Khả năng xảy ra ‘cuộc đua’ tăng lãi suất sau Fed?

Kiều Mai Thứ bảy, 19/02/2022 - 10:15

Tại các thị trường mới nổi châu Á, các chuyên gia cho rằng sẽ ít có khả năng cơ quan điều hành chính sách tiền tệ nâng lãi suất trong trường hợp Fed cứng rắn hơn.

Trong đánh giá mới đây, các chuyên gia của Bank of America nhận định ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế mới nổi của châu Á sẽ không vội đuổi theo những động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), khi cơ quan này đang đưa ra nhiều tín hiệu hành động tiền tệ cứng rắn trong năm nay.

“Hầu hết cơ quan điều hành chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ tiếp tục cách tiếp cận hiện nay, và tập trung nhiều hơn đến phục hồi nhu cầu trong nước”, CNBC dẫn báo cáo.

Thời gian gần đây, khả năng Fed sẽ tiến hành nhiều đợt nâng lãi suất trong năm nay đã khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, nhiều nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đang có.

Hành động cứng rắn của Fed đã từng khiến các nền kinh tế mới nổi châu Á gặp thách thức, khi mức lãi suất cao hơn ở Mỹ đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc của nước này cao hơn, kéo theo sự rút lui của các dòng vốn nóng khỏi khu vực. Dưới áp lực như vậy, các ngân hàng trung ương tại châu Á buộc phải nâng lãi suất để ngăn chặn thoái vốn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia của Bank of America nhận định các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ tại những nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ duy trì động thái hiện tại, ít nhất ở giai đoạn đầu khi Fed tiến hành thắt chặt vì ba lý do.

Thứ nhất, mức lạm phát tại các thị trường này vẫn đang ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với mục tiêu chính sách, cho phép các ngân hàng trung ương tự điều chỉnh theo mức độ riêng.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của khu vực đang yếu hơn, với dự báo tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 – 2022 thấp hơn so với xu hướng trước đại dịch. Trong khi đó, Mỹ cũng như các nền kinh tế mới nổi ngoài châu Á đang cho thấy chuyển động nhanh hơn trong việc rút ngắn khoảng cách với thời điểm trước Covid-19.

Thứ ba, dự trữ ngoại hối và cán cân vãng lai hiện nay có thể bảo vệ các thị trường mới nổi châu Á khỏi áp lực thoái vốn.

“Chúng tôi tin rằng các ngân hàng trung ương tại những nền kinh tế mới nổi châu Á, ngoại trừ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), sẽ dần thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng với tốc độ riêng thay vì đi theo Fed”, Bank of America nhấn mạnh.

Ryan Wang, nhà kinh tế học Mỹ của HSBC, trong đánh giá cuối năm ngoái, cũng từng lưu ý rằng mỗi khi Fed “cất cánh”, chắc chắn sẽ để lại những “nhiễu động” nhất định. Mỗi lần Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, tình hình tài chính của các thị trường mới nổi đều bị ảnh hưởng, khiến các nước phải đưa ra những đợt điều chỉnh tăng lãi suất cần thiết để duy trì bình ổn.

Tuy nhiên, hiện nay, lạm phát được kiểm soát tương đối tốt cùng thái độ khoan thai, bình tĩnh cho thấy các ngân hàng trung ương châu Á sẽ không vội vã chạy theo chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ.

Cụ thể, tài khoản vãng lai được duy trì tốt trong khu vực và được đánh giá tốt hơn so với các chu kỳ thắt chặt trước đây của Fed. Phân tích từ HSBC về tỷ trọng tài khoản vãng lai bình quân trên GDP cho thấy hầu hết các nền kinh tế sẽ có thặng dư và thặng dư đáng kể trong vòng hai năm tới.

Bên cạnh đó, xét dưới góc độ lãi suất điều hành thực tế với chỉ số chênh lệch lãi suất điều hành trong nước với Mỹ, ngân hàng trung ương không cần thiết thắt chặt để tự bảo vệ khi mức chênh lệch dương đáng kể sẽ giúp giữ chân hoặc thu hút thêm nhiều dòng vốn.

Trung Quốc là một trong những thị trường đầu tiên ghi nhận tăng trưởng trở lại trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19, kéo theo động thái chính phủ nước này rút lại các biện pháp kích cầu, chuyển sang thắt chặt. Tuy nhiên, kết quả là nhu cầu nội địa giảm mạnh, buộc PBOC phải quay lại hỗ trợ tăng trưởng bằng nới lỏng.

Các cơ quan điều hành tiền tệ của Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia cũng đang giữ vững mức lãi suất, có lẽ một phần bởi mức độ phục hồi khá chậm chạp tại các thị trường này.

Tại Việt Nam, HSBC dự báo sẽ chỉ có một đợt điều chỉnh tăng vào quý đầu 2023, đưa lãi suất điều hành lên mức 4,5% từ ngưỡng 4% hiện nay sau khi Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với Covid-19 vào năm ngoái. Trong khu vực, con số này nằm trong nhóm các nền kinh tế có mức lãi suất điều hành cao nhất.

Động thái của Fed sắp tới áp lực gì lên Việt Nam?

Động thái của Fed sắp tới áp lực gì lên Việt Nam?

Tài chính -  3 năm
Với những diễn biến trên thị trường hiện nay, dự báo lãi suất tại Việt Nam sẽ ít khả năng tăng trở lại, đồng nội tệ mất giá nhẹ.
Động thái của Fed sắp tới áp lực gì lên Việt Nam?

Động thái của Fed sắp tới áp lực gì lên Việt Nam?

Tài chính -  3 năm
Với những diễn biến trên thị trường hiện nay, dự báo lãi suất tại Việt Nam sẽ ít khả năng tăng trở lại, đồng nội tệ mất giá nhẹ.
Dự báo lạm phát 2022 tăng vì giá nhiên liệu

Dự báo lạm phát 2022 tăng vì giá nhiên liệu

Tiêu điểm -  3 năm

HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam 2022 ở mức trung bình 3%, tăng so với mức đưa ra trước đó, sau khi đánh giá tình hình giá nhiên liệu tăng cao.

Lãi suất USD thấp giúp ngân hàng đẩy mạnh vay vốn ngoại tệ

Lãi suất USD thấp giúp ngân hàng đẩy mạnh vay vốn ngoại tệ

Tài chính -  3 năm

Trong thời gian ngắn, riêng VietinBank nhận được các khoản vay hợp vốn có tổng giá trị 1,79 tỷ USD từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Sau tín hiệu thắt chặt, Fed có thể năng lãi suất vào 2022

Sau tín hiệu thắt chặt, Fed có thể năng lãi suất vào 2022

Tiêu điểm -  3 năm

Trong động thái mới nhất, Fed tiếp tục giữ mức lãi suất thấp kỷ lục. Đây là lần thứ 10 liên tiếp cơ quan này không điều chỉnh sau khi giảm mạnh lãi suất vào tháng 4 năm ngoái.

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  2 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  1 ngày

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  1 ngày

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Tài chính -  1 ngày

Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS

Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS

Tài chính -  2 ngày

Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  1 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  2 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  6 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  7 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  7 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Đọc nhiều