Phát triển bền vững
Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.
Phủ hơn 30% diện tích đất bằng cây xanh, thiết lập ba mô hình cộng sinh giữa các doanh nghiệp là cách làm của KCN Nam Cầu Kiền hướng đến xây dựng khu công nghiệp sinh thái.
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền, cho biết, chủ trương khi bắt tay vào khởi công khu công nghiệp là ứng dụng các giải pháp tuần hoàn nguyên vật liệu để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, trên tinh thần “lấy lại từ đất rồi trả lại cho đất”.
Đến năm 2018, Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được Chính phủ ban hành, KCN Nam Cầu Kiền mới xác định rõ hướng đi xây dựng khu công nghiệp sinh thái.
Tiếp đó, năm 2022, Nghị định 35/2022/NĐ-CP được ban hành thay thế cho Nghị định 82/2018/NĐ-CP, cụ thể hóa các tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái theo ba nhóm, bao gồm tiêu chí dành cho nhà đầu tư, cho khu công nghiệp và cho doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp.
Theo ông Điệp, KCN Nam Cầu Kiền đáp ứng hết, thậm chí là tốt hơn so với các tiêu chí xác định một khu công nghiệp sinh thái theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP, bao gồm cả tiêu chí liên quan đến đảm bảo nơi ở, tiện ích công cộng cho người lao động, tức là yếu tố xã hội, thường ít được quan tâm đến so với yếu tố môi trường khi doanh nghiệp triển khai các giải pháp phát triển bền vững.
Còn đối với KCN DEEP C, ứng dụng các giải pháp như xây dựng dự án điện mặt trời, xây dựng kho xưởng theo tiêu chuẩn công trình xanh, ứng dụng kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích tạo năng lực cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
“Các nhà đầu tư thứ cấp có thể tập trung vào sản xuất, kinh doanh và xem xét tham gia một hoặc nhiều sáng kiến phát triển bền vững như chương trình DEEP C Care hỗ trợ người dân địa phương, dự án tái chế, tái sử dụng chất thải, như vậy là có thể đưa vào báo cáo ESG của mình”, ông Bruno Jaspaert, CEO DEEP C, cho biết.
Tính đến cuối năm 2023, DEEP C đã đạt được 26/31 các tiêu chí bắt buộc và 26/33 tiêu chí tự nguyện trong khung quốc tế về khu công nghiệp sinh thái của Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu (GEIPP).
Đáng chú ý, bên cạnh tiêu chí về môi trường, GEIPP cũng đưa ra các tiêu chí về kinh tế, xã hội, quản lý khu công nghiệp như hỗ trợ nền kinh tế địa phương, thu nhập công bằng cho người lao động, thực hiện đối thoại với cộng đồng, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
KCN DEEP C kỳ vọng sẽ đạt 100% các tiêu chí của GEIPP trong những năm tới, trong đó có những tiêu chí tương đối khó thực hiện như tỷ lệ tiêu thụ điện tái tạo trong khu công nghiệp bằng với tỷ lệ điện tái tạo trên lưới điện quốc gia, 80% lao động có nhà ở, thu nhập công bằng, 25% nguyên vật liệu được mua tại các đơn vị cung ứng địa phương trong bán kính 100km.
Hướng đến hiệu suất
Theo Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), khu công nghiệp sinh thái là một cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ nằm ở cùng một địa điểm, cùng nhau nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội.
Tức là, trong khu công nghiệp sinh thái, hoạt động của doanh nghiệp có sự tối ưu hóa nhờ liên kết lẫn nhau, phụ phẩm, đầu ra của đơn vị này là đầu vào của đơn vị khác, bên cạnh việc đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh cho người lao động, tạo tác động tích cực tới cộng đồng địa phương.
Nói với TheLEADER, bà Nguyễn Trâm Anh, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), cho biết, mục đích cao nhất của chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái là để nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững và qua đó tạo ra lợi ích lan tỏa tới cộng đồng và các doanh nghiệp, khu công nghiệp khác.
Đó cũng là động lực quan trọng để doanh nghiệp tham gia cộng sinh công nghiệp và thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn. Đơn cử, nhà sản xuất thép tại KCN Nam Cầu Kiền có thể bán khói bụi và xỉ thép cho các nhà sản xuất thép nhiễm từ, tách chất vi lượng thay vì tốn hàng triệu đồng để xử lý mỗi tấn phụ phẩm.
Thực hiện hóa những lợi ích đó, ông Lê Xuân Thịnh, chuyên gia tư vấn về khu công nghiệp sinh thái, đánh giá cao vai trò của chủ đầu tư và ban quản lý khu công nghiệp trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho cộng sinh công nghiệp, chẳng hạn như hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống hơi dùng chung…
Bên cạnh đó, chủ đầu tư khu công nghiệp khi kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp cần xác định trước loại hình doanh nghiệp, yêu cầu các cam kết hướng đến mục tiêu xây dựng khu công nghiệp sinh thái, qua đó lựa chọn được những doanh nghiệp phù hợp, sẵn sàng đồng hành với tiến trình sinh thái hóa.
Ông Thịnh nhìn nhận, các khu công nghiệp mới có thể bám sát theo các tiêu chí của Nghị định 35/2022/NĐ-CP trong khâu thiết kế, lên ý tưởng để tạo thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp về sau. Còn đối với khu công nghiệp đang hoạt động có nhu cầu chuyển đổi, chủ đầu tư có thể chuyển đổi từng bước tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Làm khu công nghiệp sinh thái để đón 'đại bàng xanh'
Kinh tế tuần hoàn: Cần kiên định lựa chọn giải pháp
Các giải pháp kinh tế tuần hoàn có thể triệt tiêu hiệu quả lẫn nhau nếu được kết hợp triển khai một cách thiếu tính toán.
Doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì điều gì?
Tạo ra giá trị và lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất để doanh nghiệp triển khai các giải pháp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Kinh tế tuần hoàn ‘rẻ’ hay ‘đắt’?
Chi phí lớn là một trong những thách thức phổ biến thường được doanh nghiệp liệt kê khi nhắc đến câu chuyện chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050
Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.
6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group tri ân các thầy cô giáo
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.
Vingroup lập công ty sản xuất người máy
Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.