Diễn đàn quản trị
Khi lãnh đạo khiêm tốn với nhân viên
Sau những trải nghiệm thất bại vì từng xem bản thân mình là quá lớn và quá quan trọng, CEO HomeNext Tống Trần Dương nhận ra rằng sự khiêm tốn của người lãnh đạo sẽ giúp đội ngũ nhân sự phát triển, giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài.

‘Muốn thành công, phải quên mình đi’
Năm 2009, ông Tống Trần Dương (nay là CEO HomeNext) bước vào nghề bất động sản ở vị trí nhân viên bán hàng của Đất Xanh (Bình Dương). Dù là thời điểm khá thuận lợi cho việc bán hàng vì các công ty môi giới trên thị trường lúc bấy giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng ông Dương cũng nhiều lần mất hợp đồng vì tính tình nóng nảy.
Ông Dương kể lại, một nữ khách hàng làm nghề quản lý ca sỹ sống ở quận Bình Thạnh (TP. HCM) đi xem lô đất G3 (Mỹ Phước 3) rồi yêu cầu gửi hồ sơ, báo giá chi tiết qua mail, hẹn cuối tuần kế tiếp sẽ đến công ty đặt cọc. Ông đã rất tự mãn vì gần như đã nắm chắc tiền hoa hồng trong tay.
Thế nhưng trước lịch hẹn 1 ngày, vị khách hàng lại gọi điện yêu cầu dẫn đi xem một lô đất khác. Với bản tính nóng nảy, ông trả lời: “Trời ơi, sao chị xem nhiều vậy? Em đã dẫn chị đi xem rất nhiều lần, đã dành rất nhiều thời gian gửi thông tin cho chị mà. Sao chị lại đổi ý chứ”.
Dù ông Dương ăn năn với sự lỗ mãng của bản thân và gọi điện xin lỗi nhưng vị khách kia không trả lời và quyết định mua lô I43 cho một đồng nghiệp của ông chỉ mấy ngày sau đó.
Ông cho rằng mình mất hợp đồng vì xem bản thân mình quá to lớn và quan trọng. Trong câu nói với vị khách hàng, từ “em” được nhắc lại rất nhiều lần.
“Sự thất bại đó là hoàn toàn xứng đáng vì tôi chỉ thấy mình, thấy những vất vả của bản thân mà không thấy người khác, không thấy khách hàng cũng bỏ rất nhiều thời gian và công sức và cùng đồng thời thực sự mong muốn với tôi”, ông Dương nói.
Năm 2014, ông Dương phụ trách quản lý một dự án của Nhật cho CBRE. Sau một buổi họp đề xuất, ông “kiếm chuyện làm quà” với vị quản lý người Nhật của chủ đầu tư: “Tôi thấy ở tầng 17 Becamex Tower có văn phòng Kocham (Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc), hay chúng ta tiếp cận với họ thử”.
Vị này cười nửa miệng trả lời ông Dương bằng một câu tiếng Nhật ngay sau đó được dịch sang tiếng Việt: “Khi anh muốn làm gì thì nên có kế hoạch đàng hoàng, đừng nói khơi khơi vậy không đi đến đâu cả”.
Trong một căn phòng có khoảng 7 người cả Việt Nam và Nhật Bản, cảm xúc của ông Dương đi từ xấu hổ đến oán trách và nghĩ bụng: “Tôi nói cho vui thôi mà, làm gì căng vậy, tại sao cậu phải làm tôi mất thể diện mới chịu”.
Nhưng ngay sau đó, ông đã thay đổi suy nghĩ như một bước ngoặt lớn về tư tưởng của một người vốn dĩ có bản tính nóng nảy, ông bắt đầu quên đi cái tôi nhỏ bé yếu ớt để lắng nghe cầu thị và học hỏi.
“Thực ra cậu ấy nói đúng! Muốn làm gì cũng cần có kế hoạch chỉn chu, “kiếm chuyện làm quà” nói khơi khơi sẽ không thể giải quyết được gì cả. Bây giờ, tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng và vui vẻ với những điểm yếu của bản thân. Tôi sẵn sàng sửa đổi để học hỏi thêm, để ngày càng hoàn thiện bản thân mình”, ông Dương chia sẻ.
Khiêm tốn để giữ chân nhân tài
Năm 2017, ông Dương khởi nghiệp với một công ty bất động sản dành cho người nước ngoài tại thị trường Bình Dương. Đây là một mảng không dễ, đặc biệt là trong việc tuyển dụng con người sao cho phù hợp và giữ chân được họ. Có lẽ, lựa chọn phong cách lãnh đạo sau nhiều bài học thất bại là thứ đã giúp ông xây dựng được một đội ngũ nhân sự trẻ trung, chuyên nghiệp và tài năng.
Thái Ngọc sinh năm 1997 là một nhân sự vào công ty của ông từ khi còn là sinh viên năm cuối của một trường đại học tại Thủ Dầu Một. Đến nay, Ngọc đã có hơn 4 năm gắn bó và trở thành một trong những nhân sự chủ chốt trong kế hoạch phát triển của công ty trong chặng đường tiếp theo.
Hỏi về lý do gắn bó với công ty trong khi có rất nhiều cơ hội mà một trong số đó là về làm tại một công ty hàng đầu Bình Dương nơi bố mẹ cô đang công tác với mức lương cao hơn nhiều và áp lực cũng ít hơn, Ngọc nhấn mạnh hai lý do.
