Kinh doanh hậu Covid-19: Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn 'chờ đợi và theo dõi'

Quỳnh Chi Thứ sáu, 17/07/2020 - 13:50

40% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát của Tập đoàn phần mềm SAP cho biết vẫn giữ quan điểm “chờ đợi và theo dõi”, chưa có bất kỳ sự chuyển đổi đáng kể nào trong bối cảnh của đại dịch Covid-19.

60% doanh nghiệp Việt tham gia khảo sát của SAP đã bắt đầu thay đổi chiến lược kinh doanh. Ảnh minh hoạ

Có tới 63% trong số 4.500 lãnh đạo doanh nghiệp tại Đông Nam Á tham gia một khảo sát mới đây của SAP đã nhận thấy những thay đổi về hành vi cũng như động lực mua sắm của khách hàng kể từ đầu năm nay.

Mặc dù 21% doanh nghiệp không chắc chắn hoặc thiếu hiểu biết về những thay đổi liên quan đến nhu cầu của khách hàng. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Đông Nam Á vẫn khá thận trọng và bảo thủ về việc chuyển đổi số, với rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách phòng thủ cùng quan điểm cho rằng những gián đoạn đến từ Covid-19 sẽ dần biến mất trong thời gian tới.

Tại thị trường Việt Nam, có tới 61% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát đã nhận thấy những thay đổi về hành vi cũng như động lực mua sắm của khách hàng kể từ đầu năm nay. 

Trong khi đó, có 22% doanh nghiệp cho biết chưa thấy bất kỳ thay đổi nào, 16% vẫn không chắc chắn về những thay đổi liên quan đến nhu cầu của khách hàng.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu làm quen với nền tảng thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến, các doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn lo lắng về chi phí triển khai của các nền tảng số và điều chỉnh hoạt động để đáp ứng nhu cầu đột ngột gia tăng. 

SAP cho biết, khoảng 20% ​​doanh nghiệp tại Đông Nam Á nhận thấy họ cần phải điều chỉnh các chiến lược về trải nghiệm khách hàng để đáp ứng sự mong đợi và nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng trên các nền tảng.

Chuỗi cung ứng và vận hành cũng là những vấn đề mà các doanh nghiệp đang theo dõi chặt chẽ, với 22% doanh nghiệp cho rằng sẽ có sự thay đổi đáng kể trong tương lai. 

Bên cạnh việc thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, chuỗi cung ứng đã thay đổi đáng kể khi áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc trong thời gian giãn cách xã hội, dẫn đến việc đình trệ các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp.

Chuyển đổi mô hình kinh doanh hậu Covid-19

Khi các doanh nghiệp dần dần làm quen với trạng thái kinh tế mới sau đại dịch, những lo lắng và bất ổn về khả năng sống sót và triển vọng tăng trưởng dài hạn đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. 

Hơn 80% nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á được khảo sát cho rằng sẽ có những tác động lớn dẫn đến thay đổi đáng kể trong mô hình kinh doanh hoặc hoạt động của họ, trong khi chỉ 1% cho rằng doanh nghiệp vẫn sẽ hoạt động như trước đây về lâu dài.

Tại Việt Nam, có tới 60% doanh nghiệp được khảo sát đã bắt đầu thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm đối phó với “thực tế mới” do Covid-19 gây ra. 

Tuy nhiên vẫn còn 40% doanh nghiệp giữ quan điểm “chờ đợi và theo dõi”, với hy vọng mọi thứ sẽ trở lại bình thường như cũ mà chưa có bất kỳ sự chuyển đổi đáng kể nào trong doanh nghiệp.

Bà Rachel Barger, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SAP Đông Nam Á cho biết, đại dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế thế giới phải trải qua giai đoạn "tạm dừng” trước khi bắt đầu giai đoạn “hồi phục”. 

Cuộc đua về năng lực cạnh tranh đã tái khởi động và các quốc gia sẵn sàng tăng tốc ngay bây giờ sẽ khiến nhiều đối thủ bị bỏ lại phía sau.

“Đối với các quốc gia và doanh nghiệp vẫn còn chủ quan và thụ động, họ sẽ bị bỏ lại phía sau, và thậm chí sẽ trở nên lạc lõng trong một thế giới mới. Khi các doanh nghiệp tính toán lại chiến lược dài hạn, điều quan trọng là họ phải tránh xa kỳ vọng trở lại trạng thái bình thường như trước đây", bà Rachel Barger nhìn nhận. 

Lãnh đạo SAP cũng cho rằng, trong trạng thái thực tế mới, các doanh nghiệp thông minh có thể "làm nhiều hơn, tốn ít sức hơn", mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc, đồng thời phát minh ra các mô hình kinh doanh và nguồn thu mới.

