Diễn đàn quản trị
Hơn 3/4 số nhân viên xin nghỉ không phải vì chán việc, họ chán sếp của mình!
Một cuộc thăm dò của Gallup với hơn 1 triệu nhân viên ở Mỹ cho thấy rằng, hơn 75% người lao động đã tự nguyện từ bỏ công việc mà họ đang làm chỉ vì họ không hài lòng về người quản lý của mình, mặc dù công việc họ rất tốt.
Trong những trường hợp như vậy, không thể đổ lỗi cho nhân viên hay sếp, nhưng với tư cách là một người lãnh đạo, quản lý cần nhìn lại bản thân, để tìm câu trả lời tại sao nhân viên của mình lại nghỉ việc?
Dưới đây là bốn cách quản lý có thể khiến cho những nhân viên tài năng muốn từ bỏ vị trí của họ ở các công ty:
1. Khi sếp chỉ như những con rối
Có nhiều nhà quản lý được cất nhắc vào vị trí lãnh đạo trong một độ tuổi chưa thực sự phù hợp, gây nên rất nhiều mâu thuẫn. Chính việc thiếu kinh nghiệm khiến họ chỉ chăm chăm làm thế nào để có thể bảo vệ được vị trí và quyền lợi của mình, luôn bị động và bị “giật dây” trong mọi vấn đề.
Họ chưa bao giờ đứng lên để bảo vệ quyền lợi của nhân viên. Họ chỉ là những con rối và bỏ mặc nhân viên của mình. Chính sự thiếu sót từ một người quản lý có thể làm nhân viên mất hứng thú với công việc mà họ đang theo đuổi.
Richard Branson đã từng nói: “Sự tôn trọng đến từ việc làm thế nào để đối xử tốt với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng những người bạn muốn gây ấn tượng”.
2. Tạo khoảng cách giữa nhân viên và sếp
Có một số người quản lý, khi họ leo lên được vị trí cao, họ ngay lập tức quên nơi họ bắt đầu. Những người này họ muốn tạo ra sự vượt trội, sự khác biệt giữa nhân viên và lãnh đạo.
Thật đáng tiếc cho người quản lý, khi phải làm việc dưới quyền những người có cung cách lãnh đạo như vậy nhân viên lo lắng về các mối quan hệ với sếp nhiều hơn là nâng cao hiệu suất làm việc.
Các nhà lãnh đạo tài ba là những người không bao giờ bỏ mặc nhân viên hoặc khiến cho họ cảm thấy kém cỏi.
3. Không tôn trọng và lắng nghe nhân viên
Họ nghĩ tất cả mọi thứ xoay quanh họ. Một số người bắt đầu thể hiện như thể họ là chủ sở hữu của công ty. Họ không coi trọng ý kiến của người khác, không ghi nhận hoặc không có sự phản hồi lại trước những ý kiến đóng góp từ nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy không được đánh giá cao, những tương tác sẽ ít dần.
Một nhà lãnh đạo tài ba là người luôn biết lắng nghe và chắt lọc những giá trị từ việc lắng nghe người khác. “Người lãnh đạo từ chối lắng nghe sẽ sớm nhận ra rằng cuộc sống của họ bị vây quanh bởi những người không có gì để nói” - Andy Stanley.
4. Thiếu lòng tin với nhân viên
Thường xuyên kiểm soát nhân viên vì thiếu sự tin tưởng là một cách quản lý chưa bao giờ tạo nên hiệu quả trong công việc. Ngược lại, chính sự quản lý khắt khe từ sếp sẽ giết chết sự sáng tạo và lòng nhiệt thành của nhân viên.
Nếu bạn thuê một ai đó, điều đó có nghĩa bạn là tin tưởng vào năng lực làm việc của họ. Khi đó công việc của người quản lý sẽ là thúc đẩy, hướng dẫn và hỗ trợ. Chứ không phải nghi ngờ, theo dõi nhân viên tạo áp lực cho họ.
Một người lãnh đạo chưa làm tốt vai trò, vị trí của họ sẽ tạo ra sự sợ hãi cho nhân viên và khiến cho công việc của họ trở nên khó khăn hơn. Họ trở nên chán nản và hoàn thành công việc một cách đối phó.
Các nhà quản lý không thể mua sự trung thành từ nhân viên, nhưng họ có thể tạo ra điều đó. Nếu bạn muốn nhân viên một lòng vì mình, vì công việc, một điều cần làm là hãy đối xử tốt với họ.
Sếp công ty ở Việt Nam thu nhập vượt trội so với nhiều nước Châu Á
Chuyên gia nhân sự chia sẻ bí quyết cạnh tranh với công ty ngoại ngay trên sân nhà
Những kinh nghiệm thực chiến trước đối thủ cạnh tranh là các công ty đa quốc gia ngay trên sân nhà của ông Đỗ Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Tư vấn và đào tạo Nhân Việt.
5 lý do doanh nghiệp cần luân chuyển nhân sự
Nếu không thay máu, không bơm máu mới vào, thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng dậm chân tại chỗ, hoặc tệ hơn là thụt lùi.
Chọn nhân sự quản lý: Năng lực, mức độ phù hợp... và gì nữa?
Để một nhân sự thành công trong vai trò công việc và tạo được giá trị cho doanh nghiệp sẽ cần hai thứ: Năng lực và Mức độ phù hợp.
Doanh nhân Bùi Hải An: Khi nào cần ”thay máu” nhân sự?
Mô hình tuyển dụng nhân sự với các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn theo cách nào là phù hợp, như thế nào để tạo được động lực phát triển và giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững?
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.