Kinh doanh có trách nhiệm vì người tiêu dùng

Tùng Anh Thứ hai, 13/03/2023 - 14:11

Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm vì người tiêu dùng cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Lãnh đạo Bộ Công thương thăm các gian hàng trong lễ phát động ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Với chủ đề “Thông tin minh bạch - tiêu dùng an toàn", ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 vừa được Bộ Công thương chính thức phát động. Các doanh nghiệp đã cùng tham gia, thể hiện tinh thần hưởng ứng kinh doanh có trách nhiệm vì quyền lợi của người tiêu dùng thông qua việc cùng nhau hưởng ứng thực hiện "Bộ Quy tắc hướng dẫn kinh doanh có trách nhiệm vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử".

Chủ đề này cũng nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên môi trường trực tuyến. 

Đây cũng là lời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người tiêu dùng được thực hiện đầy đủ quyền được cung cấp thông tin, đảm bảo đưa ra các quyết định đúng và an toàn.

Lễ phát động cũng là một trong những hoạt động trọng tâm của Bộ Công thương trong năm 2023 trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng” cũng được khai mạc và kéo dài tới ngày 13/3; Giải chạy “Vì quyền lợi người tiêu dùng” lần đầu tiên được tổ chức với sự tham gia của hơn 1.000 vận động viên sẽ được tổ chức vào sáng ngày 11/3.

Trong suốt năm 2023, hàng loạt hoạt động khác cũng sẽ được tổ chức để nâng cao và thúc đẩy hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước. Qua đó, từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh, phát triển.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, trong năm qua, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Điều đó cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Ông Tân đánh giá, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong năm 2022 đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Thứ nhất, trình Quốc hội xem xét và cho ý kiến lần đầu đối với Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, được nhiều cơ quan, đại biểu Quốc hội đánh giá cao về nội dung và chất lượng.

Thứ hai, việc triển khai chỉ thị số 30 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được các Ban Đảng quan tâm chỉ đạo và đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện.

Thứ ba, tiếp tục mở rộng hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838, tăng số lượng đầu mối tổng đài lên 52 điểm trên phạm vi cả nước, tạo nền tảng tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng đồng thời, cung cấp thông tin đầu vào để xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ tư, hàng triệu người tiêu dùng đã được bảo đảm quyền lợi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, giám sát các vụ việc thu hồi sản phẩm có khuyết tật và các giao dịch trên môi trường thương mại điện tử.

Thứ năm, hàng triệu người tiêu dùng đã được tiếp nhận các thông tin, kiến thức, kỹ năng về tiêu dùng thông qua các phương thức tuyên truyền hiện đại và phù hợp. Công tác hợp tác quốc tế đã được khai thác chủ động, thường xuyên để tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Công thương cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có những hành động tạo được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, đáng lưu ý là các vấn đề liên quan đến tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, cơ chế thực thi, phát huy sự chủ động của người tiêu dùng, khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp cũng như hội nhập quốc tế.

Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Tiêu điểm -  1 năm
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên cơ sở cân bằng, hài hòa với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp là tinh thần xuyên suốt việc xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Tiêu điểm -  1 năm
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên cơ sở cân bằng, hài hòa với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp là tinh thần xuyên suốt việc xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
3 xu hướng trong hành vi người tiêu dùng Việt

3 xu hướng trong hành vi người tiêu dùng Việt

Tiêu điểm -  1 năm

Sự lạc quan của người tiêu dùng đang trên đà hồi phục, đi kèm với đó là sự trở lại mạnh mẽ đối với các hoạt động mua sắm nhưng chuyển hướng sang chi tiêu tuỳ thích cho giải trí và phong cách sống thay vì tích trữ mặt hàng thiết yếu, chú trọng chất lượng và thương hiệu thay vì chỉ tập trung vào giá và tiếp tục chuyển dịch sang các kênh mua hàng hiện đại.

Đề xuất xử lý người tiêu dùng cố ý hạ bệ uy tín người kinh doanh

Đề xuất xử lý người tiêu dùng cố ý hạ bệ uy tín người kinh doanh

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Thông thường, trong công cuộc bảo vệ người dùng, đối tượng bị xử lý hầu hết là các tổ chức kinh doanh, nhà cung cấp. Trong khi đó, trên thị trường, một số người tiêu dùng đang lợi dụng quyền hạn của mình để nói sai sự thật, hạ bệ nhà cung cấp nhưng pháp luật lại chưa có chế tài để xử lý.

‘Thương hiệu nông sản có được từ niềm tin của người tiêu dùng’

‘Thương hiệu nông sản có được từ niềm tin của người tiêu dùng’

Tiêu điểm -  2 năm

Đây là ‘chân lý’ mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhấn mạnh khi nói về việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

Người tiêu dùng Việt ngày càng hiện đại, bớt ‘sính ngoại’

Người tiêu dùng Việt ngày càng hiện đại, bớt ‘sính ngoại’

Tiêu điểm -  2 năm

Sự mở rộng nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử cho thấy người tiêu dùng Việt đang thâm nhập ngày càng sâu vào quá trình số hóa. Cùng với đó, các thương hiệu nội địa được ưu tiên nhiều hơn.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  22 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.