Lấp khoảng trống của thị trường nội y

Quỳnh Chi Thứ bảy, 12/10/2024 - 11:18

Trong khi các thương hiệu nội y quốc tế chiếm lĩnh phân khúc cao cấp tại các thành phố lớn, Hakimi khai thác mảng nội y gia đình với tham vọng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng ở phân khúc phổ thông.

Thị trường nội y Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu từ Statista, với khoảng 100 triệu dân, thị trường tiêu thụ đồ nội y Việt Nam năm nay ước tính đạt 10 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng khá ổn định, dự kiến đạt gần 13 nghìn tỷ đồng vào năm 2029.

Tuy nhiên, xét trên quy mô toàn quốc, vẫn chưa có một thương hiệu nội địa nào được định vị “số 1” trong lòng khách hàng Việt. Trên 70% thị trường vẫn đang là phân khúc hàng cấp thấp tập trung ở các chợ truyền thống, chợ trực tuyến với các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Trong khi đó, các nước lân cận như Thái Lan có Sabina với khoảng 500 cửa hàng, Trung Quốc có nhãn hiệu 100% Feeling với trên 3.000 cửa hàng và đang mở rộng ra nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.

“Thị trường nội y tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được khai thác”, ông Phạm Anh Tuấn, đồng sáng lập Hakimi nhận định.

Tình trạng kinh doanh nội y phổ biến ở các địa phương. Ảnh: Hakimi

Phần lớn thương hiệu nội y trên thị trường tập trung vào giới trẻ với giá rẻ hoặc phân khúc cao cấp với sự thống trị của các thương hiệu nước ngoài như Triumph, Wacoal, Bon Bon, Sabina...

Người tiêu dùng phổ thông gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các thương hiệu nội y chất lượng, giá cả phù hợp với nhu cầu đa dạng của phụ nữ như mặc áo dài, đi tiệc, đi làm công sở văn phòng, hoặc nội y cho người trung niên và trẻ em​.

Các thương hiệu nội y có tên tuổi tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Người tiêu dùng tại thị trường tỉnh thường phải mua sắm trực tuyến hoặc tại chợ truyền thống vốn không đảm bảo chất lượng sản phẩm và không có tính dịch vụ cũng như sự tư vấn chuyên nghiệp.

Trong khi đó, khi mua sắm nội y qua các nền tảng trực tuyến, khách hàng lại không thể thử sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn trong việc lựa chọn kích thước và kiểu dáng phù hợp. Dù có được đổi trả thì người tiêu dùng cũng ngại vì khá mất thời gian.

Từng làm việc trong một tập đoàn lớn về thời trang, ông Tuấn cho biết thêm, một trong những rào cản lớn khi phát triển ngành nội y tại Việt Nam là sự phức tạp trong quá trình sản xuất. Sản xuất áo ngực yêu cầu các công đoạn tinh vi hơn rất nhiều so với các loại áo thông thường như áo phông, polo hay sơ mi.

Chỉ riêng việc sở hữu các bộ khuôn ép phù hợp với ngực người châu Á cũng đã cần sự đầu tư rất lớn về ngân sách và hàm lượng nghiên cứu. Tại Việt Nam, chỉ một số ít nhà máy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu này.

“Một áo ngực phức tạp nhất có thể lên đến 60 công đoạn, nhiều tiểu tiết dù nhìn đơn giản nhưng thực ra rất phức tạp. Thị trường ít nhãn hàng nội y là vì thế”, ông Tuấn cho biết thêm.

Khát vọng trở thành thương hiệu “nội y quốc dân”

Khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc mua sắm nội y, những sản phẩm chất lượng kém, chất liệu không rõ nguồn gốc, không có thương hiệu đang dần bị thay thế mạnh mẽ.

Nhưng khó khăn của thị trường là cơ hội của doanh nghiệp, thay vì cạnh tranh với các hãng lớn, Hakimi lựa chọn con đường riêng là cung cấp các sản phẩm nội y chất lượng phục vụ cả gia đình với mức giá hợp lý, đáp ứng tất cả nhu cầu của người tiêu dùng phổ thông.

Ông Tuấn cho biết, Hakimi đã nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm kiếm nhà cung cấp có thể tạo ra các sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu của phụ nữ Việt Nam.

Nhận thấy các nhà máy lớn chuyên sản xuất cho thị trường châu u sẽ khó giải quyết vấn đề khuôn ngực của người Việt, Hakimi đã hợp tác với một số nhà máy Việt Nam có cổ phần Nhật Bản chuyên về các bộ khuôn ngực cho người châu Á cùng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu chất lượng, an toàn thân thiện với làn da.

Ông Tuấn cho rằng, đây là cơ hội lớn để Hakimi tạo ra sản phẩm phù hợp nhất với thị trường nội địa.

