Tiêu điểm
Miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển
Người nước ngoài khi vào khu kinh tế ven biển sẽ được miễn thị thực có thời hạn tạm trú 30 ngày nếu đáp ứng đủ 4 điều kiện.
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam với tỷ lệ 84% đại biểu tán thành. Luật mới có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020.
Một trong những bổ sung đáng chú ý trong dự án luật mới vừa được Quốc hội thông qua là quy định tại Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam.
Theo đó, ngoài những trường hợp đang áp dụng, luật này mở rộng diện miễn thị thực có thời hạn tạm trú 30 ngày cho những người nước ngoài khi vào khu kinh tế ven biển (hiện cả nước có 18 khu gồm hai huyện đảo Phú Quốc, Vân Đồn) do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ 4 điều kiện.
Gồm có sân bay quốc tế, không gian riêng biệt; ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội; không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
Theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, khi góp ý dự thảo luật, bên cạnh nhiều ý kiến đồng ý với quy định trên, có ý kiến cho rằng cần quy định chặt chẽ, bổ sung điều kiện về khu kinh tế ven biển cho đầy đủ để không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Một số đại biểu đề nghị cân nhắc vì bờ biển Việt Nam dài, sẽ khó khăn trong quản lý và đảm bảo an ninh trật tự; ý kiến khác đề nghị không miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển.
Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận định, quy định miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển với các điều kiện trên là đảm bảo chặt chẽ.
Ngoài ra, luật mới còn bổ sung các trường hợp được chuyển đổi mục đích của thị thực, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo cơ hội việc làm, đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý dự thảo luật, nhiều ý kiến cho rằng quy định này phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài có đủ điều kiện tiếp tục ở lại Việt Nam chuyển đổi mục đích thị thực để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm việc làm, cơ hội đầu tư mà không phải mất thời gian, chi phí để làm thủ tục xuất cảnh rồi nhập cảnh.
%20copy.jpg)
Một trong những sửa đổi đáng chú ý của luật là quy định phân loại thị thực nhà đầu tư trên cơ sở vốn góp thành 4 loại, thay vì quy định chung thị thực cấp cho nhà đầu tư (ký hiệu là ĐT) có thời hạn không quá 5 năm như trước đây.
Theo đó, loại ĐT1 sẽ cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
Loại ĐT2 cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
Loại ĐT3 cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 3 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
Loại ĐT4 cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 3 tỷ đồng.
Thị thực ký hiệu ĐT1 và ĐT2 có thời hạn không quá 5 năm, ĐT3 có thời hạn không quá 3 năm, DT4 có thời hạn không quá 12 tháng.
Khi thảo luận, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định phân loại thị thực nhà đầu tư trên cơ sở vốn góp vì không thống nhất với quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ý kiến khác cho rằng thị thực ĐT4 cấp cho nhà đầu tư có vốn góp dưới 3 tỷ đồng là quá thấp, đề nghị quy định mức vốn góp tối thiểu đối với nhà đầu tư có ký hiệu thị thực ĐT4 hoặc bỏ quy định về thị thực này.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội lý giải, việc phân loại các nhà đầu tư theo mức vốn góp nhằm xác lập chính sách ưu đãi vượt trội để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các dự án đầu tư lớn.
Việc này đồng thời khắc phục được bất cập, vướng mắc trong thực tiễn khi các nhà đầu tư góp vốn thấp lợi dụng quy định cấp thị thực chung cho nhà đầu tư để ở lại lâu dài tại Việt Nam gây ra những hệ lụy về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
Ngoài ra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khẳng định, quy định mức vốn góp (kể cả nhà đầu tư có ký hiệu thị thực ĐT4) trong dự thảo Luật bảo đảm thống nhất với pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Luật Đầu tư không quy định mức đầu tư tối thiểu nên không quy định mức vốn góp tối thiểu của nhà đầu tư cấp thị thực ĐT4 trong Luật này là phù hợp.
Việc quy định thị thực ĐT4 trong luật này là cần thiết gắn với mục đích, nội dung, phạm vi hoạt động tại Việt Nam của số đối tượng này, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Miễn thị thực không phải là đũa thần
Miễn thị thực không phải là đũa thần
Mở rộng miễn thị thực cho du khách là rất cần thiết để phát triển du lịch Việt Nam nhưng không phải yếu tố quyết định.
Xung đột quan điểm về miễn thị thực cho du khách nước ngoài
Trong khi doanh nghiệp kêu gọi miễn thị thực cho du khách quốc tế để du lịch cất cánh thì đại diện cơ quan quản lý nhà nước lại khăng khăng cho rằng thị thực không ảnh hưởng đến dòng khách vào Việt Nam.
Thủ tướng đồng ý tiếp tục miễn thị thực cho 5 nước Châu Âu
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý việc tiếp tục miễn thị thực cho 5 nước Châu Âu trong vòng ba năm tới.
Phó đại sứ Anh: Nguy cơ tăng trưởng du lịch chững lại nếu 'thắt' thị thực
Phó đại sứ Anh tại Việt Nam Steph Lysaght cho rằng nếu Việt Nam có nhiều quy định khắt khe hơn trong việc cấp thị thực, việc sụt giảm số lượng du khách đến trong thời gian ngắn có thể sẽ không diễn ra nhưng về lâu về dài, tốc độ tăng trưởng chắc chắn sẽ chững lại.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng
Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.
Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.
Báo cáo Vietcap hé lộ bức tranh tài chính của VinFast
VinFast dự kiến bàn giao 135.000 xe trong năm 2025, tăng 39% so với năm 2024. Đa phần trong đó được hấp thụ bởi thị trường nội địa.