Phát triển bền vững

Mạnh dạn tận dụng cơ hội khởi nghiệp với kinh tế tuần hoàn

Phạm Sơn Thứ hai, 24/10/2022 - 08:53

Startup trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn có thể là chìa khóa giải quyết những khúc mắc giúp hiện thực hóa mô hình này. Ngược lại, cơ hội thành công cho các dự án này cũng đang rộng mở khi kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu.

TS. Bùi Thị Thanh Hương tại tọa đàm Tọa đàm Sáng tạo khởi nghiệp trong xu thế kinh tế tuần hoàn.

Là một sáng kiến nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam của Bộ Khoa học và công nghệ, Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) chính thức được khởi động lần đầu tiên vào năm 2015, cho đến nay đã trở thành sự kiện thường niên lớn nhất của hệ sinh thái startup Việt Nam và khu vực.

Năm 2022, Techfest chính thức giới thiệu Làng kinh tế tuần hoàn, đánh dấu một sự ghi nhận với cơ hội mới mà kinh tế tuần hoàn mở ra cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thực tế, kinh tế tuần hoàn hứa hẹn là sân chơi nhộn nhịp cho cả những doanh nghiệp lâu đời và startup, bởi nội hàm hướng tới phát triển bao trùm và bền vững, lại đang nhận được sự khuyến khích từ phía chính sách.

Thực tế, nhiều dự án khởi nghiệp với chủ đề kinh tế tuần hoàn đã được triển khai và bước đầu đem đến những kết quả khả quan, có thể kể đến Green Connect của doanh nhân Huỳnh Hạnh Phúc nhận được gói hỗ trợ của Mondelēz Kinh Đô và quỹ Tương lai bền vững (Sustainable Futures) của tập đoàn Mondelēz International; startup Equo nhận được gói đầu tư từ các quỹ Nextgen Ventures, Techstars, East Ventures…

Từ ý tưởng đến thực tiễn

Bà Emmanuelle Ledoux, Tổng giám đốc Viện kinh tế tuần hoàn quốc gia Pháp, nhận xét, kinh tế tuần hoàn là một vấn đề thời sự và là yếu tố tiên quyết đảm bảo tăng trưởng kinh tế liên tục trong bối cảnh tài nguyên có hạn và đang dần bị cạn kiệt.

Tuy nhiên, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn không phải điều đơn giản, đặc biệt khi nền kinh tế đã được thiết kế và vận hành từ nhiều năm nay dựa trên triết lý của nền kinh tế tuyến tính, trong đó các nhân tố tham gia vào nền kinh tế luôn cố gắng để sản xuất thật nhiều, bán ra thật nhiều nhằm nâng cao lợi nhuận.

[Longform] Hành trang chuyển sang kinh tế tuần hoàn

Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm thiết kế lại nền kinh tế cũng như chuỗi giá trị theo hướng tuần hoàn, có thể kể đến như giải pháp công cụ chính sách được cả Pháp và Việt Nam áp dụng là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn cũng bắt tay nhau thiết lập chuỗi giá trị tuần hoàn, tiêu biểu là 19 ông lớn ngành hàng tiêu dùng nhanh với Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).

Tuy nhiên, bà Ledoux cho biết, có một khoảng cách không nhỏ giữa ý tưởng và thực tiễn triển khai kinh tế tuần hoàn, nhất là khi yêu cầu “tái thiết kế” có thể gây ra xung đột giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị.

Khoảng cách này là rào cản thực hiện hóa mô hình kinh tế tuấn hoàn nhưng cũng là cơ hội cho các giải pháp, sáng kiến đổi mới sáng tạo, những ý tưởng khởi nghiệp mang tính đột phá.

Nói về khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, theo TS. Bùi Thị Thanh Hương, Giảng viên Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng Trưởng làng Kinh tế tuần hoàn Tech Fest 2022, có 5 xu hướng lớn của mô hình kinh tế tuần hoàn có thể được tận dụng để triển khai ý tưởng startup, bao gồm nông nghiệp theo chiều dọc; tái chế và tái sử dụng; nâng cấp vật liệu; thay thế nguồn cung ứng hữu cơ và giao thông không phát thải.

