Leader talk

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Phương Linh Thứ năm, 21/11/2024 - 15:08

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, nhận định rằng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi sâu sắc phương thức quản trị quốc gia và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với Việt Nam, sự thay đổi này vừa mang lại cơ hội để bứt phá, vừa đặt ra thách thức trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, đồng thời tận dụng thời cơ để đẩy nhanh tốc độ phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, Tổng bí thư Tô Lâm đã khẳng định, Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 và trở thành nước phát triển, có thu nhập cao năm 2045.

Theo ông Bình, để hiện thực hóa khát vọng này, hệ thống quản trị quốc gia cần phát huy tối đa vai trò kiến tạo, thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực, đồng thời đảm bảo ổn định xã hội và sự đồng thuận.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cơ hội lớn để Việt Nam ứng dụng các thành tựu công nghệ trong quản trị quốc gia, giúp rút ngắn khoảng cách phát triển. Trọng tâm cần hướng tới là phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số để đảm bảo hiệu quả quản trị và tăng khả năng cạnh tranh dài hạn.

Tuy nhiên, đây không chỉ là câu chuyện áp dụng công nghệ, mà còn là một cuộc cách mạng về tư duy, đòi hỏi năng lực thích ứng cao trong hệ thống pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực.

Nếu chậm chân, Việt Nam không chỉ đối mặt với nguy cơ tụt hậu mà còn bị lệ thuộc vào những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ số, ảnh hưởng đến năng lực tự chủ và khả năng phát triển bền vững.

Sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi phải đổi mới và cải cách phương thức vận hành, quản trị nhà nước để thích ứng với từng giai đoạn lịch sử. Điều này đặt ra nhu cầu về một phương thức quản trị quốc gia linh hoạt và thích ứng nhanh với sự thay đổi.

Theo ông Bình, tư duy quản trị cần chuyển đổi từ quản lý sang kiến tạo phát triển. Nhà nước không chỉ giữ vai trò kiểm soát mà cần tạo điều kiện để các chủ thể khác tham gia sáng tạo, phát triển, đồng thời thúc đẩy tinh thần hợp tác, đổi mới và minh bạch trong hệ thống quản trị.

Chính phủ hiện đại, ông Bình nhấn mạnh, không chỉ là chủ thể cung ứng dịch vụ công mà còn là người bảo đảm an sinh xã hội và điều kiện phát triển bền vững.

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Tám đặc trưng của quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, ông Bình nhấn mạnh, việc xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trở thành tất yếu khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.

Quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả không phải là nói tới mô hình hay kiểu nhà nước mới, mà là phương thức quản trị nhà nước, quản trị quốc gia theo các nguyên tắc, chuẩn mực mang tính phổ quát để thích ứng với bối cảnh mới.

Ông Bình nêu bật tám đặc trưng của quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.

Trước hết, đó là sự tham gia rộng rãi của người dân và các chủ thể trong xã hội. Mô hình quản trị hiện đại cần gắn kết đa chiều giữa nhà nước, xã hội, thị trường.

Từ vị trí trung tâm, nhà nước đảm nhận vai trò kiến tạo “khung khổ pháp lý - luật chơi” và “xác lập các thiết chế - sân chơi”, bảo đảm cho mọi thành phần đều có không gian đóng góp vào sự phát triển của quốc gia, không chỉ với tư cách là đối tượng quản lý, mà còn là các chủ thể đồng hành có trách nhiệm, bổn phận vì lợi ích chung.

Trong nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, vai trò của người dân và các chủ thể ngoài nhà nước không chỉ giới hạn ở việc tuân thủ các chính sách, pháp luật, mà còn bao gồm quyền tham gia trực tiếp vào giám sát, phản biện, đóng góp cho sự phát triển xã hội.

Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm công khai thông tin liên quan đến những vấn đề mà người dân quan tâm, bảo đảm tính minh bạch, từ đó, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin chính xác và đầy đủ. Điều này giúp hình thành một kênh đối thoại hai chiều giữa Nhà nước và người dân, tăng cường niềm tin vào bộ máy công quyền, cũng như củng cố sự đồng thuận trong xã hội.

