Khe cửa hẹp cho dự án nghỉ dưỡng trong rừng

Phương Linh Thứ bảy, 30/09/2023 - 11:30

Nhìn lại cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng từ dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy.

Không phải vô cớ dư luận lại dậy sóng khi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy được Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra tham vấn ý kiến cộng đồng.

Công ty CP Đầu tư phát triển Syrena Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng một khu nghỉ dưỡng với 100 biệt thự trên diện tích 64,6ha trong Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Trước đây, một số vụ chặt phá rừng sai phép để làm khu nghỉ dưỡng đã để lại ấn tượng tiêu cực đối với những dự án du lịch, nghỉ dưỡng trong rừng.

Nhiều ý kiến phản ứng trái chiều đối với việc phát triển các dự án du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng do lo ngại những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường tự nhiên.

Làm sao cân đối giữa bảo vệ hệ sinh thái rừng trước nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác quá mức với phát huy giá trị của rừng theo hướng tạo việc làm và sinh kế bền vững luôn là bài toán khó. Vì thế, việc xây dựng dự án nghỉ dưỡng trong rừng phải vượt qua "khe cửa hẹp".

Khe cửa hẹp cho dự án nghỉ dưỡng trong rừng
Một khu nghỉ dưỡng trong Vườn quốc gia Núi Chúa. Ảnh: Hoàng Anh

Khung khổ pháp lý cho dự án nghỉ dưỡng trong rừng

Năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Lâm nghiệp, mở ra 'cánh cửa pháp lý' cho việc cho thuê môi trường rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

Luật quy định chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.

Trên cơ sở của luật, điều 14, Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp cũng nêu rõ, chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm sẽ đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê.

Dựa trên các cơ sở pháp lý này, tháng 10/2020, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 332 phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và Quyết định 333 phê duyệt đề án phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn quốc gia Núi Chúa đến năm 2030.

Theo đó, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trong kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của Vườn quốc gia Núi Chúa quản lý là 23.642ha.

Diện tích rừng đặc dụng là 22.087ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11.523ha, phân khu phục hồi sinh thái 8.007ha và phân khu dịch vụ hành chính 2.556ha. Đất rừng phòng hộ là 1.554ha.

Với diện tích rừng này, UBND tỉnh Ninh Thuận đã lên kế hoạch phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí với 18 tuyến du lịch trên cạn và 15 điểm, khu du lịch.

Các sản phẩm du lịch theo định hướng tổ chức các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng trên cạn, du thuyền và trên biển, kết hợp dịch vụ dã ngoại, leo núi, khám phá thiên nhiên, du lịch tham quan các làng nghề, nhà hàng, ẩm thực, mua sắm.

Theo đề án này, khu vực tự tổ chức liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng gồm 12 phân khu, trong đó, khu vực Hang Rái có diện tích 49,36ha, khu vực công viên đá 37,2ha, khu vực Đá Vách 56,58ha và lớn nhất là khu vực đỉnh Núi Chúa gần 347ha.

Ngoài ra còn có 11 khu vực cho thuê môi trường rừng gồm dự án đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Núi Chúa 97,7ha; dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Lớn - Bãi Hời 17ha; khu nghỉ dưỡng Vườn san hô 48ha.

Các dự án khác gồm khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy 68,6ha; khu du lịch sinh thái Nam Núi Chúa - Amanoi 79,5ha và dự án khu du lịch sinh thái Bãi Suối Sâu 49ha.

Diện tích dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy đã được điều chỉnh giảm còn 64,6ha theo quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt đầu năm ngoái.

Trong khi dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy và một số dự án khác đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư, tại Vườn quốc gia Núi Chúa hiện có khu nghỉ dưỡng Amanoi đã đi vào hoạt động nhiều năm nay với 36 căn biệt thự.

Đây cũng là khu nghỉ dưỡng đắt đỏ bậc nhất cả nước với giá thuê từ vài chục triệu đồng đến hơn trăm triệu đồng mỗi đêm. Dự án này đang chuẩn bị mở rộng đầu tư giai đoạn hai thêm 16 biệt thự từ 4 đến 5 phòng ngủ.

Quy định về chuyển đổi đất rừng

Một trong những điều kiện đặc thù khi dự án du lịch nghỉ dưỡng muốn phát triển dưới tán rừng là cần xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác như đất thương mại dịch vụ để có thể xây dựng cơ sở lưu trú.

Đơn cử, trong tổng số 64,6ha đất rừng của dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy sẽ có 51,7ha rừng được giữ nguyên hiện trạng và 12,9ha cần được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng và các công trình phụ trợ.

Phần lớn diện tích chuyển đổi mục đích này nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10,5ha; rừng trồng 0,5ha và đất chưa có rừng 0,56ha.

Theo quy định tại khoản 2 điều 14, khoản 2 điều 20 Luật Lâm nghiệp và điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP, chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy sẽ phải xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Thủ tướng Chính phủ đối với diện tích 11,58ha.

