Phát triển bền vững
Năm thành công nhất của ngành điện gió
2020 là năm phát triển kỷ lục của ngành công nghiệp điện gió toàn cầu. Tuy nhiên, thế giới cần tăng lượng lắp đặt hệ thống nhà máy điện gió lên gấp ba để có thể đạt được mục tiêu khí hậu.
Năm 2020 là năm thành công nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện gió toàn cầu khi có thêm 93GW điện từ các nhà máy mới lắp đặt, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy khả năng hồi phục mạnh mẽ của ngành giữa bối cảnh Covid-19, theo báo cáo điện gió toàn cầu 2021.
Nhờ có các đổi mới công nghệ và những lợi thế kinh tế từ quy mô, thị trường điện gió toàn cầu đã tăng trưởng gần gấp bốn lần trong thập kỷ qua, và tự khẳng định vị thế là một trong những nguồn năng lượng có khả năng cạnh tranh và bền vững nhất trên thế giới.
Trong năm 2020, mức tăng trưởng kỷ lục của ngành là nhờ Trung Quốc và Mỹ gia tăng lắp đặt các công trình điện gió. Hai thị trường điện gió lớn nhất thế giới này đã lắp đặt 75% số lượng nhà máy điện gió mới trong năm ngoái, đồng thời đóng góp hơn một nửa tổng công suất điện gió toàn cầu.
Hiện nay, tổng công suất điện gió trên thế giới đã đạt 743GW, giúp giảm phát thải hơn 1,1 tỷ tấn CO2 một năm – tương đương lượng phát thải hàng năm ở châu Phi.
Tuy là công nghệ năng lượng sạch với tiềm năng loại bỏ các-bon cao nhất trên mỗi MW điện, báo cáo của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đánh giá tốc độ triển khai điện gió hiện tại vẫn không đủ để thế giới đạt được mức trung hòa các-bon vào năm 2050. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách cần có các hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ để mở rộng quy mô điện gió với tốc độ cần thiết.
Theo tính toán của các cơ quan năng lượng quốc tế, thế giới cần lắp đặt tối thiểu 180GW năng lượng gió mới mỗi năm để kìm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đồng thời sẽ cần lắp đặt 280GW hàng năm để đi đúng lộ trình cho mục tiêu không phát thải vào năm 2050.
GWEC kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thực hiện “tình trạng khẩn cấp về khí hậu” để đẩy nhanh hơn quá trình gỡ bỏ các rào cản chính sách, cải cách cơ cấu hành chính để tăng cường và đẩy quá trình phê duyệt và cấp giấy phép triển khai cho các dự án; đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho lưới điện, các trạm điện cũng như hệ thống hạ tầng thiết yếu khác nhằm tạo điều kiện cho các dự án lắp đặt mới tăng tốc.
Bên cạnh đó, GWEC cũng kiến nghị thúc đẩy cải cách thị trường năng lượng để đảm bảo các thị trường này chịu trách nhiệm cho những chi phí xã hội thực sự từ ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo điều kiện chuyển đổi nhanh chóng sang hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo ông Ben Backwell, Giám đốc điều hành của GWEC, người dân và chính phủ trên khắp thế giới đang dần nhận ra rằng chỉ có một cánh cửa cơ hội hẹp để tránh khỏi tình trạng biến đổi khí hậu nguy hiểm.
“Phát triển kỷ lục tại Trung Quốc và Mỹ trong năm ngoái là một tín hiệu đáng khích lệ, nhưng giờ đây chúng ta cần các quốc gia còn lại trên thế giới cũng nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu đề ra”, ông cho hay.
Feng Zhao, trưởng phòng Chiến lược và nghiên cứu thị trường tại GWEC, khuyến nghị ngành công nghiệp điện gió phải bắt tay với chính phủ, cộng đồng cũng như các ngành khác như năng lượng mặt trời, lưu trữ năng lượng và dầu khí để tìm ra giải pháp tăng tốc tiến trình chuyển đổi hiệu quả nhất có thể.
Điện gió đất liền và ngoài khơi sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ các-bon không chỉ electron mà còn cả các phân tử bằng cách thúc đẩy thương mại hóa với các giải pháp chuyển đổi, lưu trữ năng lượng cạnh tranh về chi phí.
Feng Zhao nhận định đây chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu không phát thải trong các ngành khó cắt giảm phát thải như các ngành công nghiệp nặng hay vận tải đường dài, đồng thời cho phép loại bỏ hoàn toàn các-bon khỏi cuộc sống.
Quy hoạch điện VIII: Lối cũ trong bối cảnh mới
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh
Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.
Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai
Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.