Diễn đàn quản trị
Kinh nghiệm vượt khủng hoảng từ một doanh nghiệp Singapore
Đối mặt với một trong những sự kiện thách thức lớn nhất từng gặp phải trong suốt lịch sử, BHS Kinetic xác định phải linh hoạt và sáng tạo hơn để làm chủ tình hình thay vì bị Covid-19 kiểm soát. Đó là một hành trình sáng tạo và học hỏi hàng ngày.
Đối mặt với cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây nên, ban lãnh đạo Công ty BHS Kinetic (Singapore) hiểu được rằng cả BHS Kinetic, cộng đồng doanh nghiệp Singapore và toàn cầu đang đối mặt với một thách thức không thể lường trước.
Với hơn 45 năm kinh nghiệm trong ngành logistics, họ hiểu rằng, không ai có thể lập kế hoạch cho những thứ không biết trước. Tuy nhiên, khó khăn chung nhưng tâm thế đối mặt với khủng hoảng lại phụ thuộc từng doanh nghiệp.
Đại dịch xảy ra, bước đầu tiên mà ban lãnh đạo BHS Kinetic làm là tìm hiểu bản chất của cú sốc vừa xảy đến, từ đó, xác định những khó khăn phải đối mặt.
Đó là khó khăn khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí tăng lên, đóng cửa biên giới, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực giữa các quốc gia ASEAN, cộng thêm đó là tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Trong đó, việc tuyển dụng nhân lực phù hợp là một bài toán khó trong bối cảnh đại dịch. Theo ông Mark Chin, Chánh văn phòng BHS Kinetic, rất khó để có thể cạnh tranh trong việc thu hút người lao động phù hợp trong và ngoài nước trong khi số lượng nhân sự của công ty này ở Singapore còn khá ít.
“Chúng tôi cũng nhận ra rằng, các mô hình hoạt động của chúng tôi so với các đối thủ cạnh tranh thì đang hơi bị lạc hậu. Trước Covid-19 hoạt động tốt nhưng nay phải điều chỉnh”, ông Mark Chin chia sẻ.
Sau khi tìm ra được bản chất vấn đề cũng như các thách thức phải đối mặt, ban lãnh đạo BHS Kinetic đã đưa ra nhiều giải pháp để xử lý.
Đầu tiên là đa dạng hóa các phân khúc đối tác cung ứng, đào tạo lại lực lượng lao động, hỗ trợ tăng cường sức mạnh đối tác. Công ty này xác định phải tăng cường sử dụng công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số để giảm thiểu chi phí và tổ chức lại các hoạt động kinh doanh.
“Covid-19 là một trong những thách thức lớn nhất mà BHS gặp phải trong suốt lịch sử. Điều này yêu cầu chúng tôi phải linh hoạt và sáng tạo hơn để làm chủ tình hình thay vì bị Covid-19 kiểm soát. Chúng tôi học hỏi và sáng tạo hàng ngày. Đó là một hành trình liên tục”, ông Mark Chin nói.
BHS Kinetic cho thành lập uỷ ban thường trực về Covid -19, xây dựng các quy trình làm việc an toàn, quy trình chuẩn (SOP). Công ty này tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Lao động Singapore về việc phòng, chống Covid-19, đảm bảo khu làm việc, sinh hoạt chung và nhà ở công nhân cũng như các xe tải luôn được khử khuẩn sạch sẽ. Công ty này chuẩn bị phòng cách ly trong các khu làm việc để phòng trường hợp nghi nhiễm.
BHS Kinetic tiến hành áp dụng các khung thời gian làm việc lệch nhau để không có quá nhiều nhân sự làm việc tại chỗ; có nhân sự phụ trách các khu vực cụ thể. Mỗi ngày, mỗi người làm cùng một vị trí, hạn chế di chuyển, đảm bảo duy trì giãn cách xã hội…
Những việc nhỏ nhất cũng đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình sống chung với Covid.
“Trong suốt hai năm qua, chúng tôi tự hào là đơn vị không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm Covid-19. Chúng tôi nhận được 20 chuyến thăm khác nhau của Bộ Y tế cùng các đơn vị để học hỏi kinh nghiệm”, ông Mark nói.
Liên quan đến chuỗi cung ứng, BHS Kinetic sử dụng nhà kho ở các vị trí khác nhau và dùng các nhà cung ứng thay thế với chi phí phù hợp.