Thứ hai là pháp quyền và trách nhiệm của nhà nước. Nhà nước cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, dân chủ và mang tính pháp quyền cao. Pháp luật phải dựa trên yêu cầu thực tiễn và là công cụ hỗ trợ phát triển, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi công dân và tổ chức; đồng thời, bảo đảm kiểm soát quyền lực và duy trì trật tự xã hội.

Điều kiện của nguyên tắc pháp quyền trong quản trị quốc gia là trách nhiệm của nhà nước trong việc xác lập và bảo đảm nền chính trị dân chủ; nhận thức của công dân về dân chủ, pháp luật và đạo đức được nâng cao; cải cách hệ thống lập pháp, hệ thống tư pháp và hoàn thiện hệ thống giám sát, phản biện xã hội.

Thứ ba là công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Trong bối cảnh mới với công nghệ số và sự tham gia rộng rãi của người dân và toàn xã hội, mọi thứ không còn là bí mật nữa, thì mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức cần vận hành theo nguyên tắc: “tối đa hóa công khai” và “tối thiểu hóa bí mật”.

Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước cần vận hành theo nguyên tắc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, đặc biệt trong việc ra quyết sách và cung cấp thông tin liên quan đến lợi ích của người dân. Trách nhiệm giải trình giúp gia tăng niềm tin và sự tham gia của xã hội; đồng thời, tạo môi trường lành mạnh, ngăn ngừa tình trạng thông tin sai lệch, tin giả.

Thứ tư là quản trị nhằm đáp ứng kỳ vọng của người dân và xã hội ở mức cao.

Kỳ vọng của bất cứ người dân nào vào chính quyền tập trung ở hệ thống chính sách an sinh xã hội và các bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Kỳ vọng của người dân và xã hội đề cập đến mức độ mà mọi người có thể tham gia vào đời sống xã hội và kinh tế của cộng đồng, đem lại hạnh phúc cho người dân.

Người dân luôn được đặt là trung tâm trong các quyết sách của chính quyền. Chỉ số hạnh phúc, sự thụ hưởng và hài lòng của người dân cần trở thành chỉ số quan trọng để hoạch định và đánh giá chính sách.

Trong quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả cần có tư duy tiếp cận hạnh phúc, đưa các yếu tố, chỉ số đo lường về sự thụ hưởng, sự hài lòng của người dân trong cả 3 giai đoạn: Hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách, pháp luật của nhà nước. Từ đó, đáp ứng sự kỳ vọng của dân, và củng cố niềm tin của người dân đối với nhà nước.

Thứ năm là quản trị tạo sự đồng thuận và công bằng xã hội. Quản trị quốc gia hiện đại hướng tới sự đồng thuận cao, dựa trên giá trị công lý và công bằng xã hội. Đồng thuận này không phải là sự phục tùng, mà là kết quả của quá trình điều hòa lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, tạo nền tảng cho xã hội ổn định, phát triển hài hòa.

Cơ sở của đồng thuận chính là sự tương đồng dựa trên những giá trị, chuẩn mực chung. Để đạt được sự đồng thuận, thể chế phải bảo đảm cho sự công bằng được thực hiện trên thực tế.

Nhà nước cần nhận thức được rằng, mọi người đều có khả năng và cơ hội trở thành người vượt trội. Thể chế công bằng tạo cơ hội phát triển toàn diện phù hợp với năng lực và điều kiện của mỗi cá nhân. Không ai bị bỏ lại phía sau. Không ai bị tụt hậu trong sự phát triển chung của xã hội.

Thứ sáu là trách nhiệm quốc gia trong tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Bối cảnh thế giới hiện nay, không một quốc gia nào đứng ngoài cuộc trước những vấn đề toàn cầu, như môi trường, dịch bệnh, an ninh phi truyền thống.

