Nâng cao hiệu quả dịch vụ y tế cộng đồng hậu đại dịch
Đảm bảo cung cấp hiệu quả dịch vụ y tế cộng đồng là động lực quan trọng giúp các nước đang phát triển phá vỡ bẫy thu nhập trung bình.
Khởi nghiệp với Genetica tại Việt Nam, dấn thân vào thương trường, khát vọng lớn nhất của TS. Cao Anh Tuấn là mang hệ gen của người Việt nói riêng, người châu Á nói chung vào bản đồ gen thế giới và thành lập một trung tâm giải mã gen hàng đầu châu Á tại Việt Nam.
Từ bỏ công việc đáng mơ ước tại Google, TS. Cao Anh Tuấn và 5 tiến sĩ người Việt khác đã quay trở lại phòng nghiên cứu và phát triển công nghệ giải mã gen bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh Tuấn và các đồng sự khởi nghiệp với Genetica, hiện Genetica có thể phân tích giải mã gen dành cho người châu Á để hỗ trợ việc lập kế hoạch nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, cá nhân hóa kế hoạch dinh dưỡng, tập luyện cũng như phòng ngừa những căn bệnh tiềm ẩn, trong đó có 18 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và châu Á.
Công nghệ Genetica có độ chính xác được khẳng định tối thiểu 99%, có thể xử lý tối đa 5.760 mẫu mỗi tuần.
Genetica đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với bệnh viện quốc tế Mỹ và các nhà phân phối chính thức của Genetica ở Việt Nam.
Là dân nghiên cứu nhưng TS. Cao Anh Tuấn nổi tiếng là người không chấp nhận cái bình thường và luôn làm cái bất thường. Bỏ Google về Việt Nam khởi nghiệp là một quyết định “không bình thường” của chính anh và đồng sự.
Anh cho biết, nhiều người quan niệm startup đầy rủi ro, startup trong lĩnh vực công nghệ ở một quốc gia đang phát triển còn rủi ro hơn nữa. Tuy nhiên, tôi có cái nhìn khá lạc quan về vấn đề này. Dịch vụ này ở Mỹ đã có từ lâu nhưng chủ yếu dành cho người da trắng với mức giá rất cao.
"Tôi muốn khám phá bản thân nên đã sử dụng giải mã gen của Mỹ nhưng mình nhận thấy có gì đó chưa đúng. Từ đó, 5 tiến sĩ của Genetica đã tập trung nghiên cứu về giải mã gen cho người châu Á tại Mỹ từ người Mỹ gốc Á, sau đó quyết định về Việt Nam và Singapore để phát triển.
Việt Nam là mảnh đất còn nhiều tiềm năng. Mới đây, các nhà đầu tư cùng một số giáo sư người Mỹ đến Việt Nam gặp đội ngũ Genetica. Ban đầu họ đều nghi ngờ khả năng sản sinh ra kỳ lân công nghệ ở Việt Nam nhưng sau một thời gian tiếp xúc, nhận thấy sự hỗ trợ tích cực của chính phủ Việt Nam cũng như khao khát của thế hệ trẻ, tất cả đều thay đổi quan điểm”, anh Tuấn cho biết.
Dù đã lên kế hoạch mở rộng ra thị trường Đông Nam Á và đưa vào vận hành văn phòng tại Singapore, nhưng Covid-19 khiến Genetica phải tạm dừng chiến lược. Thiệt hại chưa lớn nhưng việc không thể phát triển theo đúng kế hoạch cũng khiến cho đội ngũ của anh Tuấn gặp phải cú sốc về tinh thần.
“Bây giờ chúng tôi vẫn còn đau, nghề giỏi nhất của mình là nghiên cứu, khi xác định có thể làm với Chính phủ Singapore, chúng tôi đã nằm vùng nhiều tháng ở đó để nghiên cứu thị trường, đã lập xong chi nhánh ở Singapore và sẽ tiếp tục nằm vùng ở Malaysia, Indonesia… Tưởng là có thể cưỡi ngựa ra trận ngay được rồi, đùng một cái Covid-19, đội ngũ như rơi từ trên trời xuống, 10 tháng sau vẫn còn ấm ức, thiết bị máy móc cũng bị ngưng trệ theo.
Tuy nhiên trong nguy có cơ, tập trung thị trường Việt Nam cũng có cái tốt nhưng nỗi đau đó vẫn tồn tại dai dẳng cả năm nay. Chính trong giai đoạn này, Genetica đã thực hiện chiến lược "Go home to go big" (về nhà để phát triển) như một cách thức để tìm cơ hội trong giai đoạn Covid-19”, anh Tuấn tâm sự.