Công ty này cũng đa dạng hoá chiến lược, mở ra các dịch vụ khác bên cạnh logistics, mở rộng ra các thị trường mới ngoài Trung Quốc như Đài Loan, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
“Chúng tôi cũng mong được mở rộng thêm thị trường và mối quan hệ với các đối tác trong khu vực, trong đó có Việt Nam”, đại diện BHS Kinetic nói trong Hội thảo trực tuyến “Triển vọng kinh tế Việt Nam – Xác định lại khả năng phục hồi kinh doanh giữa bối cảnh Covid-19” do Hội các Nhà quản trị Việt Nam (VACD) và Liên minh kinh doanh Trung Quốc - ASEAN (CABA) phối hợp tổ chức ngày 15/10 vừa qua.
Doanh nghiệp Singapore này cũng tận dụng thời điểm trầm lắng của đại dịch để đào tạo nhân sự ở trụ sở chính cũng như hỗ trợ đối tác để giúp người lao động có đủ năng lực đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong trường hợp không có đủ nhân sự vì ảnh hưởng của Covid-19. Người lái xe có thể phải làm các công việc khác như chuyển phát công cụ từ xe vào nhà kho...
“Chúng tôi quản lý quy mô kinh tế, điều chỉnh quy trình cho tinh gọn để sử dụng tối thiểu lực lượng nhân sự. Chiến lược này đã giúp chúng tôi không bị tác động quá lớn bởi đại dịch”, Chánh văn phòng BHS nói.
BHS Kinetic cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng chống Covid-19 với việc áp dụng quét mã QR kiểm soát người ra vào công ty; triển khai các hoạt động ảo hóa để phục vụ công tác đào tạo, lập quy trình đánh giá khi chuyển sang phương thức làm việc từ xa, xây dựng các nền tảng quản lý dữ liệu và chăm sóc khách hàng trên môi trường số.
Hướng tới phát triển trong tương lai, đại diện BHS Kinetic cho biết sẽ tận dụng những thứ sẵn có để tạo kết quả tốt, tận dụng các cơ hội để tạo sự chuyển đổi mạnh mẽ như câu nói “nếu đời cho ta một quả chanh, hãy pha thành ly nước chanh”.
Công ty này sẽ áp dụng công nghệ mạnh mẽ hơn, quản lý dữ liệu tốt hơn, tái thiết kế tổ chức và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Về công nghệ, chúng tôi tạo hệ thống quản lý dữ liệu, tạo hệ sinh thái với các ứng dụng thông minh, sau đó chuyển đổi cả hệ thống dữ liệu, hợp tác với các đối tác để mở rộng cơ hội trên thị trường”, ông Mark Chin cho biết.
Đại diện BHS Kintec đánh giá, ngành logistics trong thời gian tới sẽ có nhiều sự thay đổi, đặc biệt sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trước nay vốn không mấy quan tâm việc giành giật “miếng bánh” trên thị trường. Việc doanh nghiệp chuyển mình và nâng cấp bản thân là cấp thiết để thích ứng với bối cảnh mới.
‘Tinh thần Việt Nam’ trong mắt nhà đầu tư nước ngoài
Logistics không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế số ở Đông Nam Á
Dịch vụ logistics tại các quốc gia Đông Nam Á đang trở nên đuối sức, khó có thể đáp ứng nhu cầu khi công nghệ số phát triển mạnh mẽ tại khu vực này.
Tiềm năng và thách thức của ngành logistics Việt Nam
Với tổng doanh số xuất nhập khẩu hàng năm lên đến vài trăm tỷ USD và hàm lượng giá trị chế biến còn thấp nên tỷ trọng giá vận chuyển rất cao, trong khi 80% ngành vận tải logistics viễn dương nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức to lớn của ngành logistics trong nền kinh tế Việt Nam hướng biển.
Kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics Đông Nam Á
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch công ty logistics (Starlinks), nhiều doanh nghiệp đang đầu tư hàng tỷ USD với mong muốn đưa Việt Nam trở thành trọng điểm logistics của khu vực, tận dụng những thành tựu của chuyển đổi số.
Nhu cầu logistics tăng mạnh trong đại dịch
Ngành hậu cần tiếp tục ghi nhận nhu cầu lớn bất chấp những khó khăn từ đại dịch Covid-19.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.