Thách thức đặt ra cho mỗi quốc gia sẽ là làm thế nào để luôn “đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trước hết, trên hết” nhưng vẫn tuân thủ những chuẩn mực, giá trị chung của nhân loại. Không bị kéo theo sự cạnh tranh của các nước lớn để vẫn giữ được sự tôn trọng, độc lập, chủ quyền, tự chủ, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Thứ bảy là quản trị hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở 3 trụ cột: Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường, và vừa đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại, vừa không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả hướng tới mục tiêu phát triển bền vững yêu cầu chính phủ mỗi quốc gia cần xây dựng: Hệ thống quản lý phát triển bền vững; hệ thống pháp luật để phát triển bền vững; phát triển bền vững hệ thống khoa học và công nghệ; hệ thống giáo dục bền vững; sự tham gia của cộng đồng vào phát triển bền vững.

Cuối cùng là tính hiện đại, tiêu hiệu quả xuyên suốt trong quản trị quốc gia. Quản trị quốc gia suy cho cùng là hướng đến giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong điều kiện nhu cầu thì vô hạn nhưng nguồn lực thì luôn hữu hạn và môi trường biến đổi không ngừng.

Trong bối cảnh mà các hành vi và các mối quan hệ xã hội vận động và phát triển theo hướng cái sau mới hơn, tiến bộ hơn, hiện đại hơn cái trước đặt ra thách thức cho nhà quản trị phải có công cụ và phương pháp quản trị hiện đại, phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội.

Khoa học - công nghệ được xem là chìa khóa, giữ vai trò then chốt cho sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.

Để đạt được mục tiêu trên, quản trị quốc gia trước hết cần sự thống nhất nhận thức đổi mới tư duy về xây dựng quốc gia số thực chất là cuộc cách mạng về thể chế để nâng cao năng suất và chất lượng, hiệu quả quản trị điều hành kinh tế - xã hội trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Muốn vậy, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, Việt Nam cần tập trung vào hoàn thiện thể chế pháp lý cho việc vận hành chính phủ số, quốc gia số; nâng cao năng lực của bộ máy và đội ngũ công quyền; xây dựng nền tảng hạ tầng số quốc gia; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản trị quốc gia và đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ số vào cung cấp dịch vụ cho chính quyền, người dân, doanh nghiệp.

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình

Ông Bình cũng chỉ ra sáu giải pháp để xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.

Một là, nâng cao nhận thức của mọi chủ thể trong xã hội về khát vọng phát triển quốc gia. Việc thống nhất được khát vọng, tầm nhìn phát triển của dân tộc sẽ thay đổi nhận thức và hành động của các chủ thể, là cơ sở để đoàn kết mọi lực lượng trong xã hội, vượt lên sự khác biệt,

Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng trong tình mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng cần đổi mới, nhằm bảo đảm tính chính trị, cách mạng, hiện đại, thích ứng linh hoạt với thời cuộc.

Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát hệ thống quản trị quốc gia và năng lực quản trị của nhà nước. Năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng phải liên tục nâng cao, thích ứng với tình hình và bối cảnh mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật kiến tạo phát triển. Để xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, Việt Nam cần tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế theo hướng dân chủ, pháp quyền, kiến tạo sự phát triển theo đúng quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tư duy trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật cần đổi mới theo hướng thể chế, chính sách, pháp luật là động lực, là nguồn lực kiến tạo cho sự phát triển.

Việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật cần dịch chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo phát triển. Tư duy “chọn cho” sang tư duy “chọn bỏ” trong hoạch định, thực thi chính sách, pháp luật.

Tư duy “xin - cho”, dễ phát sinh những nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động của cơ quan công quyền cần chấm dứt để chuyển sang tư duy “yêu cầu - đáp ứng” hướng tới sự cung cấp dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng.

Việc thực hiện pháp luật không chỉ là “trách nhiệm công vụ”, mà còn hướng tới phải thấm nhuần tư duy “trách nhiệm phục vụ” người dân, xã hội trong xây dựng và thực hiện pháp luật.

Bên cạnh đó, thể chế, chính sách, pháp luật hướng tới sự hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc là giá trị văn hóa cao nhất, là mục tiêu, khát vọng mong đợi mà mỗi quốc gia muốn đem lại cho mọi người dân trong quá trình tổ chức và thực thi chính sách.