Bà Hương nhận định, kinh tế tuần hoàn là cơ hội lớn, tuy nhiên startup không phải lúc nào cũng thuận lợi. Thực tế cho thấy, có đến 90% startup thất bại, không thể tiếp tục triển khai.

Nhắn gửi lời khuyên cho cộng đồng startup nói chung và những dự án, ý tưởng khởi nghiệp liên quan đến kinh tế tuần hoàn nói riêng, bà Hương cho biết, công thức cho khởi nghiệp là phải có tính mới, hướng đến cộng đồng nhưng vẫn phải đảm bảo tính khả thi, tức là phải được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận.

Trước bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, dòng tiền bị siết chặt, chi phí vốn tăng cao, dù đứng trước cơ hội lớn là kinh tế tuần hoàn nhưng nhiều startup vẫn tỏ ra e ngại. Nói về điều này, bà Hương chỉ ra, đối với khởi nghiệp, nguồn lực quan trọng không phải là nguồn vốn mà là nguồn lực về đổi mới sáng tạo.

Là một người đã triển khai nhiều dự án khởi nghiệp phát triển bền vững, bà Hương nhắn gửi các bạn trẻ đã và đang có ý tưởng liên quan đến kinh tế tuần hoàn hãy mạnh dạn triển khai, duy trì niềm tin rằng “mình đang làm việc có ích”.

“Khi mình đủ lớn, đủ trải nghiệm thì sẽ có nhiều nguồn lực tìm đến mình. Đó là những tổ chức phát triển như Viện Pháp; USAID; UNDP… hay là cả các doanh nghiệp lớn”, vị chuyên gia Đại học Quốc gia Hà Nội nói.

[Longform] Hành trang chuyển sang kinh tế tuần hoàn

[Longform] Hành trang chuyển sang kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Năm 2022 đặt dấu mốc quan trọng cho sự khởi động của kinh tế tuần hoàn, với việc Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực và Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam chính thức được phê duyệt. Tuy nhiên, để thực sự đưa nền kinh tế bước vào quá trình chuyển đổi tuần hoàn, nhiều yếu tố cần được chuẩn bị.

Điều gì đang chờ đón trên đường đến kinh tế tuần hoàn?

Điều gì đang chờ đón trên đường đến kinh tế tuần hoàn?

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, con đường đến với kinh tế tuần hoàn không hề đơn giản, đòi hỏi sự tham gia của mọi mặt trong nền kinh tế, đặc biệt là vai trò thúc đẩy tiến độ dịch chuyển của Chính phủ.

Cần tạo ra đủ giá trị để 'chạy cỗ máy kinh tế tuần hoàn'

Cần tạo ra đủ giá trị để 'chạy cỗ máy kinh tế tuần hoàn'

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), kinh tế tuần hoàn về bản chất là một mô hình kinh doanh, có thể áp dụng không giới hạn ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này phải tạo ra đủ giá trị thì doanh nghiệp và các bên liên quan mới có động lực tham gia.

Cơ hội khởi nghiệp với kinh tế tuần hoàn

Cơ hội khởi nghiệp với kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo bà Diana Torres, Trưởng phòng Chính sách công Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, kinh tế tuần hoàn là chìa khóa cho sứ mệnh phục hồi kinh tế xanh hậu Covid-19, đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia, các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  1 ngày

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  6 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 tuần

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  46 phút

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan

Tiêu điểm -  50 phút

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.

Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang

Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang

Leader talk -  1 giờ

Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.

Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Bất động sản -  1 giờ

Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.

Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng

Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.

Báo cáo Vietcap hé lộ bức tranh tài chính của VinFast

Báo cáo Vietcap hé lộ bức tranh tài chính của VinFast

Doanh nghiệp -  3 giờ

VinFast dự kiến bàn giao 135.000 xe trong năm 2025, tăng 39% so với năm 2024. Đa phần trong đó được hấp thụ bởi thị trường nội địa.