Tuy nhiên, để đủ điều kiện được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên sang mục đích khác, dự án phải nằm trong năm nhóm dự án theo quy định của điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điều 41a Nghị định 156.

Thứ nhất là dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại điều 7 Luật Đầu tư công năm 2019 và dự án đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại điều 30 Luật Đầu tư năm 2014.

Thứ hai là các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận bằng văn bản; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Thứ ba là dự án cấp thiết cần phải chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Trong đó có các dự án khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; dự án đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; dự án cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra có dự án cấp thiết về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, bảo vệ, phát triển rừng; dự án tạo nguồn điện và hệ thống truyền tải điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; xây dựng, tôn tạo di tích cách mạng, di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Thứ tư, dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật, nhưng tạm dừng triển khai để rà soát theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/ 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ năm là dự án do Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác quy định tại khoản 2 điều 14 Luật Lâm nghiệp, trừ dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Chỉ được phép xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, những nơi có cây bụi không có khả năng tự phục hồi.

Nghị định 156/NĐ-CP

Như vậy, có thể thấy, các dự án du lịch sinh thái nằm trong nhóm dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác.

Tuy nhiên, để được phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, các dự án phải đảm bảo rất nhiều tiêu chí như có đề xuất dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công; phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Bên cạnh đó, dự án phải được ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận là dự án bắt buộc phải thực hiện trên diện tích có rừng tự nhiên do không thể bố trí trên diện tích đất khác. 

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về nội dung văn bản xác nhận nêu trên. 

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc đề xuất chủ trương và tổ chức thực hiện chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác trên địa bàn.

Ngoài ra, dự án phải không nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản. Và chủ đầu tư dự án phải có phương án trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Theo Nghị định 156/NĐ-CP, việc xây dựng các công trình du lịch, nghỉ dưỡng phải tuân thủ nguyên tắc không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng, các công trình phải dựa vào thiên nhiên, hài hoà với cảnh quan môi trường.

Chủ đầu tư chỉ được phép xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, những nơi có cây bụi không có khả năng tự phục hồi, đồng thời, chịu trách nhiệm bảo tồn, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.

Khe cửa hẹp cho dự án nghỉ dưỡng trong rừng 1
Hiện trạng một phần đất dự kiến xây dựng Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy

Từ luật đến thực tiễn ở Ninh Thuận

Đối chiếu các quy định này, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, việc chuẩn bị thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư, lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án thuộc phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Về sự phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, diện tích rừng cần chuyển đổi sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy thuộc quy hoạch đưa ra ngoài ba loại rừng giai đoạn 2016-2025 tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 12/5/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Đồng thời, dự án đã được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp quốc gia cập nhật vào dự thảo quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy thực hiện trong phân khu dịch vụ hành chính của Vườn quốc gia Núi Chúa, thuộc vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa. Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư dự án cùng với các đơn vị tư vấn chuyên ngành đã khảo sát địa hình, khí hậu, đánh giá hiện trạng, trữ lượng rừng.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự án đã đưa ra phương án quy hoạch tối ưu, đáp ứng mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường. 

Các công trình xây dựng dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình không quá 12 mét, mật độ xây dựng thấp, hạn chế chặt phá cây rừng và tác động tới hệ thực vật sẵn có, phù hợp với Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/NĐ-CP.

Chủ đầu tư cho biết các công trình xây dựng chỉ chiếm 4,59% tổng diện tích toàn dự án.

Về việc trồng rừng thay thế, theo khoản 1, điều 21 Luật Lâm nghiệp, chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.

Ngày 22/6/2022, chủ đầu tư dự án đã có văn bản việc cam kết thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền vào quỹ vảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

Với những yếu tố trên, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, việc chuẩn bị thực hiện dự án là đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư, lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và dự thảo để ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định.

Sau khi thẩm định, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cho dự án này.

Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Ninh Thuận cho biết, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đã kết thúc tham vấn ý kiến cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy.

Chủ đầu tư cho biết vào tháng 11 tới sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hải tổ chức họp tham vấn lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra.

Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp giữa rừng

Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp giữa rừng

Tiêu điểm -  1 năm
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy dự kiến sẽ được xây dựng trong Vườn quốc gia Núi Chúa và đối diện với khu nghỉ dưỡng đắt nhất Việt Nam là Amanoi ở phía bên kia vịnh biển.
Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp giữa rừng

Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp giữa rừng

Tiêu điểm -  1 năm
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy dự kiến sẽ được xây dựng trong Vườn quốc gia Núi Chúa và đối diện với khu nghỉ dưỡng đắt nhất Việt Nam là Amanoi ở phía bên kia vịnh biển.
Ninh Thuận lên tiếng về dự án 100 biệt thự nghỉ dưỡng giữa rừng Núi Chúa

Ninh Thuận lên tiếng về dự án 100 biệt thự nghỉ dưỡng giữa rừng Núi Chúa

Tiêu điểm -  1 năm

Chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và thực hiện quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Leader talk -  1 giờ

Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  4 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  17 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  1 ngày

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.