Mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Vẫn cần nhà nước hỗ trợ

Minh Anh Thứ hai, 18/11/2024 - 12:15

Việc thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại là cơ chế đúng đắn, tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ các vướng mắc.

Việc thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại là cơ chế đúng đắn. Ảnh: Hoàng Anh.

Cửa mở cho các dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Sáng 13/11 vừa qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đỗ Đức Duy đã trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mở rộng đất làm dự án nhà ở thương mại.

Theo đó, Chính phủ đề xuất cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp không phải đất ở, đất khác trong cùng thửa để làm dự án nhà ở thương mại, thí điểm trong năm năm.

Dự án được chọn thí điểm phải được thực hiện tại khu vực đô thị, không thuộc công trình phải thu hồi. Dự án thí điểm cần có tối đa 30% diện tích đất ở tăng thêm trong kỳ quy hoạch (so với hiện trạng sử dụng đất) theo phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai của quy hoạch tỉnh đến 2030.

Trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng với đất có nguồn gốc là đất quốc phòng, an ninh thì cần văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, việc thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại là cơ chế đúng đắn, sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở.

Điều này góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường bất động sản trong thời gian “chờ” tổ chức phát triển quỹ đất của nhà nước chuẩn bị đủ năng lực và nguồn lực phát triển quỹ đất để giao đất, cho thuê đất theo quy định của hành lang pháp lý mới.

Trước đó, từ năm 2014, các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam không được phép trực tiếp nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp từ cá nhân hoặc tổ chức khác để chuyển đổi thành đất ở.

Muốn phát triển dự án nhà ở thương mại, doanh nghiệp buộc phải chờ nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng dự án khu đô thị. Trường hợp doanh nghiệp tự phát triển dự án nhà ở thương mại nhỏ hơn mà không có sự can thiệp của Nhà nước, doanh nghiệp phải sở hữu hoặc nhận chuyển nhượng đất ở hoặc đất ở và đất khác để triển khai dự án nhà ở thương mại.

Nguồn cung nhà ở thương mại sẽ tiếp tục khan hiếm, khi hàng loạt dự án vẫn phải “quây tôn” vì “không có nổi 1 m2 đất ở trong phạm vi xây dựng dự án” và nhiều dự án nhà ở thương mại khác cũng khó có thể triển khai do phần lớn quỹ đất mà doanh nghiệp tạo lập từ nhiều năm trước chủ yếu nằm trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

Trong khi đó, có rất ít doanh nghiệp đủ tiềm lực để phát triển quỹ đất và cạnh tranh đấu thầu, triển khai các dự án khu đô thị, đặc biệt là ở những khu vực có giá đất cao và nhu cầu phát triển lớn.

Khi đó, giá nhà ở sẽ tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp nhỏ khó có cơ hội tham gia vào thị trường, vì không đủ tiềm lực tài chính để mua đất hoặc đấu giá.

Vẫn cần sự hỗ trợ của nhà nước

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở thương mại, là cơ chế đúng đắn.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi và nhận chuyển đổi vẫn cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước.

Bởi việc thỏa thuận với người dân có đất nằm trong quy hoạch đất ở để làm nhà ở thương mại vẫn có thể gặp khó khăn do người dân không muốn chuyển đổi hoặc muốn chuyển nhượng với giá quá cao.

Do đó, trong dài hạn, việc quy định theo hướng nhà nước đóng vai trò là nhà cung cấp quỹ đất lớn nhất, để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua đấu giá hoặc đấu thầu sử dụng đất sẽ là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo thị trường cân bằng trong dài hạn, và nâng cao khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân.

Theo đó, tổ chức phát triển quỹ đất cần rà soát và bố trí tạo lập quỹ đất phù hợp với nhu cầu địa phương. Quỹ đất phát triển nhà ở thương mại cần đủ lớn để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp cạnh tranh.

Quy trình đấu giá với thủ tục cần rõ ràng và công khai thông tin đầy đủ để tránh hiện tượng đầu cơ và giảm áp lực về chi phí đất đối với các doanh nghiệp nhỏ. Bởi trên thực tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn tham gia “cuộc chơi” tiếp cận đất đai minh bạch thông qua đấu giá, đấu thầu.

Cuộc chơi minh bạch hơn này sẽ khiến những chủ thể năng lực yếu kém gần như không còn đất để “diễn”, người dân không còn phải “khốn khổ” khi mua phải các dự án chậm triển khai của doanh nghiệp “tay không bắt giặc”.

Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung đa dạng hơn từ các dự án quy mô lớn, từ đó, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị, giảm áp lực lên hạ tầng công cộng ở khu vực trung tâm và tăng cường sự kết nối giữa các khu vực trong thành phố.

Để tiếp tục tồn tại, các doanh nghiệp quy mô nhỏ phải có chiến lược tăng vốn, huy động vốn từ các quỹ đầu tư/đối tác chiến lược nhằm đáp ứng điều kiện tiếp cận đấu giá, đấu thầu. Hoặc xem xét hình thức hợp tác với các doanh nghiệp khác để tạo nền tảng tài chính vững chắc phát triển dự án trên cơ sở “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Ngoài ra, thay vì cạnh tranh trực tiếp, doanh nghiệp nhỏ có thể tập trung vào các thị trường ngách, phát triển các dự án nhỏ hơn, hướng tới khách hàng với nhu cầu cụ thể như nhà ở giá rẻ, nhà cho thuê hoặc các dự án có quy mô phù hợp với tiềm lực tài chính của mình.

Thí điểm dự án nhà ở không có đất ở: Khơi thông bế tắc pháp lý dai dẳng

Thí điểm dự án nhà ở không có đất ở: Khơi thông bế tắc pháp lý dai dẳng

Bất động sản -  3 tuần
Việc thí điểm cho phép nhà đầu tư sử dụng các loại đất khác không phải đất ở để thực hiện nhà ở thương mại sẽ tháo gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án.
Thí điểm dự án nhà ở không có đất ở: Khơi thông bế tắc pháp lý dai dẳng

Thí điểm dự án nhà ở không có đất ở: Khơi thông bế tắc pháp lý dai dẳng

Bất động sản -  3 tuần
Việc thí điểm cho phép nhà đầu tư sử dụng các loại đất khác không phải đất ở để thực hiện nhà ở thương mại sẽ tháo gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án.
Tự thoả thuận hay thu hồi đất để phát triển dự án nhà ở thương mại?

Tự thoả thuận hay thu hồi đất để phát triển dự án nhà ở thương mại?

Tiêu điểm -  1 năm

Quy định việc nhà nước thu hồi đất hay doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân để phát triển dự án nhà ở thương mại vẫn là một trong những vấn đề tiếp tục gây tranh luận sôi nổi trên nghị trường Quốc hội.

Sửa luật để nhà ở xã hội hết làm khó dự án nhà ở thương mại

Sửa luật để nhà ở xã hội hết làm khó dự án nhà ở thương mại

Bất động sản -  1 năm

Việc bỏ quy định bố trí 20% diện tích đất trong dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội được nhiều chuyên giá đánh giá sẽ là điểm đột phá mới trong chính sách phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Nguy cơ tắc dự án nhà ở thương mại

Nguy cơ tắc dự án nhà ở thương mại

Bất động sản -  3 năm

Nếu quy định "nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở" sẽ làm khó cho doanh nghiệp chỉ có thuần túy đất khác mà không có đất ở.

Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'

Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'

Doanh nghiệp -  1 giờ

Vĩnh Hoàn dự báo tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm, nhờ xuất khẩu khả quan vào mùa cao điểm, và việc tăng tích trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.

Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn

Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Làm thế nào để tối ưu năng suất công việc mà không bị căng thẳng? Hãy tổ chức lại bản thân để giải phóng trí óc, tập trung vào những điều thật sự xứng đáng.

Mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Vẫn cần nhà nước hỗ trợ

Mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Vẫn cần nhà nước hỗ trợ

Bất động sản -  1 giờ

Việc thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại là cơ chế đúng đắn, tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ các vướng mắc.

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tiêu điểm -  1 giờ

TheLEADER trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị tốt nhất nhóm Midcap

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị tốt nhất nhóm Midcap

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tại VLCA 2024, SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất ở nhóm vốn hoá vừa - Midcap và vào Top 10 báo cáo thường niên ngành tài chính.

Việt Nam và Brazil nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam và Brazil nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tiêu điểm -  1 giờ

Việt Nam và Brazil nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.

Vị thế doanh nghiệp Việt trên 'bàn cờ' chuyển đổi xanh toàn cầu

Vị thế doanh nghiệp Việt trên 'bàn cờ' chuyển đổi xanh toàn cầu

Phát triển bền vững -  1 giờ

Bức tranh chuyển đổi xanh tại nhiều doanh nghiệp Việt đã phần nào được làm sáng tỏ thông qua câu chuyện anh thợ kiểm kê khí thải tại sự kiện FPT Techday 2024 tổ chức gần đây.