong muốn cây sống được thì HR phải có nền đất tốt về dưỡng chất, độ ẩm là chính sách về nhân sự, phải tìm được giống cây tốt, còn L&D cung cấp ánh sáng để cây phát triển xanh tươi”, ông Khởi nói.
Cần thay đổi tư duy về đào tạo phát triển trong doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa và trải nghiệm đào tạo & phát triển trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh thế giới biến đổi từng ngày, hoạt động đào tạo và phát triển (L&D) ngày càng trở nên quan trọng để thực hiện hóa mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Sắp diễn ra hội thảo 'Xây dựng tháp đào tạo doanh nghiệp 2021'
Hội thảo "Xây dựng tháp đào tạo doanh nghiệp 2021" do Học viện Quản trị HRD tổ chức nhằm hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nắm được nguyên lý, tư duy và phương pháp xây dựng hệ thống đào tạo chuẩn qua kinh nghiệm thực tiễn tại các tổ chức như tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, sản xuất, FMCG, bán lẻ, khách sạn, công nghệ,…
Đào tạo nhân lực trong bối cảnh bình thường mới
Một thế giới đầy bất ổn đang tạo nên một sự thay đổi liên tục trong thị trường lao động. Điều này đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và nâng cấp kỹ năng liên tục kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà trong đó, các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.
Đào tạo trực tuyến gặp thời
Đặt trong bối cảnh dịch bệnh, đào tạo nhân sự theo hình thức offline càng trở nên nan giải. Vậy làm thế nào để giải bài toán: Tối ưu ngân sách đào tạo nhân sự trong mùa dịch?
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.