Tiêu điểm
HoREA: Ngân hàng được ‘bật đèn xanh’ kinh doanh bất động sản
Nhiều quy định trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bị cho đang “bật đèn xanh” cho các tổ chức tín dụng kinh doanh bất động sản.
Hiện nay Luật các tổ chức tín dụng quy định tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên tại Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung các quy định theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng được nắm giữ bất động sản phát sinh do việc xử lý nợ.
Cụ thể, Điều 138 của dự thảo quy định, các tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau.
Một là mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.
Hai là, cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết.
Ba là, nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định.
Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng quy định thời hạn 5 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản thay vì 3 năm như quy định cũ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng các quy định mới dẫn đến tình trạng là hầu như tất cả tổ chức tín dụng đều có hoạt động kinh doanh khác, mà chủ yếu là kinh doanh bất động sản dựa vào các quy định “bật đèn xanh”.
Cụ thể, với quy định cho phép mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc và được phép cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết đã dẫn đến tình trạng các tổ chức tín dụng có xu hướng mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm làm việc.
Nhất là việc các tổ chức tín dụng xây dựng các tòa nhà cao ốc văn phòng hoành tráng để vừa làm trụ sở, vừa cho thuê phần chưa sử dụng hết.
Đối với quy định cho phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay, theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì trong thời hạn 3 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này đã tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản không khác gì một doanh nghiệp bất động sản.
Đến nay, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi lại tăng thời hạn cho phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay lên 5 năm thì các tổ chức tín dụng càng “rộng đường” thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản.
“Những quy định mang tính “bật đèn xanh” đó không phù hợp với tinh thần “tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng” và “tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản” tại khoản 2 Điều 98 và Điều 138, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng”, ông Châu phân tích.
Do đó, Chủ tịch HoREA kiến nghị, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng cần sửa đổi, bổ sung để quy định chặt chẽ, trường hợp các tổ chức tín dụng được hoạt động kinh doanh khác hoặc được hoạt động kinh doanh bất động sản thì cần xem xét quy định tỷ lệ mức trần doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá 15% doanh thu của tổ chức tín dụng.
Cũng theo ông Châu, thì khoản 1 Điều 194, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi về mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và khoản 3 Điều 39, dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi về điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản chưa luật hóa đầy đủ nội dung Điều 10 Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
NHNN dự thảo Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.