Chia sẻ về chiến lược giá, anh Tuấn cho biết, ngày đầu tiên về Việt Nam, anh rất tự tin về sản phẩm của mình, đặt cái giá cao nhất vì mình là số 1 châu Á, giải bài toán mọi người cần. Những ngày đầu khi đặt giá cao, cũng có người mua nhưng không nhiều, đa số hỏi rồi bỏ đi.
"Tôi muốn nhiều người được hưởng dịch vụ hơn, nên phải cắt bỏ rất nhiều chi phí để hạ giá thành xuống. Lúc này những người đã từng hỏi giá rồi bỏ đi bắt đầu trở lại dùng dịch vụ”, anh nói.
Chia sẻ về thời điểm thay đổi quyết định và lý do tìm ra căn nguyên để điều chỉnh con đường, nhà sáng lập Genetica cho biết, chính người dùng khiến mình phải điều chỉnh về dịch vụ, về giá. Để hoàn thiện sản phẩm, công ty nhắm đến từng nhóm người khác nhau để tìm ra những nhu cầu khác nhau.
Bài toán giá thành, giảm đến bao nhiêu là đủ? Sau đó làm sao tăng lên là bài toán cân não với mọi startup. Tuy nhiên giảm cỡ nào thì vẫn phải bảo đảm chất lượng ngang ngửa với sản phẩm tại Mỹ, và để xác định mức giảm này là bao nhiêu phải kết nối chặt chẽ với bộ phận kinh doanh.
Những người làm kinh doanh vẫn hay hỏi “làm thế nào để công nghệ thay đổi, để giảm thêm được nữa không”, đó là thông điệp quan trọng nhất với nhà nghiên cứu, nhà đầu tư.
"Làm suốt ở Mỹ, khi về Việt Nam, mỗi lần người sử dụng phản hồi rất chân thành, tôi nghe chuyện mà vui cả tuần. Một anh làm xét nghiệm vợ bị ung thư mà con không gây đột biến ung thư, sau đó chia sẻ vợ anh sau đó ngủ ngáy o o, đó là động lực khiến mình phát triển nhiều hơn dịch vụ phù hợp với thị trường", anh tâm sự.
“Trong quá trình khởi nghiệp, anh có quyết liệt đi tìm thầy không", nhà sáng lập Genetica cho biết, vai trò của nhà đầu tư, tư vấn rất khác nhau trong từng thời kỳ phát triển của startup. Bảy tám năm về trước khi bắt đầu phát triển sản phẩm, người cố vấn đều là giáo sư các trường đại học. Họ chưa từng làm sản phẩm đó bao giờ, nhưng đều là dân sáng tạo, từng phân tích gene cho người châu Âu. Họ đã có những bài học xương máu khi đi theo con đường này.
Chính từ kinh nghiệm của họ đã giúp đội hình Genetica phát triển, rút kinh nghiệm để giải mã gen cho người châu Á, giúp rút ngắn từ 7-10 năm nghiên cứu. Nếu tự nghiên cứu phải mất gấp 2 đến 3 lần thời gian mới có thể tạo ra sản phẩm.
Tuy nhiên, để có những nhà đầu tư cá mập tiếp theo, những người thuộc hàng top sẽ không mời được bằng tiền mà phải cho họ thấy tầm nhìn, khát vọng của mình… Các công ty công nghệ ở Việt Nam được hỗ trợ rất nhiều từ gia đình và chính phủ, để có thể đi nhanh hơn và giải quyết bài toán hiện có, nhưng để có thể ra nước ngoài được phải bảo đảm phần lõi cứng là công nghệ.
"Khó khăn nhất khi khởi nghiệp ở Việt Nam là hành lang pháp lý liên quan y tế còn không rõ ràng, gây nhiều khó khăn khi triển khai công nghệ mới, nên một số dự án tôi quyết định không làm, vì rất khó làm việc với các cơ quan chức năng liên quan đến y tế ở Việt Nam”, anh Tuấn cho biết.
Đảm bảo cung cấp hiệu quả dịch vụ y tế cộng đồng là động lực quan trọng giúp các nước đang phát triển phá vỡ bẫy thu nhập trung bình.
Câu nói của người cha là động lực để Nguyễn Thế Dinh, Chủ tịch MediGroup kiêm Tổng giám đốc MediHub, kiên trì với việc tạo hệ sinh thái y tế kỹ thuật số trong 5 năm qua.
Sự kết hợp giữa eDoctor và Phano Pharmacy mang đến nhiều tiện ích cho người dùng, đặc biệt là dịch vụ giao hàng chỉ trong 2 giờ tại TP. HCM.
Shark Dzung Nguyễn - nhà đồng sáng lập Do Ventures từng chia sẻ, dù đang có khá nhiều doanh nghiệp đang khai thác thị trường y tế, song họ đều đang ở trong giai đoạn sơ khai nên tiềm năng của lĩnh vực này còn rất lớn.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.