“Sự khác biệt trong hình dáng và kích thước ngực giữa người châu Âu và châu Á đã được Hakimi nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó đưa ra các mẫu áo ngực phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Việc này không chỉ giúp Hakimi giảm sự phụ thuộc vào các nguồn hàng nhập khẩu mà còn gia tăng khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm”, ông Tuấn nói.

Chiến lược phát triển kênh bán của Hakimi tập trung vào mô hình nhượng quyền thương hiệu do có lợi thế về việc am hiểu thị trường bán lẻ ngành nội y tại miền Bắc.

Hakimi đã đóng gói thành công phương thức vận hành bán lẻ tinh gọn, chuyên nghiệp và hiện đại, mô hình tài chính đã được kiểm nghiệm tính hiệu quả với chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận có tính bền vững. Đi kèm đó là dịch vụ bán hàng thân thiện, phù hợp với đặc thù sản phẩm có sự nhạy cảm với người tiêu dùng.

“Việc mở một điểm bán lẻ có tính trải nghiệm, chuyên về hàng nội y giúp Hakimi không chỉ giải quyết nhu cầu tiêu dùng mà còn cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng tận tình. Đây là một trải nghiệm mới mà các kênh bán hàng khác như chợ truyền thống hoặc thương mại điện tử không thể cung cấp”, ông Tuấn cho biết.

Đồng sáng lập Hakimi

Hakimi đang muốn mở rộng hợp tác kinh doanh và tìm kiếm các chủ đầu tư đại lý là những phụ nữ có đam mê với công việc bán hàng thời trang nhưng có ngân sách đầu tư ban đầu thấp để cùng phát triển trong bối cảnh thị trường nội y ở hầu hết các khu vực còn đang rất ít sự cạnh tranh và thiếu nguồn cung chất lượng, chưa đáp ứng được các nhu cầu ngày càng đa dạng, tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của người tiêu dùng.

Một trong những lợi thế lớn khi hợp tác kinh doanh với Hakimi là sự kết hợp giữa công thức vận hành tối ưu của Hakimi cùng với khả năng tận dụng mối quan hệ địa phương, sự hiểu biết về thị trường sở tại của chủ đầu tư đại lý - những người sống và làm việc tại đó, hiểu rõ văn hóa, nhu cầu và sở thích của cộng đồng, giúp việc tiếp cận khách hàng trở nên hiệu quả hơn.

Ông Tuấn cho biết, nhờ mô hình nhượng quyền ưu việt Hakimi đã mở rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn với 31 điểm bán trải rộng tại các huyện, tỉnh, thành phố như Hà Nội, Sóc Sơn, Ninh Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Việt Trì, Hòa Bình, Phổ Yên (Thái Nguyên), Thanh Hóa, Yên Định (Thanh Hóa), Thái Bình. Đặc biệt chỉ trong vòng 9 tháng gần đây đã hợp tác được với 12 đại lý mới.

Chuyển đổi số - Công thức thành công cho cửa hàng bán lẻ hiện đại

Công thức quản lý cửa hàng bán lẻ được Hakimi đóng gói theo phương thức quản trị hiện đại, áp dụng chuyển đổi số triệt để, giúp việc vận hành, kiểm soát, gia tăng lượng khách hàng cũ quay lại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Là một trong các thương hiệu bán lẻ tiên phong trong việc đưa khái niệm “sức khỏe điểm bán” vào hoạt động vận hành, hiển thị chi tiết trên hệ thống báo cáo thời gian thực, Hakimi tự tin với việc phát hiện sớm các “mầm bệnh” khiến doanh thu bị sụt giảm, từ đó đưa ra các giải pháp về truyền thông quảng cáo, đào tạo nhân sự bán hàng, châm chia luân chuyển hàng hóa kịp thời, phù hợp với nhu cầu thị trường.

"Điều này giúp Hakimi quản lý hiệu quả hơn, đặc biệt là tại các điểm bán lẻ xa, nơi mà việc giám sát trực tiếp gặp nhiều khó khăn", ông Tuấn nói.

Công nghệ không chỉ giúp Hakimi phát hiện sớm các vấn đề khiến điểm bán bị sụt giảm doanh số mà còn hỗ trợ trong việc chăm sóc khách hàng sau mua.

Thông qua việc thu thập dữ liệu khách hàng, Hakimi có thể phân loại khách hàng theo nhiều tệp ví dụ như: có ngày sinh nhật trong tháng, 60 ngày chưa quay lại, chuyên mua áo ngực size 38, chuyên mua đồ ren, mới mua quần chưa mua áo, sắp tích lũy thăng hạng...

Hakimi đặt mục tiêu mở 500 điểm bán trên toàn quốc.

Việc phân loại này giúp Hakimi đưa ra các chương trình ưu đãi và đề xuất các sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể, từ đó gia tăng tỷ lệ khách hàng trung thành trên từng điểm bán.

Việc đầu tư vào các công nghệ chăm sóc khách hàng tự động là một thế mạnh lớn của Hakimi so với các thương hiệu bán lẻ khác trên thị trường.

