Tiêu điểm
Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh gấp 2 lần xuất khẩu
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nhanh gấp 2 lần kim ngạch xuất khẩu khiến cán cân thương mại hàng hóa nửa đầu năm nay ước tính nhập siêu 1,47 tỷ USD.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã tác động đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu tháng 6 đã giảm nhẹ so với tháng trước, tuy nhiên vẫn tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cũng duy trì được đà tăng trưởng cao 32,2%, ước đạt 316,73 tỷ USD, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu nhanh gấp 2 lần kim ngạch xuất khẩu khiến cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 1,47 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,01 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,54 tỷ USD. Riêng tháng 6 ước tính nhập siêu 1 tỷ USD.
Xuất khẩu trong nửa đầu năm nay đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 16,8%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 33%, chiếm 74%.
Riêng tháng 6, xuất khẩu đạt 26,5 tỷ USD, tăng nhẹ 1,2% so với tháng 5.

Từ đầu năm đến nay đã có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD chủ yếu thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gồm điện thoại và linh kiện (doanh nghiệp FDI chiếm 99,2%); điện tử, máy tính và linh kiện (98,1%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (92,6%); dệt may (63,5%); giày dép (82,4%).
Về cơ cấu, nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 29,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm hơn 53% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh nhất 31,2%. Nhóm nông, lâm sản tăng 15,8%, nhóm thủy sản tăng 12,4%.
Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 30,2%, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,5%, chiếm 65%.
Riêng tháng 6, nhập khẩu đạt 27,5 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng 5.

Kể từ đầu năm đến nay có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 87% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 6 tỷ USD.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng mạnh nhất 36,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 94% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính tăng 28% và chiếm 6,1%.

Trong nửa đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với 42,6% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc tăng 24%; EU tăng 17,4%; ASEAN tăng 26%; Hàn Quốc tăng 14,7%; Nhật Bản tăng 7%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Hàn Quốc tăng 21%; ASEAN tăng 47,7%; Nhật Bản tăng 12,3%; EU tăng 16,3%; Hoa Kỳ tăng 9,5%.
Trong đó, 6 tháng qua xuất siêu sang EU tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc tăng 90,3%; nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 26,2%; nhập siêu từ ASEAN tăng 122,2%.
Xúc tiến xuất khẩu vẫn 'chạy' trong đại dịch
Startup xuất khẩu lao động được 3 Shark cùng đề nghị đầu tư
Nhìn lại Việt Nam, startup nhận thấy đất nước mình đang có nguồn nhân lực dồi dào. Vì vậy, VNG Education 21 đã ra đời để làm cầu nối giữa Việt Nam và Đức.
Xúc tiến xuất khẩu vẫn 'chạy' trong đại dịch
Các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại đang tích cực phối hợp tổ chức các hình thức kết nối giao thương, quảng bá hàng Việt Nam ở nước ngoài.
Thông quan luồng xanh đối với quả vải xuất khẩu
Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh biên giới phía Bắc ưu tiên thông quan luồng xanh đối với quả vải xuất khẩu và khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức chính ngạch.
Để xuất khẩu có thương hiệu vào Mỹ
Việc xuất khẩu có thương hiệu vào Mỹ sẽ giúp xoá bỏ tâm lý nhược tiểu bấy lâu nay của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.