Diễn đàn quản trị
Làm thế nào để chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị doanh nghiệp?
Để chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần cân nhắc việc đưa thành viên độc lập từ bên ngoài vào, đồng thời xây dựng được một quy trình quản trị doanh nghiệp minh bạch, hiệu quả.
Trước bài toán chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị (HĐQT) đang đặt ra với hầu hết các doanh nghiệp gia đình có tham vọng muốn phát triển và mở rộng kinh doanh hiện nay, chuyên gia Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP. HCM, Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp Sài Gòn cho rằng, đây là yêu cầu thiết yếu của mỗi doanh nghiệp.
Theo ông Dũng, về mặt khái niệm, chuyên nghiệp chính là sự chuyên biệt và tập trung hơn. Chuyên nghiệp hoá HĐQT bao gồm việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của ban quản trị, ban điều hành, các cổ đông và thẩm quyền tương ứng của từng vị trí đó. Họ phải dành toàn tâm toàn ý cho những nhiệm vụ của mình.
Trong khi đó, tại các hầu hết các doanh nghiệp gia đình hiện nay, các thành viên đang kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ, vừa làm chức năng chủ sở hữu vốn, điều hành kinh doanh, vừa là thành viên HĐQT doanh nghiệp.
Điều này sẽ khiến các thành viên tham gia điều hành công ty không đáp ứng được yêu cầu về quỹ thời gian cũng năng lực điều hành, quản trị doanh nghiệp và chỉ phù hợp khi doanh nghiệp phát triển ở quy mô nhỏ.
Đến một giai đoạn nào đó, doanh nghiệp buộc phải thay đổi và loại bỏ sự không chuyên nghiệp này, có như vậy doanh nghiệp mới để có thể tiếp tục phát triển đi lên, vị chuyên gia này nhận định.
Để chuyên nghiệp hoá HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp Sài Gòn cho rằng, các doanh nghiệp hiện nay nên xây dựng quy trình quản trị đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động minh bạch, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc việc đưa thành viên độc lập từ bên ngoài vào trong HĐQT. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng việc đưa thành viên độc lập vào HĐQT sẽ làm mất đi những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, văn hoá công ty, điều này là hoàn toàn không đúng. Ngược lại, thành viên độc lập còn mang lại những giá trị mạnh mẽ hơn, giúp nâng cao năng lực, bổ sung năng lực hoạt động của HĐQT.
Mặt khác, về khía cạnh pháp lý, chuyên gia Tiến Dũng cho rằng, ở Việt Nam hiện nay Luật Doanh nghiệp không bắt buộc doanh nghiệp phải có thành viên độc lập trong HĐQT, nhưng trong Luật Chứng khoán, khi đưa lên sàn, doanh nghiệp bắt buộc phải có thành viên HĐQT độc lập.
Do đó, về lâu dài, việc đưa thành viên độc lập vào HĐQT là rất cần thiết. Thành viên độc lập này sẽ làm tăng tính minh bạch của doanh nghiệp, không chỉ là vấn đề về quản lý tài chính mà còn minh bạch cả trong việc làm của hội đồng thành viên, ban điều hành, pháp lý hoá những vấn đề về vốn và quản lý vốn. Đảm bảo được tính minh bạch sẽ đem lại những giá trị rất lớn do doanh nghiệp, khi IPO sẽ tạo niềm tin để các doanh nghiệp khác chọn lựa.
Việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp, chuyên nghiệp hoá HĐQT là tất yếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp gia đình. Kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, doanh nghiệp gia đình phát triển đến thế hệ thứ ba chỉ còn một tỷ lệ rất nhỏ.
Nguyên nhân là do trong phát triển, yếu tố gia đình bao hàm những hạn chế rất lớn đối với doanh nghiệp. Do đó, vấn đề chuyên nghiệp hoá, nâng cao năng lực thành viên HĐQT là cần thiết để các thành viên lãnh đạo doanh nghiệp có đủ trình độ năng lực để đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn, tránh những sai lầm nghiêm trọng.
