Việt Nam tiếp tục dẫn đầu ASEAN về số lượng tên miền quốc gia
Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017, tính đến cuối tháng 10, số tên miền quốc gia “.vn” duy trì trên hệ thống đã là 422.601 tên miền.
Ngày 24-25/11/2017, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ấn Độ, phối hợp tổ chức Hội thảo ASEAN-Ấn Độ về “Kinh tế biển xanh: từ khái niệm đến hành động".
Đây là sáng kiến của Việt Nam và cũng là một phần trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN- Ấn Độ. Hơn 60 đại biểu gồm quan chức chính phủ, học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài khu vực đã tham dự Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng hoan nghênh ý tưởng về kinh tế biển xanh, nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế biển xanh trong phát triển của thế giới và khu vực.
Điểm lại các hoạt động hợp tác biển trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đề nghị các đại biểu cần có những đề xuất cụ thể, hướng tới xây dựng nhận thức chung trong khu vực về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, đồng thời xây dựng các cơ chế hợp tác phù hợp, kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Duy Bắc đã tham gia Hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm của Khánh Hòa trong bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, trong đó có giáo dục và thuyết phục người dân tự nguyện tham gia các công tác bảo tồn môi trường biển. Ông Nguyễn Duy Bắc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách đồng bộ, rộng khắp trong phát triển kinh tế, nhất là về sử dụng, khai thác và tái tạo môi trường.
Thay mặt Chính phủ Ấn Độ, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish đề xuất thúc đẩy ASEAN và Ấn Độ cần đẩy mạnh hợp tác kinh tế bền vững dựa trên luật pháp quốc tế. Đại sứ Parvathaneni Harish gợi ý các nước tổ chức các nghiên cứu khoa học về kinh tế biển xanh, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, xem xét khả năng hợp tác về năng lượng đại dương…
“Hiện nay phát triển nền kinh tế bền vững - kinh tế xanh, là một xu thế tất yếu không chỉ đối với Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng. Giữa các nước ASEAN và Ấn Độ đã ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp ước về kinh tế.
Trong đó hợp tác khai thác kinh tế biển rất được chú trọng. Tuy nhiên, việc liên kết, hợp tác kinh tế biển phải dựa trên nền tảng sự bền vững và tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông Parvathaneni Harish, đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam nhấn mạnh.
Ông Parvathaneni Harish cũng đề xuất, sắp tới các nước thuộc ASEAN và Ấn Độ, cần tổ chức thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa về kinh tế biển xanh, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, xem xét khả năng hợp tác về năng lượng đại dương…
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã trao đổi nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc kinh tế biển xanh trong đó có đánh giá tình hình thực tiễn, hợp tác trong khai thác cảng, vận tải, năng lượng xanh, và cơ chế tài chính sáng tạo trong kinh tế biển xanh.
Các nước khẳng định trong bối cảnh tài nguyên biển và đại dương đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, hợp tác khu vực và liên khu vực trong kinh tế biển xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nền móng cho hợp tác ở tầm toàn cầu, từ đó bảo đảm môi trường đại dương an toàn, bền vững. Các đại biểu đã trao đổi và đề xuất một số kiến nghị hợp tác để Lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ xem xét quyết định trong thời gian tới.
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Luật Biển Việt Nam (2012), Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó có lĩnh vực kinh tế biển.
Cụ thể, 6 lĩnh vực kinh tế biển được Nhà nước tập trung phát triển (theo Điều 43 Luật Biển Việt Nam) gồm: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; Du lịch biển và kinh tế đảo; Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển…
Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017, tính đến cuối tháng 10, số tên miền quốc gia “.vn” duy trì trên hệ thống đã là 422.601 tên miền.
Ngày hôm qua (12/11), 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết thỏa thuận đầu tư và tự do thương mại với Hồng Kông trong bối cảnh việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ tại khu vực ngày càng gia tăng.
Theo một khảo sát của Financial Times, tỷ lệ người Việt có kế hoạch mua xe ô tô ngày càng tăng và đang bắt kịp với Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.