Thể chế, chính sách, pháp luật cần thiết lập và vận hành bộ máy trong hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” nhằm mục tiêu cao nhất là tối đa hóa giá trị tạo ra và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Ngoài ra, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, với phương châm “địa phương quyết - địa phương làm - địa phương chịu trách nhiệm”, nhằm gia tăng tính chủ động của địa phương và tối ưu hóa quá trình ra quyết định.

Song song với đó, cần thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ cương và kỷ luật, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực và “lợi ích nhóm” trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật.

Những giải pháp này sẽ giúp phát huy tối đa sức mạnh của hệ thống chính trị, nâng cao năng lực quản trị của nhà nước và bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền, tạo đà phát triển bền vững và đưa đất nước tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.

Bốn là, nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, không chỉ có năng lực chuyên môn cao, mà còn phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, thể hiện trách nhiệm giải trình trước người dân và xã hội.

Nền công vụ được vận hành bởi đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Đội ngũ cán bộ, công chức trong nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả phải thực sự là tầng lớp tinh hoa, ưu tú của xã hội để quản trị xã hội, có lý tưởng, khát vọng “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

Năm là, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.

Việc khai thác trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các công nghệ tiên tiến sẽ giúp nâng cao năng lực phân tích, dự báo, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, kịp thời.

Sáu là, huy động sự tham gia của các chủ thể vào quản trị quốc gia, để tối đa hóa sức mạnh tổng hợp của xã hội, thúc đẩy quản trị hiệu quả, bền vững.

Để thực hiện điều này, nhà nước cần xây dựng cơ chế pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách.

Mỗi chủ thể trong xã hội theo vai trò, chức năng của mình cùng nỗ lực tối đa đóng góp giá trị cho sự phát triển quốc gia theo phương thức: Xã hội cung cấp nguồn lực, thị trường phân bổ nguồn lực, nhà nước kiến tạo thể chế và điều tiết nguồn lực hợp lý.

Mọi chủ thể đồng lòng, chung sức sẽ tạo nền tảng vững chắc cho khát vọng phát triển quốc gia, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đổi mới ở Việt Nam, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ông Bình nhấn mạnh.

“Móng vuốt của con rồng Việt Nam”  đã sẵn sàng chinh phục kỷ nguyên mới ?

“Móng vuốt của con rồng Việt Nam” đã sẵn sàng chinh phục kỷ nguyên mới ?

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Chuẩn bị đánh dấu cột mốc 30 năm cùng tâm thế sẵn sàng chuyển mình mạnh mẽ, Tập đoàn CT Group đã quyết định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Slogan “Nhà phát triển đô thị toàn diện”, các sứ mệnh và giá trị cốt lõi vẫn là kim chỉ nam xuyên suốt của Tập đoàn trong hành trình tiếp theo.
“Móng vuốt của con rồng Việt Nam”  đã sẵn sàng chinh phục kỷ nguyên mới ?

“Móng vuốt của con rồng Việt Nam” đã sẵn sàng chinh phục kỷ nguyên mới ?

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Chuẩn bị đánh dấu cột mốc 30 năm cùng tâm thế sẵn sàng chuyển mình mạnh mẽ, Tập đoàn CT Group đã quyết định thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Slogan “Nhà phát triển đô thị toàn diện”, các sứ mệnh và giá trị cốt lõi vẫn là kim chỉ nam xuyên suốt của Tập đoàn trong hành trình tiếp theo.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình

Leader talk -  3 ngày

TheLEADER trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhận thức về kỷ nguyên vươn mình và giải pháp tạo sự phát triển đột phá

Nhận thức về kỷ nguyên vươn mình và giải pháp tạo sự phát triển đột phá

Leader talk -  5 ngày

Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới được xác định là Đại hội XIV của Đảng, thời điểm Việt Nam hoàn thành xuất sắc công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu vĩ đại; cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế nâng lên rõ rệt.

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Diễn đàn quản trị -  1 tháng

Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  24 phút

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Tiêu điểm -  6 giờ

Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Phát triển bền vững -  7 giờ

Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.