Tiêu điểm
Hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam 2019
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 được VEPR dự đoán đạt mức 6,5% tới 6,9%.

Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2019 “Trước ngưỡng cửa kinh tế số” của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được công bố mới đây đã chỉ ra hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay.
Kịch bản thứ nhất dự báo tăng trưởng đạt mức thấp 6,56%, xấp xỉ mục tiêu của Quốc hội đề ra.
Kết quả này có thể xảy ra khi các điều kiện kinh tế thế giới kém thuận lợi do tác động từ sự gia tăng căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Căng thẳng sẽ đem đến những sức ép mới khiến Việt Nam đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng hơn từ thị trường Trung Quốc, gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa khi cả Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam.
Báo cáo giả định xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc chưa đủ linh hoạt để tăng mạnh trong môi trường chiến tranh thương mại.
Kịch bản thứ hai cho thấy sự khả thi hơn với mức tăng trưởng 6,81%, đạt mục tiêu của Quốc hội.
Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra, nhờ dư địa động lực tăng trưởng của 2018, đi liền với những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất của Chính phủ, thể hiện với mức tăng trưởng tương đối cao của các ngành chính gồm công nghiệp và dịch vụ.
Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực chuyển mình trên lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều này được thể hiện trong quý I/2019 khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước cao hơn của khối doanh nghiệp FDI.
Đây là điều khác biệt so với xu thế nhiều năm trước bởi doanh nghiệp FDI luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước.
Về mức giá chung, lạm phát cả năm 2019 được dự báo sẽ trở nên khó kiểm soát hơn và nhiều khả năng có thể lên tới 4 - 5%.
Trong kịch bản đầu tiên, với hoạt động kinh tế chậm hơn dự kiến, lạm phát chỉ đạt mức 4,21%. Trong kịch bản thứ hai, lạm phát cả năm ở mức 4,79%, cao hơn mục tiêu 4% của Quốc hội.
Nguy cơ lạm phát theo kịch bản thứ hai có thể xảy ra nếu có sự cộng hưởng từ cả sức ép lạm phát gia tăng đến từ bên trong và bên ngoài.
Trong nước, các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công cũng như điều chỉnh tăng giá xăng dầu đã được thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ gây áp lực lớn gia tăng lạm phát.
Tính đến hết tháng 4/2019, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng khoảng 2,93% so với cùng kì năm ngoái và đang trong xu hướng đi lên.
Trong khi đó, mức gia tăng này mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tác động từ những điều chỉnh giá của Chính phủ do có độ trễ của chúng.
Bên ngoài, giá dầu thô thế giới có thể tiếp tục tăng do những căng thẳng ở Trung Đông leo thang và nguồn cung thế giới được cắt giảm.
Ngoài ra, khả năng đồng nhân dân tệ bị giảm giá vào cuối năm 2019 dưới sức ép của chiến tranh thương mại có thể khiến VND bị phá giá nhẹ cũng là một nhân tố rủi ro tác động đến mức giá chung trong nước.
Báo cáo khuyến nghị các cơ quan điều hành cần phải tiếp tục theo sát diễn biến giá cả trong nửa sau của năm 2019 nhằm kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước cần duy trì chính sách tiền tệ thận trọng trong thời gian tới nhằm duy trì mức lạm phát không vượt xa khỏi mục tiêu, duy trì ổn định vĩ mô.
Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế
Thủ tướng: Cần tìm cách kích hoạt kinh tế tư nhân bứt phá hơn nữa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, vẫn còn nhiều rào cản trong nền kinh tế cần được tháo gỡ để giúp kinh tế tư nhân phát triển.
Làm sao để kinh tế số Việt Nam thành hình và phát triển?
Mặc dù sở hữu tiềm năng lớn, kinh tế số của Việt Nam vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức, đòi hỏi sự tiên phong của Chính phủ.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.