Đồng quan điểm, chuyên gia Johnathan Ooi, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam cũng cho rằng, thành viên độc lập trong HĐQT sẽ là người có kiến thức tổng hợp để có thể đưa doanh nghiệp đến tầm phát triển mới lớn hơn và bền vững hơn.
Khi doanh nghiệp gia đình khó cạnh tranh với các đối thủ, thành viên độc lập trong HĐQT sẽ là một nguồn lực giúp CEO có thể triển khai các chiến lược kinh doanh đúng đắn và thành công, giúp doanh nghiệp có thể có được những vị thế nhất định trong nước và trên toàn cầu.
Thực tế cũng cho thấy khi nhà đầu tư nước ngoài nào Việt Nam, ưu tiên hàng đầu của họ là việc doanh nghiệp đó được quản trị như thế nào, trách nhiệm của HĐQT ra sao. Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có HĐQT chuyên nghiệp. Do đó, việc doanh nghiệp nước ngoài muốn đưa 1 - 2 thành viên độc lập vào để hỗ trợ doanh nghiệp Việt chuyên nghiệp hoá hoạt động cũng là điều dễ hiểu.
Thực tế cũng đã chứng minh, các thành viên độc lập này rất ít có khả năng có thể nắm quyền kiểm soát hoạt động của công ty, nhiệm vụ của họ là đưa ra các tư vấn chiến lược, các đường hướng phát triển giúp CEO, ban điều hành chuyên nghiệp hoá HĐQT, hỗ trợ công ty phát triển một cách bền vững, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam nhận định.
Thành viên độc lập trong HĐQT là mong muốn của nhiều doanh nghiệp gia đình. Tuy nhiên, theo chuyên gia Chu Tiến Dũng, trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang rất khó tìm được các thành viên độc lập phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp do Việt Nam hiện chưa có các nguồn lực sẵn sàng để cung ứng cho doanh nghiệp. Đây sẽ là nhu cầu bức thiết cho việc phát triển trong tương lai.
Để tìm giải pháp cho các doanh nghiệp gia đình trong vấn đề chuyên nghiệp hoá HĐQT, chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 46 của VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) đã đưa lên sóng chủ đề "Doanh nghiệp gia đình - Chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị" để tiếp tục bàn luận, phân tích một cách cụ thể, giúp tìm hướng đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp.
Chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 46 được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (18/3) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (19/3) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
CEO – Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt của Đài Truyền hình Việt Nam. Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh “Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân” trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO – Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.
Chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị của doanh nghiệp: Khó hay dễ?
Hơn 3/4 số nhân viên xin nghỉ không phải vì chán việc, họ chán sếp của mình!
Một cuộc thăm dò của Gallup với hơn 1 triệu nhân viên ở Mỹ cho thấy rằng, hơn 75% người lao động đã tự nguyện từ bỏ công việc mà họ đang làm chỉ vì họ không hài lòng về người quản lý của mình, mặc dù công việc họ rất tốt.
CEO Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh: Để khởi nghiệp bớt… đau thương!
Có rất nhiều doanh nhân thành công khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ có thể học hỏi từ những cố vấn giàu kinh nghiệm và những cuốn sách. Nên tinh thần học hỏi là điều không thể thiếu ở người doanh nhân khởi nghiệp.
Giải quyết tranh chấp thương mại thông minh bằng phương thức trọng tài
Có rất nhiều phương thức cho các doanh nghiệp sử dụng khi xảy ra tranh chấp với đối tác trong kinh doanh, nhưng theo nhiều luật sư, phương thức trọng tài là tiện lợi và thông minh nhất.
“Quốc gia khởi nghiệp” cần nhiều hơn các sân chơi bổ ích về quản trị, kinh nghiệm kinh doanh
Cùng với phong trào khởi nghiệp đang bùng nổ mạnh mẽ, các chương trình đào tạo, hội thảo, show truyền hình nhằm truyền bá kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm quản trị cũng ngày càng thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.