Thứ nhất là từ quan sát ban đầu, cô thấy không có ai là người nhà của giám đốc, có vẻ không phải là một công ty gia đình. Thứ hai, sau một thời gian quan sát và tiếp xúc, cô nhận thấy lãnh đạo là người chân thành lắng nghe, gần gũi và khiêm tốn. Thuộc thế hệ Z năng động, cô tin rằng điều đó sẽ giúp cô phát triển bản thân.

Ông Dương cho rằng, người mới khởi nghiệp và làm chủ dễ dàng sa vào cái bẫy của việc thèm khát quyền lực: ngồi phòng riêng, bàn ghế hoành tráng, được cấp dưới đi thưa về gửi, được trả lời ‘vâng' cho tất cả các yêu cầu, được cấp dưới vui cười, tán thưởng. Nhưng những điều đó không mang lại lợi ích gì, nếu không muốn nói là gây hại cho doanh nghiệp, ngăn cản doanh nghiệp phát triển và thu hút nhân tài.
“Với những nhân sự tài năng, một khi chấp nhận làm việc cho một công ty nhỏ, công việc vất vả, lương không cao, thưởng không nhiều cũng không biết tương lai ra sao, ít nhất họ cần sự quan tâm, lắng nghe, hay nói cách khác là sự khiêm tốn của lãnh đạo. Nếu lãnh đạo không có điều đó, họ chẳng có lý do gì để cố gắng vì công ty”, CEO HomeNext nói.
Để xây dựng một doanh nghiệp có văn hoá tốt đẹp, đội ngũ an tâm phát huy hết tài năng và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, lãnh đạo phải là người thực sự khiêm tốn, đi chung với lòng biết ơn. Nếu chưa có đủ nguồn lực để đầu tư cho các chương trình đào tạo và phát triển nhân sự như các doanh nghiệp lớn, sự khiêm tốn đó của các chủ doanh nghiệp SME nên được thể hiện nhất quán qua các hành động như: lắng nghe, ân cần, dành thời gian cho cấp dưới; giúp đỡ, uốn nắn họ…
Ở công ty, ông Dương lựa chọn ngồi chung phòng với đội bán hàng, bàn ghế cũng không lớn hơn, thậm chí cũ kỹ hơn của nhân viên. Trong công việc hằng ngày, ông không chỉ dành thời gian lắng nghe những khó khăn của cấp dưới để cho họ những lời khuyên, chỉ dẫn mà còn xin phản hồi và đánh giá từ phía nhân sự để làm tốt hơn trên cương vị một người lãnh đạo.
“Khi nhận được những đóng góp này, để tránh việc nhân viên của tôi sợ bị ghim gút hay ‘đì’, tôi đăng lên facebook cá nhân tất cả những nhận xét của họ. Tôi muốn cho họ thấy rằng, tôi thực sự cầu thị, thực sự khiêm tốn và sẵn sàng thay đổi để trở thành người lãnh đạo tốt hơn”, ông Dương cho biết
Các công ty do ông Dương sáng lập có truyền thống về tuyển dụng thực tập sinh và ông cũng luôn dành thời gian cho đối tượng nhân sự này. Một mặt, để tìm hiểu xem những ‘mầm non’ này có tiềm năng như thế nào để còn kịp bồi dưỡng; mặt khác, để cho họ thấy CEO của công ty gần gũi, thân thiện và sẵn sàng lắng nghe ra sao… Điều này sẽ giúp họ tự tin hơn trong việc học tập và làm tốt những công việc được giao, là tiền đề cho quá trình toả sáng sau này, khi quyết định ở lại làm việc sau tốt nghiệp.
“Trong cuốn Binh thư yếu lược của mình, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có viết một câu rằng: ‘Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người’. Cá nhân tôi cho rằng, đây cũng là lựa chọn duy nhất cho các lãnh đạo thời nay nếu muốn doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển, tuyển dụng và giữ chân được nhiều nhân tài hơn”, CEO HomeNext chia sẻ.
'Với doanh nhân, thất bại cần được chấp nhận như một lẽ thường tình'
Bài học từ thất bại ở Leflair
Sau tuyên bố phá sản, phải mất gần một năm để Leflair tìm ra lối thoát và được Society Pass mua lại.
Sự thụ động khiến nhiều doanh nghiệp F&B thất bại
Các công cụ hỗ trợ bán hàng trực tuyến dường như đã cứu được không ít doanh nghiệp F&B khỏi "cửa tử" khi đối mặt với khủng hoảng đại dịch.
Những lỗ hổng quản trị khiến các thương vụ M&A thất bại
Việc thiếu sẵn sàng của cả hệ thống, từ người lãnh đạo đến nhân viên, từ chất lượng quản trị yếu kém đến thiếu đạo đức kinh doanh cũng như văn hoá doanh nghiệp là yếu tố khiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) rơi vào ngõ cụt.
Bài học thất bại điển hình từ các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản
“Người quản lý nếu đặt lợi ích của mình quá nhiều mà không quan tâm đến nhân viên, đến xã hội, hành động chỉ nghĩ tới cái lợi của dòng tộc, xa rời quy chuẩn đạo đức chung… sẽ thất bại”.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.