SAP: Doanh nghiệp chủ quan sẽ bị lạc lõng trong một thế giới mới 1
Bà Rachel Barger, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SAP Đông Nam Á

Kỷ nguyên số đang phát triển thành một kỷ nguyên "thông minh”, trong đó các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức mới khi các sáng tạo số đang phá vỡ những phương thức kinh doanh truyền thống và hình thành các quy tắc mới trên thương trường. 

Các công ty chiến thắng là những công ty đã dũng cảm chuyển đổi và đổi mới. Điều này càng được khẳng định rõ nét hơn trong thế giới “đột phá số thức” (digitally disruptive) hiện nay, và đại dịch Covid-19 đã góp phần đẩy mạnh xu hướng này.

Khi không thể quay trở lại với trạng thái kinh doanh như trước đây, các lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực đang điều chỉnh những ưu tiên của tổ chức với hướng đến chuyển đổi kinh doanh, tăng cường sự tương tác với khách hàng, nâng cao hiệu quả của các quy trình hoạt động, đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, và gia tăng khả năng chịu đựng và tái định hình chuỗi cung ứng.

Theo Tập đoàn tư vấn Boston, các doanh nghiệp có hiệu suất cao đồng thời có khả năng giải quyết thành công các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế lớn đều áp dụng một mô hình tương tự, cho phép họ chiến thắng trong và sau thời kỳ suy thoái trong quá khứ.

Các công ty có hiệu suất cao đã thành công trong việc cải thiện doanh thu và lợi nhuận thông qua những phương pháp chủ động, đồng thời coi thời kỳ suy thoái như một cơ hội để đẩy mạnh công tác chuyển đổi quy mô lớn như chuyển đổi số.

Trước cuộc khủng hoảng Covid-19, công nghệ được ứng dụng chủ yếu với mục đích cắt giảm chi phí và gia tăng năng suất, hướng tới mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 

Khi doanh nghiệp thích nghi với thực trạng mới do dịch bệnh gây ra, vai trò của công nghệ sẽ phải phát triển. 

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng phục hồi nhờ sự nhanh nhạy; tăng trưởng kinh doanh và nâng cao năng suất với sự minh bạch về doanh thu và lợi nhuận; hành động bền vững bằng cách giảm lượng khí thải carbon, giảm thiểu chất thải và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

Vai trò ‘đại đô đốc’ của hội đồng quản trị trong khủng hoảng

Vai trò ‘đại đô đốc’ của hội đồng quản trị trong khủng hoảng

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Trong bối cảnh công ty gặp khủng hoảng như dịch Covid-19, HĐQT nên lùi lại một bước để thấy rõ bức tranh toàn cảnh, sẵn sàng hỗ trợ ban điều hành nhằm giúp doanh nghiệp thắng cả cuộc chiến chứ không chỉ một trận chiến.
Vai trò ‘đại đô đốc’ của hội đồng quản trị trong khủng hoảng

Vai trò ‘đại đô đốc’ của hội đồng quản trị trong khủng hoảng

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Trong bối cảnh công ty gặp khủng hoảng như dịch Covid-19, HĐQT nên lùi lại một bước để thấy rõ bức tranh toàn cảnh, sẵn sàng hỗ trợ ban điều hành nhằm giúp doanh nghiệp thắng cả cuộc chiến chứ không chỉ một trận chiến.
Chuyển đổi mô hình kinh doanh hậu Covid-19

Chuyển đổi mô hình kinh doanh hậu Covid-19

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Xem xét lại các ưu tiên chiến lược, tái xây dựng cấu trúc chi phí nhờ xác định những điểm khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành mới là ba điểm nhấn để doanh nghiệp chuyển dịch mô hình kinh doanh và cấu trúc chi phí thành công để tăng cường sức bền và tính linh hoạt.

Việt Nam chậm chạp chuyển đổi số

Việt Nam chậm chạp chuyển đổi số

Khởi nghiệp -  4 năm

Thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số, hoặc các thách thức về văn hóa doanh nghiệp vẫn là những điểm yếu trong công cuộc chuyển đổi số.

Những sai lầm khi tái cấu trúc doanh nghiệp

Những sai lầm khi tái cấu trúc doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Tái cấu trúc không phải là cắt giảm nhân sự mà là tổ chức lại doanh nghiệp theo một cách khác để phù hợp và hiệu quả hơn.

Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'

Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'

Tiêu điểm -  4 năm

Trong bối cảnh "bình thường mới", câu hỏi mà các doanh nghiệp đều băn khoăn đó là: Làm thế nào để sống sót và hướng đến một tương lai mới thịnh vượng hơn?

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".