Trong thời gian tới, ông Tuấn cho biết, Hakimi sẽ tiếp tục mở rộng theo mô hình nhượng quyền với mục tiêu phủ kín thị trường trong thời gian ngắn.

Ngành hàng nội y được ví như ngành hàng “tiêu dùng chậm” trong thời trang. Mặc dù thị trường đang đối mặt với nhiều thách thức do suy thoái kinh tế, mảng nội y ít chịu ảnh hưởng so với ngành thời trang do hành vi mua sắm có tính thiết yếu và tính chu kỳ lặp đi lặp lại.

Ông Tuấn nhìn nhận, đây là thời điểm vàng để tìm kiếm vị trí mặt bằng đẹp với mức giá hợp lý.

"Chúng tôi không chỉ muốn tạo ra một thương hiệu nội y có tính chất lượng, uy tín, mà còn muốn biến Hakimi thành một mô hình bán lẻ hiệu quả, có tính tiện ích, có thể nhân rộng ra khắp các tỉnh thành, quận huyện trong cả nước với quy mô trên 500 điểm, đa kênh bán hàng", ông Tuấn chia sẻ.

Startup sinh viên chăm sóc tinh thần cho các ông chủ doanh nghiệp

Startup sinh viên chăm sóc tinh thần cho các ông chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp -  2 ngày
Dù chỉ mới là sinh viên năm ba đại học, nhưng ban điều hành startup MSE đã nhận được vốn đầu tư thông qua việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các doanh nghiệp.
Startup sinh viên chăm sóc tinh thần cho các ông chủ doanh nghiệp

Startup sinh viên chăm sóc tinh thần cho các ông chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp -  2 ngày
Dù chỉ mới là sinh viên năm ba đại học, nhưng ban điều hành startup MSE đã nhận được vốn đầu tư thông qua việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các doanh nghiệp.
Tags:
Tags:
Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine  cho Việt Nam

Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine cho Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tăng cung cấp vaccine cho Việt Nam để có thể duy trì chuỗi cung ứng các thương hiệu thời trang giữa bối cảnh đang bị gián đoạn vì Covid-19.

Doanh nghiệp may mặc 'ngược chiều gió' trong mùa dịch

Doanh nghiệp may mặc 'ngược chiều gió' trong mùa dịch

Khởi nghiệp -  4 năm

Hiện tại đơn hàng của Dony Mask đã hơn 10 triệu chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn kháng giọt bắn, xuất khẩu đi khắp thế giới: Mỹ, Canada, châu Âu, Trung Đông, Singapore, Nhật Bản....

Central Group lên tiếng về việc ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam vào siêu thị Big C

Central Group lên tiếng về việc ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam vào siêu thị Big C

Tiêu điểm -  5 năm

Trước sự phản đối của hàng trăm chủ doanh nghiệp, đại diện Central Group đã lên tiếng giải thích về việc quyết định tạm ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam.

Tự tin vươn mình

Tự tin vươn mình

Leader talk -  46 phút

Chúng ta sẽ có những công trình phát triển dựa chủ yếu trên chính trí tuệ, tài năng, công sức, nguồn lực, ý chí của những người Việt cùng nhau chung tay xây dựng và làm chủ cơ đồ.

TheLEADER phát động quyên góp hỗ trợ tái thiết các điểm trường tại huyện Bát Xát - Lào Cai

TheLEADER phát động quyên góp hỗ trợ tái thiết các điểm trường tại huyện Bát Xát - Lào Cai

Ống kính -  53 phút

Buổi phát động được tổ chức tại Đại hội đại biểu toàn quốc VACD, bước đầu ghi nhận số tiền ủng hộ ngay tại sự kiện là hơn 150 triệu đồng.

Cần có 'văn hoá dữ liệu' trong thời đại số

Cần có 'văn hoá dữ liệu' trong thời đại số

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Dữ liệu được các chuyên gia tham dự VCGForum - Diễn đàn quản trị doanh nghiệp Việt Nam ví như một mỏ vàng, nhưng lại chưa được khai phá hiệu quả.

HSBC, UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

HSBC, UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam được đánh giá lạc quan hơn, nhưng rủi ro còn cao.

Tránh rắc rối khi ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

Tránh rắc rối khi ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Cùng với những cơ hội, các doanh nghiệp đang đối mặt không ít thách thức về pháp lý và quyền riêng tư khi ứng dụng AI vào hoạt động quản trị.

Daewoo E&C dẫn lối dòng vốn ngoại vào bất động sản Thái Bình

Daewoo E&C dẫn lối dòng vốn ngoại vào bất động sản Thái Bình

Bất động sản -  3 giờ

Dự án khu đô thị mới Kiến Giang, TP. Thái Bình là dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư lên đến gần 10.000 tỷ đồng.

TS. Nguyễn Đức Thuận làm tân Chủ tịch VACD

TS. Nguyễn Đức Thuận làm tân Chủ tịch VACD

Tiêu điểm -  15 giờ

Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.