Phát triển bền vững
IFC và New Zealand hỗ trợ 1.000 nông dân và 20 trang trại sản xuất theo chuẩn Global G.A.P
Trong 3 năm tới, IFC sẽ nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và thực hiện các chương trình tập huấn phù hợp cho khoảng 1.000 nông dân sản xuất nhỏ và 20 trang trại ở Việt Nam sản xuất theo tiêu chuẩn Global G.A.P.
Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho biết, IFC cùng với New Zealand sẽ hỗ trợ người nông dân sản xuất nhỏ cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nông nghiệp như gia cầm và rau củ quả, nhờ đó mở ra cơ hội thị trường mới, giúp tăng thu nhập và góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
Cụ thể, trong 3 năm tới, IFC sẽ nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và thực hiện các chương trình tập huấn phù hợp cho khoảng 1.000 nông dân sản xuất nhỏ dựa trên các yêu cầu cơ bản của GLOBAL G.A.P và các tiêu chuẩn phù hợp khác.
Dự án cũng sẽ hỗ trợ toàn diện cho khoảng 20 trang trại sản xuất nhỏ đạt được chứng nnhận GLOBAL G.A.P — một bộ tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) được công nhận toàn cầu, hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
Ngoài ra, dự án cũng sẽ tìm kiếm các cơ hội để kết nối những nông hộ đã được tập huấn với các nhà bán lẻ tiềm năng và các công ty quốc tế trong chuỗi kinh doanh nông nghiệp - những đơn vị đang tìm kiếm những sản phẩm được chứng nhận quốc tế.
Được biết đây là một hợp phần của chương trình An toàn thực phẩm Việt Nam, được bắt đầu triển khai từ tháng 7/2017 với sự hỗ trợ của Cộng hòa Slovakia, nhằm thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn trong ngành thực phẩm Việt Nam.
Chỉ trong một năm, IFC đã giúp 40 nhà nuôi gà thuộc hai trang trại gia cầm độc lập trong chuỗi khách hàng của CTCP Bel Gà, một công ty giống gia cầm hàng đầu – có được chứng nhận GLOBAL G.A.P.
Bằng cách thiết lập một hệ thống chăn nuôi theo GLOBAL G.A.P., tập trung vào vệ sinh và an ninh sinh học, giảm kháng sinh, khả năng truy xuất nguồn gốc, và những tiêu chuẩn khác, hai trang trại ở Bình Phước và Đồng Nai này đã cung cấp được khoảng 3 triệu con gà thịt được chứng nhận GLOBAL G.A.P., tương đương với 6 triệu kg thịt gà, cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm qua.
Theo số liệu từ IFC, tiêu thụ thực phẩm hàng năm tại thị trường trong nước chiếm trên 15% tổng sản phẩm quốc nội, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm xấp xỉ 18%.
Tuy nhiên, IFC đánh giá, tình trạng sản xuất thực phẩm chưa tuân theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh có thể cản trở tiềm năng tăng trưởng của ngành này; gây nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng; hạn chế cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng hiện đại và nâng cao doanh thu của các nhà sản xuất thực phẩm.
Ông Siebe Van Wijk, giám đốc công ty TNHH Fresh Studio Innovations Asia cho biết, vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam diễn ra nổi cộm nhất ở các mặt hàng như gạo, trái cây... do việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất dùng trong xử lý và chế biến thực phẩm. Đối với mặt hàng cá tra, hạt điều và hạt tiêu, số vụ việc vi phạm được ghi nhận ở mức thấp nhất trong số các loại mặt hàng nông sản.
Bên cạnh đó, ông Siebe Van Wijk cũng cho rằng, khả năng ô nhiễm về vi sinh học được phát hiện là khá cao; đặc biệt đối với mặt hàng thịt heo trong khi Việt Nam hiện là nước tiêu thụ thịt heo nhiều nhất trên thế giới.
Nhìn nhận từ góc độ doanh nghiệp, ông David Marks, đại diện công ty De Heus LLC ở Việt Nam cho rằng hiện nay, người Việt đang đánh giá các sản phẩm nhập khẩu cao hơn so với các sản phẩm trong nước về vấn đề chất lượng an toàn thực phẩm. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đang ngày càng nổi lên ở Việt Nam cũng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài.
Theo ông David Marks, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước và việc quan trọng nhất mà doanh nghiệp có thể làm là chứng minh chất lượng sản phẩm tới người tiêu dùng và cung cấp cho họ những sản phẩm mà họ thực sự có nhu cầu; bởi lẽ vấn đề cốt lõi ở đây vẫn là niềm tin của khách hàng.
Chẳng hạn như ở Nhật Bản, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề rất quan trọng để đảm bảo cạnh tranh; trong đó, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được hài hòa hóa với các tiêu chuẩn chung của quốc tế.
"Trong hệ thống đánh giá chất lượng của chuỗi cung ứng, chúng tôi sẽ có các chương trình chứng nhận cho các nhà sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau; chẳng hạn cấp tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P cho nông sản. Nhiều nhà cung ứng của chúng tôi là các nhà sản xuất có quy mô nhỏ", ông Katsuki Kishi, giám đốc quản lý chất lượng của tập đoàn AEON Nhật Bản cho biết.
Không chỉ củng cố thị trường trong nước, bà Wendy Matthews, đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho rằng, việc cải thiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để tiếp cận thị trường mới có vai trò then chốt trong việc đạt được mục tiêu quốc gia là xuất khẩu 40 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp từ năm 2018.
Giám đốc quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào Kyle Kelhofer nhận định, triển khai các hệ thống và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được quốc tế công nhận là yếu tố thiết yếu giúp đảm bảo tăng trưởng kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam; giúp cải thiện năng lực cạnh tranh và doanh thu cho nông dân và nhà sản xuất thực phẩm.
Chìa khóa để nông sản Việt 'đi được đường xa, ra được chợ lớn'
Chiến lược nào để nông sản Việt chinh phục thị trường Hàn Quốc?
Với nhiều thế mạnh sẵn có, nông sản Việt đã có thể vươn mình ra nhiều thị trường lớn, song để chinh phục được những thị trường khó tính như Hàn Quốc, việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm cần được đặt lên trên hết.
Thiết lập kênh tiêu thụ nông sản Việt quy mô lớn tại Pháp
Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Pháp sẽ có cơ hội giao lưu, kết nối trong sự kiện "Tuần hàng nông sản Việt Nam 2018" tại chợ đầu mối nông sản quốc tế Rungis (Pháp).
Chìa khóa để nông sản Việt 'đi được đường xa, ra được chợ lớn'
Theo các chuyên gia, cần đưa ra các giải pháp chấm dứt việc giải cứu nông sản như hiện nay vì câu chuyện này sẽ chỉ làm giảm giá trị của nông sản Việt đồng thời mang lại nguồn thiệt lớn cho người nông dân.
Nông sản Việt vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các 'ông tơ, bà mối' Trung Quốc'
Thương lái Trung Quốc vào đến tận vùng sâu, vùng xa, đến bất cứ ngõ hẻm nào của Việt Nam và họ giỏi hơn chúng ta bởi họ biết Việt Nam có gì ngon nhất, thời điểm nào thu hoạch tốt nhất để thu mua.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.